Suy Thận Độ 1
Suy thận gồm 5 cấp độ tương ứng với các mức độ từ nhẹ đến nặng. Suy thận độ 1 là giai đoạn khởi phát, tuy dễ dàng điều trị nhưng lại rất khó phát hiện. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh ra sao? Sau đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn đọc đang quan tâm.
Suy thận độ 1 là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Thận là cơ quan đảm nhiệm vai trò lọc máu để loại bỏ độc tố, chất thải ra ngoài. Suy thận chính là tình trạng thận đang gặp vấn đề suy giảm chức năng. Bệnh được chia thành 5 cấp độ với những đặc điểm khác nhau, càng cao thì bệnh càng nặng.
Suy thận độ 1 – giai đoạn khởi phát, thời điểm mà các tác nhân gây bệnh bắt đầu tấn công. Lúc này, chức năng thận chỉ hoạt động được 75% so với người bình thường.
Tuy chỉ là giai đoạn đầu nhưng đã có những tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Nếu không ngăn chặn ngay thời điểm này, bệnh sẽ tiến triển nặng lên độ 2, 3, 4 và 5. Một số nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh là:
- Chế độ ăn uống có nhiều chất đạm và chất Purine.
- Nhịn tiểu nhiều.
- Không cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Thói quen ăn mặn.
- Lạm dụng thuốc Tây, đặc biệt là một số loại thuốc không nên sử dụng với thận.
- Căn bệnh này thường gặp ở người cao tuổi, bệnh nhân cao huyết áp, thận đa nang, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn….
Khi đã nắm rõ được nguyên nhân, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh suy thận. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ quá trình điều trị để tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí.
Dấu hiệu suy thận độ 1
Đây là giai đoạn đầu tiên nên người bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng. Bạn có thể nhận biết qua dấu hiệu như cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau nhức lưng, nước tiểu màu hồng cam…
Nếu đi xét nghiệm hoặc chẩn đoán bằng hình ảnh, người bị bệnh sẽ có kết quả:
- Chỉ số creatinin và ure có trong máu tăng bất thường.
- Protein và máu trong nước tiểu nhiều.
- Mức độ tổn thương thận nhẹ.
Suy thận độ 1 được đánh giá là có mức độ nguy hiểm không cao. Tuy nhiên, căn bệnh này diễn biến khá nhanh chóng. Nếu không ngăn chặn ngay từ khi còn nhẹ sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, người bệnh không được chủ quan, nếu nhận thấy một trong những biểu hiện trên thì nên đến bệnh viện để thăm khám.
Cách điều trị bệnh hiệu quả
Việc phát hiện suy thận độ 1 qua những dấu hiệu khá khó khăn. Tuy nhiên, nếu có thể phát hiện sớm thì việc điều trị lại không hề phức tạp. Người bệnh chỉ cần tuân thủ phương pháp điều trị bệnh thận đúng theo chỉ dẫn là có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Dùng thuốc
Ở giai đoạn này, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc gồm:
- Thuốc Tây y: các loại thuốc có công dụng hạ đường huyết, điều hòa huyết áp, lợi tiểu… sẽ được bác sĩ kê đơn. Thuốc Tây y có tác dụng rất nhanh, dạng viên uống tiện lợi. Tuy nhiên người bệnh lại dễ gặp phải tác dụng phụ. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc để tránh gây nguy hiểm và xảy ra tình trạng kháng thuốc.
- Bài thuốc dân gian: chỉ từ các thực phẩm đơn giản như đỗ đen, râu ngô, rau ngổ…, người bệnh có thể cải thiện chức năng thận khá hiệu quả. Những mẹo dân gian dễ tìm nguyên liệu, chi phí rẻ lại dễ thực hiện. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chứng minh hiệu quả. Do đó, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng.
Một số chuyên gia nhận định rằng, người bệnh có thể kết hợp cả Đông – Tây y và mẹo dân gian điều trị bệnh để đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, dù thực hiện bằng cách nào thì người bệnh cũng phải thăm khám và uống thuốc theo đơn được bác sĩ, lương y chỉ định.
Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc, thay đổi liều lượng và thời gian uống. Người bệnh nên tham khảo mức độ uy tín của cửa hàng để đảm bảo không mua phải thuốc giả, kém chất lượng.
Ngoài ra, nếu gặp phải triệu chứng bất thường khi điều trị cần ngừng uống ngay và gặp bác sĩ xử lý ngay. Bên cạnh đó, việc tái khám phải được thực hiện thường xuyên để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Suy thận độ 1 nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị?
Ở giai đoạn 1, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học có tác dụng rất hiệu quả để hỗ trợ điều trị. Cơ thể phải được bổ sung các nhóm dinh dưỡng cần thiết cũng như hạn chế tối đa thực phẩm gây hại cho thận.
Nguyên tắc cần tuân thủ là:
- Mỗi bữa ăn cần tăng lượng ngũ cốc, trái cây, rau quả.
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày.
- Lượng muối chỉ nên duy trì 2 – 4 g/ngày.
- Lượng Natri < 2000 mg/ngày, Kali < 1000 mg/ngày và phospho < 600mg/ngày.
- Chất béo chiếm 20 – 25% tổng năng lượng, tính ra khoảng 40 – 50 g/ngày.
- Năng lượng cần thiết phải duy trì là 1800 – 1900 Kcal/ngày.
- Glucid ở mức 310 – 350 gam/ngày.
- Chỉ nên bổ sung chất đạm khoảng 33g/ngày.
- Carbohydrate phải chiếm 50 – 60% tổng năng lượng
ĐỪNG BỎ LỠ:
Từ nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống trên, bác sĩ chuyên khoa gợi ý một số thực phẩm tốt cần bổ sung là:
- Vitamin, chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây như ớt chuông đỏ, việt quất, nho, táo, bắp cải, súp lơ, tỏi…
- Tinh bột ít đường như khoai lang, bột sắn dây, gạo xay trắng, khoai sọ, miến dong, bún, phở…
- Sử dụng dầu mè, dầu ô liu, đậu nành thay cho mỡ động vật.
Bên cạnh đó, hãy hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm sau:
- Ăn ít thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản và nội tạng động vật.
- Các thực phẩm nhiều chất béo như pho mát, sữa tươi.
- Thức ăn nhanh, đồ đóng hộp.
- Rượu bia, trà đặc, thuốc lá, nước ngọt (đặc biệt là loại có ga), cà phê,…
- Thực phẩm nhiều cay, gia vị nặng.
- Đồ ăn mặn, cho nhiều muối.
Việc duy trì, tạo thói quen thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ điều trị bệnh mà còn tăng cường sức khỏe. Do đó, dù đã khỏi bệnh, bạn vẫn nên chú ý điều chỉnh ăn uống hợp lý.
Chế độ sinh hoạt, tập luyện
Bên cạnh đó, hãy xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh. Bạn không nên làm việc quá sức, căng thẳng, stress kéo dài. Hãy đảm bảo thời gian làm việc không ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
Ngoài ra, hãy thực hiện các bài tập yoga, thể dục thể thao đều đặn. Nó giúp tăng tuần hoàn máu, các cơ quan như tim, thận…khỏe mạnh. Luôn giữ được tinh thần tốt, sẵn sàng đáp ứng phác đồ điều trị.
Biện pháp phòng tránh bệnh suy thận
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn không nên chủ quan, đợi đến khi bệnh tiến triển nặng mới quan tâm đến sức khỏe. Hãy chủ động thực hiện những điều sau để giảm thiểu tối đa mắc suy thận:
- Luôn tuân thủ uống đủ nước hàng ngày, tối thiểu 2-3 lít/ngày và chia thành nhiều lần uống.
- Tạo thói quen tập thể dục, thể thao như yoga, chạy bộ, bơi lội… khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày.
- Có chế độ ăn uống phù hợp, giảm lượng muối và đường trong chế độ ăn.
- Duy trì cân nặng ổn định, tránh béo phì, thừa cân.
- Hạn chế tối đa các chất độc hại như thuốc lá, bia rượu, cà phê…
- Ngủ sớm và đủ giấc, giữ tinh thần luôn thoải mái.
- Không nên căng thẳng, lo âu nhiều để tránh khiến bệnh tiến triển xấu đi.
- Nếu đang điều trị bệnh thì phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
- Thường xuyên đến bệnh viện có chuyên khoa thận kiểm tra tổng thể sức khỏe.
Trên đây là những thông tin quan trọng về suy thận độ 1 cũng như dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị, phòng tránh hiệu quả. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bạn không được chủ quan. Hãy chú ý đến sức khỏe, thăm khám sớm để chữa dứt điểm nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ liên quan đến bệnh.
THÔNG TIN THÊM:
Array
Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và các diễn biến của bệnh. Đối với những người đang có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận, việc đầu tiên nên làm là thực hiện các xét nghiệm thận để có phác đồ điều trị kịp thời. Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Các giai đoạn của bệnh Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Với vai trò...
Xem chi tiếtKhám suy thận ở đâu tốt nhất là vấn đề mà nhiều người bệnh cực kỳ quan tâm. Bởi chỉ khi được kiểm tra và điều trị chất lượng thì bệnh mới nhanh chóng được giải quyết, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay danh sách địa chỉ khám suy thận dưới đây. Những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ thăm khám suy thận Suy thận được hiểu là tình trạng thận suy giảm chức năng hoạt động. Đây là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người...
Xem chi tiếtSuy thận có con được không là điều mà những người mắc căn bệnh này luôn đắn đo. Thực tế, các chuyên gia khẳng định, tuỳ vào mức độ bệnh và thời điểm mang thai mà người suy thận vẫn có khả năng sinh con bình thường. Suy thận có con được không? Suy thận có con được không luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người làm cha mẹ đang mắc căn bệnh này. Khi bị suy thận, chức năng lọc của thận sẽ bị suy giảm và kéo theo nhiều hệ luỵ. Cả nam...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!