Suy Thận Độ 4

Bệnh lý suy thận có 5 cấp, do đó có thể thấy được suy thận độ 4 rất nguy hiểm. Người bệnh phải đối mặt với hệ quả nguy hiểm khó lường. Nếu không kịp thời được bác sĩ điều trị, nguy cơ chuyển sang giai đoạn cuối rất nhanh. Khi đó,  tỷ lệ tử vong rất cao và việc điều trị vô cùng khó khăn. Việc nắm rõ hơn về giai đoạn này sẽ phần nào giúp bạn hạn chế được tác động tiêu cực của bệnh với cơ thể.

Tổng quan về suy thận độ 4

Suy thận độ 4 là bệnh gì? Tình trạng này xảy ra từ những nguyên nhân nào và biểu hiện cụ thể ra sao? Những thông tin sau sẽ giúp bạn đọc nhìn nhận chính xác và đầy đủ.

Suy thận độ 4 là gì?

Suy thận độ 4 được đánh là một cấp độ nguy hiểm của bệnh. Lúc này, các chỉ số xét nghiệm như sau:

  • Độ lọc máu của thận chỉ đạt 15 – 39 ml/phút.
  • Chức năng thận chỉ hoạt động được 10 – 15 % so với người bình thường.

Có thể thấy, thận đã bị ảnh hưởng quá nhiều và gần như không thể phục hồi. Nguy cơ tiến triển sang suy thận độ 5 là rất cao.

Suy thận độ 4 - cấp độ nguy hiểm cận cao nhất 
Suy thận độ 4 – cấp độ nguy hiểm cận cao nhất

Nguyên nhân gây bệnh suy thận độ 4

Suy thận độ 4 xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý về thận như sỏi thận, thận đa nang, viêm cầu thận…
  • Người bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, thận hư, thận yếu… nhưng không được điều trị đúng cách gây ra biến chứng suy thận độ 4
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt như ăn mặn, nhiều thực phẩm có hại, uống ít nước, thiếu ngủ…

Từ những thông tin trên, bạn sẽ biết được cách ngăn chặn những nguyên nhân gây bệnh. Điều này giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cũng như làm giảm tác động của suy thận độ 4 với cơ thể.

Triệu chứng cảnh báo suy thận độ 4

Ở cấp độ 4, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng suy thận cực kỳ rõ rệt như:

  • Tiểu nhiều, nhất là ban đêm.
  • Cảm thấy chán ăn, hay buồn nôn, có thể bị xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Cơ thể luôn trong trạng thái suy nhược, mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Cơ thể phù nề, kèm theo ngứa, nhất là vùng tay và chân.
  • Một số trường hợp nặng còn thấy khó thở, co giật và hôn mê.

Những triệu chứng trên đều là dấu hiệu cảnh báo mức độ nguy hiểm của suy thận độ 4. Do đó, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

Suy thận độ 4 có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Suy thận độ 4 có nguy hiểm không? – Các bác sĩ đã cảnh báo tình trạng này rất nguy hiểm. Nó có thể kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng như:

  • Thiếu máu: ngoài việc lọc máu, thận còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone erythropoietin. Đây là hormone kích thích tủy sản xuất hồng cầu. Do đó, khi bị suy thận, hồng cầu sản xuất ra ít hơn gây thiếu máu. Người bệnh không chỉ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể bị suy nhược mà còn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, tuần hoàn máu não.
  •  Tăng huyết áp: đây là biến chứng mà bất cứ người bệnh nào cũng gặp phải. Huyết áp cao dẫn đến một số hệ lụy như đông máu, tim dày và to ra. Từ đó, người bệnh dễ bị đau tim và đột quỵ.
  •  Rối loạn chuyển hóa: cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải. Lúc này, lượng canxi, phospho, magie, acid uric, hormon cận giáp tăng cao. Nồng độ natri, kali, hormon tuyến giáp và chuyển hóa insullin giảm mạng. Từ đó, người bệnh có thể tử vọng nếu không điều trị kịp thời.
  • Tiểu đường: lượng đường dư thừa bị tích tụ trong cơ thể gây ra đái tháo đường. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mắt, não bộ…

Ngoài ra, người bệnh còn đối mặt với các vấn đề nguy hiểm như viêm loét dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm tụy cấp, bội nhiễm phổi, nhiễm khuẩn đường huyết…. Đây đều là những căn bệnh rất nguy hiểm, trực tiếp đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Suy thận độ 4 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng 
Suy thận độ 4 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng

Vậy suy thận độ 4 có chữa được không? Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra biện pháp điều trị triệt để tình trạng này. Tuy nhiên, các biện pháp hiện tại có thể giúp kéo dài sự sống. Do đó, người bệnh nên tích cực điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy tạo và duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.

Cách điều trị suy thận độ 4 hiệu quả

Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng cụ thể của người bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp. Hiện tại, người bị suy thận độ 4 sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng các cách sau:

Suy thận độ 4 uống thuốc gì? (Tây y)

Ở cấp độ 4, người bệnh được chỉ định thuốc để hỗ trợ biện pháp điều trị chính, giảm triệu chứng của bệnh chứ không thể điều trị triệt để như giai đoạn ban đầu. Bác sĩ thường kê đơn thuốc bao gồm thuốc lợi tiểu, chống cao huyết áp, thuốc phòng tránh rối loạn natri bicarbonat,… Các loại thuốc Tây y khá hiệu quả nhưng bạn không được lạm dụng bởi rất dễ phản tác dụng, tác động xấu đến thận.

Dùng thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và ngăn chặn bệnh tiến triển sang độ 5
Dùng thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và ngăn chặn bệnh tiến triển sang độ 5

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể dùng các bài thuốc Đông y. Đây là sự kết hợp giữa các thảo dược tự nhiên có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường chức năng thận. Từ đó, có thể kìm hãm sự diễn tiến nghiêm trọng của bệnh. Các thảo dược này vô cùng an toàn nên bạn có thể yên tâm sử dụng.

XEM NGAY:

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa suy thận như dùng đỗ đen, râu ngô, cây cỏ xước. Cách thực hiện khá đơn giản, chi phí rẻ nhưng có thể góp phần hỗ trợ điều trị bệnh. Dù thực hiện uống thuốc Tây, bài thuốc Đông y hay thực hiện mẹo dân gian, người bệnh cũng cần tuyệt đối tuân thủ điều sau:

  • Khám bệnh là điều bắt buộc phải thực hiện càng sớm càng tốt.
  • Xin ý kiến của bác sĩ hay lương y trước rồi mới được thực hiện.
  • Không tự ý thay đổi liều lượng, thời gian uống.
  • Nếu gặp tình huống bất thường về sức khỏe phải gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.
  • Tham khảo trước về thông tin cơ sở thăm khám, chuyên môn bác sĩ cũng như những phản hồi thực tế của người đã điều trị.
  • Tái khám đúng lịch để bác sĩ giám sát chặt chẽ tình trạng bệnh.

Chạy thận, lọc máu

Đây là biện pháp thường được bác sĩ chỉ định khi người bệnh ở cấp độ 4. Bác sĩ sẽ dẫn máu qua máy lọc để thực hiện thay chức năng của thận rồi trả máu sạch lại cơ thể. Thông thường, người bệnh phải thực hiện 2 – 4 lần/tuần, mỗi lần 4 – 6 tiếng.

Chạy thận nhân tạo cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên, người bệnh bắt buộc phải thực hiện suốt đời. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp các tai biến như hạ huyết áp, chuột rút, nôn, đau ngực, ngứa…và chi phí của phương pháp tương đối đắt đỏ.

Ghép thận

Đây là phương pháp thay thế thận của người bệnh bằng thận khỏe mạnh hơn. Trước khi tiến hành, người bệnh phải được kiểm tra nghiêm ngặt về thể trạng, huyết áp ổn định, mạch máu vùng chậu hoạt động bình thường, không có các bệnh như ung thư, nhiễm khuẩn cấp, xơ gan, bệnh truyền nhiễm… và tuổi dưới 60  thì mới được thực hiện.

Sau đó, bác sĩ sẽ tìm kiếm thận phù hợp với người bệnh về nhóm máu, đo chéo huyết thanh, HLA, tiền mẫn cảm và thực hiện xét nghiệm sinh hóa, đông máu, vi khuẩn, huyết học, virus, ký sinh trùng… Khi đã kiểm tra mức độ tương thích xong thì mới tiến hành ghép thận.

Phương pháp này có ưu điểm là giúp người bệnh sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, bạn sẽ phải uống thuốc để giúp thận mới hoạt động tốt. Sau ghép thận, người bệnh phải đối mặt với một số nguy cơ như bị thải ghép cấy, phì đại lợi, đái tháo đường, nhiễm trùng…Ngoài ra, việc tìm được thận tương thích rất khó khăn. Chi phí thực hiện một ca ghép thận rất lớn nên không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện.

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Ngoài việc dùng thuốc hay thực hiện lọc máu, ghép thận, người bệnh còn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Bởi điều này có thể hỗ trợ điều trị hoặc làm bệnh nghiêm trọng hơn. Nguyên tắc cần đảm bảo là:

  • Năng lượng: cung cấp ở mức 1800- 1900 kcal/ngày hoặc 35 kcal/kg cân nặng/ngày. Bên cạnh đó, lượng glucid nạp vào cơ thể ở mức 310 – 350 gam/ngày.
  • Protein: chỉ nên duy trì dưới 33g/ngày, tương ứng với khoảng 0,6 g/kg cân nặng/ngày. Trong đó, bạn chú ý điều chỉnh protein từ thực vật chiếm 60%.
  • Lipid: khoảng 40 – 50 g/ngày, chiếm 20 – 25% tổng năng lượng. Chế độ ăn uống nên cân bằng gồm ⅓ acid béo chưa no 1 nối đôi, ⅓ nhiều nối đôi và còn lại ⅓ là acid béo no.
  • Cân bằng nước, điện giải: lượng natri từ thức ăn < 2000mg/ngày, kali < 1000 mg/ngày và phospho < 600 mg/ngày.
  • Lượng nước: được tính theo công thức V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường ( trường hợp người bệnh sốt, nôn, ỉa chảy) + 300 – 500 ml.

Nên chia nhỏ và ăn 4 – 6 bữa trên ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng từng người cũng như mức độ nghiêm trọng của suy thận độ 4 mà bác sĩ sẽ đưa ra thực đơn cụ thể hơn. Một số thực phẩm được khuyến khích ăn là:

  • Thực phẩm nhiều tinh bột nhưng ít đường như miến, phở, bột sắn dây, khoai sọ, khoai lang…
  • Chất béo thực vật như dầu mè, dầu oliu, đậu nành…
  • Ăn nhiều rau xanh như bắp cải, ớt chuông đỏ, súp lơ…và trái cây ít đường như táo, việt quất…
Người bị suy thận nên ăn các loại rau xanh như súp lơ, ớt chuông, bắp cải...
Người bị suy thận nên ăn các loại rau xanh như súp lơ, ớt chuông, bắp cải…

Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng những điều sau:

  • Cho nhiều muối ăn khi nấu, hãy tạo thói quen ăn nhạt nhất có thể
  • Tránh thực phẩm nhiều đạm như thịt gia cầm, hải sản, nội tạng động vật…
  • Hạn chế thực phẩm nhiều phospho như nấm, hạt sen, thịt thú rừng…
  • Hạn chế làm việc nặng, quá sức, không được nghỉ ngơi trong thời gian dài
  • Không nên ăn nhiều thực phẩm chứa kali như chuối, cam, hạt điều, socola…
  • Thực phẩm nhiều vitamin C như chanh tươi, dứa, khế chua….

Ngoài ra, người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến sinh hoạt. Hãy tạo thói quen hoạt động lành mạnh như:

  • Tập luyện thể dục, thể thao như chạy bộ, bơi lội… mỗi ngày.
  • Không làm việc quá sức, nên dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Ngủ đủ giấc và ngủ sớm trước 11h tối.
  • Tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài.
  • Không nhịn tiểu.
  • Không dùng các chất có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, uống nhiều cà phê…

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết mà người bị suy thận độ 4 cần nắm rõ. Người bệnh cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó, ngoài việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh hãy duy trì thói quen ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi khoa học.

XEM NGAY: 

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không

Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và các diễn biến của bệnh. Đối với những người đang có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận, việc đầu tiên nên làm là thực hiện các xét nghiệm thận để có phác đồ điều trị kịp thời.  Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Các giai đoạn của bệnh Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Với vai trò...

Xem chi tiết
Khám Suy Thận Ở Đâu

Khám suy thận ở đâu tốt nhất là vấn đề mà nhiều người bệnh cực kỳ quan tâm. Bởi chỉ khi được kiểm tra và điều trị chất lượng thì bệnh mới nhanh chóng được giải quyết, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay danh sách địa chỉ khám suy thận dưới đây. Những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ thăm khám suy thận Suy thận được hiểu là tình trạng thận suy giảm chức năng hoạt động. Đây là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người...

Xem chi tiết
Suy Thận Có Con Được Không

Suy thận có con được không là điều mà những người mắc căn bệnh này luôn đắn đo. Thực tế, các chuyên gia khẳng định, tuỳ vào mức độ bệnh và thời điểm mang thai mà người suy thận vẫn có khả năng sinh con bình thường. Suy thận có con được không? Suy thận có con được không luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người làm cha mẹ đang mắc căn bệnh này. Khi bị suy thận, chức năng lọc của thận sẽ bị suy giảm và kéo theo nhiều hệ luỵ. Cả nam...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Thiếu máu trong suy thận mạn: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Thiếu Máu Trong Suy Thận Mạn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Thiếu máu trong suy thận mạn là biểu hiện phổ biến mà người bệnh gặp phải. Tình trạng này cho...
Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ thận thực hiện quá trình loại bỏ các chất thải trong...
Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể

Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể – Thông tin chi tiết

Suy thận cấp chức năng và thực thể là hai khái niệm để chỉ tình trạng suy thận do những...
Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn và cấp

Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn...

Suy thận phải lọc máu khi bệnh đã chuyển sang mức nguy hiểm, khả năng lọc máu và thải độc...
Xét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt nhất là vấn đề nhiều người quan tâm

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Top 8+ bệnh viện tốt nhất hiện nay

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu có kết quả chính xác chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top