Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn và cấp

Suy thận phải lọc máu khi bệnh đã chuyển sang mức nguy hiểm, khả năng lọc máu và thải độc của thận ở mức rất thấp. Phương pháp lọc máu là cách điều trị tốt nhất nhằm thay thế cho chức năng thận. Bệnh nhân cần nắm rõ để chuẩn bị tâm lý, nâng cao hiệu quả điều trị.

Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn và cấp
Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn và cấp

Bệnh nhân bị suy thận phải lọc máu khi nào?

Tất cả chúng ta đều biết thận có chức năng sản xuất và bài tiết nước tiểu. Trước khi làm nhiệm vụ này, thận có vai trò lọc máu, điều hòa các chất, loại độc tố và cặn bã. Tuy nhiên với những người mắc bệnh lý suy thận, máu không được lọc ở mức độ bình thường khiến chất thải đọng lại trong cơ thể.

Chuyển sang mức độ suy thận nghiêm trọng, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong cao, người bệnh cần lọc máu để thay thế cho chức năng của thận. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi ở người bị suy thận phải lọc máu khi nào.

Bệnh nhân bị suy thận ở cấp độ 4 và cấp độ 5, bắt buộc phải tiến hành lọc máu hay còn gọi là chạy thận để duy trì sự sống. Ở giai đoạn suy thận cấp 4 hay còn gọi là suy thận cấp, cầu thận của người bệnh tổn thương nghiêm trọng, khả năng lọc máu chỉ đạt ở mức 15-26 ml/phút.

Suy thận phải lọc máu ở giai đoạn 5 phải tiến hành bắt buộc mới có thể duy trì sự sống. Giai đoạn mãn tính, mức độ lọc máu của người bệnh chỉ còn dưới 10 ml/phút. Lúc này thận đã không còn hoạt động và phải chỉ định lọc máu hoặc thay thận.

Chỉ định lọc máu trong suy thận cấp tính

Lọc máu là phương pháp điều trị phù hợp đối với bệnh nhân suy thận nghiêm trọng. Quá trình lọc máu giúp loại bỏ các độc tố, chất thải trong máu. Tùy thuộc tình trạng, người bệnh sẽ được chỉ định lọc máu trong suy thận mạn hay chỉ định lọc máu trong suy thận cấp. Hai trường hợp này có điều kiện và phương pháp lọc máu khác nhau.

Điều kiện chỉ định lọc máu trong suy thận cấp

Suy thận cấp là tình trạng thận đột ngột suy giảm hoặc mất chức năng lọc và thải chất thải khỏi cơ thể. Chính vì vậy người bệnh cần được điều trị ngay lập tức để không nguy hại tính mạng bằng phương pháp lọc máu. Điều kiện chỉ định lọc máu trong suy thận cấp như sau:

  • Người bệnh không không đáp ứng với liều lượng điều trị Furosemid.
  • Lượng nước tiểu của người bệnh suy thận cấp ít hơn 200ml mỗi ngày.
  • Chỉ số ure máu cao hơn 300 mmol/l.
  • Chỉ số Kali trong máu tăng nhanh, lớn hơn 6 mmol/l.
  • Tăng gánh thể tích, ALTMTT tăng, biến chứng OAP.
  • Chỉ số Na+ trong máu lớn hơn 160 mmol/l hoặc bé hơn 115 mEq/l.
  • Tình trạng thừa dịch gây phù phổi cấp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Các phương pháp lọc máu trong suy thận cấp

Đối với các bệnh nhân suy thận phải lọc máu, phương pháp được áp dụng phổ biến là lọc màng bụng và lọc máu bằng thận nhân tạo.

Lọc màng bụng

Lọc màng bụng cấp được chỉ định lọc máu trong suy thận cấp thông qua sử dụng màng bụng làm màng lọc, khoang bụng làm khoang lọc. Khoang máu là máu trong mạch máu của màng bụng.

Phương pháp lọc máu trong suy thận cấp
Phương pháp lọc máu trong suy thận cấp

Phương pháp này được chỉ định lọc máu trong điều trị suy thận cấp, cơ sở y tế khi không có thận nhân tạo hoặc bệnh nhân chống chỉ định với thận nhân tạo, bệnh nhân đang điều trị suy thận cấp bị bệnh tim, rối loạn đông máu, huyết động. Quá trình lọc màng bụng cấp liên tục đưa vào khoang màng bụng 2 lít dịch lọc. Cứ sau 2 giờ sẽ tháo dịch ra ngoài và thay lại 2 lít dịch mới và liên tục cấp và tháo dịch như vậy tới khi các chỉ số như Ure, Kali đạt mức ổn định.

Lưu ý: Lọc màng bụng không được áp dụng trong những trường hợp như nhiễm khuẩn phúc mạc, thoát vị cơ hoành, có khối u ổ bụng hoặc đối với bệnh nhân mắc tắc nghẽn phổi.

Chạy thận nhân tạo

Thận nhân tạo là phương pháp được chỉ định để lọc máu trong suy thận cấp. Phương được tiến hành bên ngoài cơ thể người bệnh bằng cách dẫn máu của bệnh nhân suy thận cấp qua các ống dẫn của máy lọc thận. Giống như chức năng thận, máy lọc giúp lọc và thải các độc tố trong máu trước khi máu được dẫn trở về cơ thể. Bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo được kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong.

Lưu ý: Đối với lọc máu bằng thận nhân tạo chống chỉ định với các trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch, nhồi máu cơ tim, đông máu, ung thư giai đoạn cuối.

Chỉ định lọc máu trong suy thận mãn tính

Suy thận mãn tính là tình trạng bệnh dần chuyển sang giai đoạn cuối, chức năng thận suy giảm nặng hoặc thận ngừng hoạt động. Bệnh nhân được chỉ định lọc máu trong suy thận mãn tính bằng các phương pháp chính bao gồm lọc màng bụng và thận nhân tạo. Ghép thận cũng là phương pháp giúp người bệnh cải thiện sức khỏe.

Điều kiện chỉ định suy thận mạn phải lọc máu

Cũng giống với tình trạng suy thận cấp, chỉ định lọc máu trong suy thận mạn trong điều kiện các chỉ số vượt quá mức quy định. Bệnh nhân suy thận mạn trong tình trạng chỉ số ure máu cao lớn hơn 35 mmol/L, Kali trong máu cao hơn 6,5 mmol/L và xuất hiện rối loạn điện giải, tan máu nặng, phù phổi. Lúc này khả năng lọc của thận chỉ đạt ở mức 15 – 60ml/phút cần phải tiến hành các phương pháp lọc máu để đảm bảo sự sống.

Các phương pháp lọc máu trong suy thận mạn

Lọc màng bụng liên tục và sử dụng thận nhân tạo là phương pháp được chỉ định cho lọc máu trong suy thận mãn tính.

  • Lọc màng bụng: Quá trình lọc màng bụng liên tục sẽ đưa vào khoang màng bụng 2 lít dịch lọc. Cứ sau 4 giờ sẽ thay 2 lít dịch mới. Bệnh nhân được phẫu thuật để đặt ống thông cố định trong suốt thời gian lọc. Lọc màng bụng liên tục chống chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn rối loạn đông máu, bệnh nhân mang thai hoặc có tiền sử dính ruột.
  • Sử dụng thận nhân tạo: Máu được dẫn và lọc bên ngoài cơ thể thông qua bộ lọc của máy lọc và sau đó được dẫn trở lại vào cơ thể. Sau quá trình lọc máu bằng thận nhân tạo, người bệnh cần được theo dõi sát, đề phòng các tai biến ngoài ý muốn.
Phương pháp lọc máu trong suy thận mạn
Phương pháp lọc máu trong suy thận mạn

Một vài lưu ý cho bệnh nhân suy thận phải lọc máu

Suy thận phải lọc máu hết sức nguy hiểm đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt. Vì vậy cần được thăm khám, điều trị kịp thời. Đặc biệt đối với bệnh nhân suy thận phải lọc máu, cần lưu lý một số vấn đề sau:

  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bất thường và có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị suy thận. Người bệnh nên ăn các loại ngũ cốc và hoa quả tươi.
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo, chứa nhiều muối. Đặc biệt cần thiết bổ sung đạm đầy đủ khi quá trình lọc máu bị mất nhiều đạm.

Như vậy, bệnh nhân suy thận phải lọc máu khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn 5. Hiểu rõ các phương pháp trên, người bệnh sẽ có tâm lý vững vàng hơn trong quá trình chữa bệnh. Hiện nay với sự phát triển của y tế, chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, suy thận có thể kiểm soát và chữa trị giúp người bệnh có cuộc sống tốt đẹp hơn.

ĐỌC NGAY:

Array

Chia sẻ

Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người...
Thiếu máu trong suy thận mạn: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Thiếu Máu Trong Suy Thận Mạn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Thiếu máu trong suy thận mạn là biểu hiện phổ biến mà người bệnh gặp phải. Tình trạng này cho...
Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Suy thận gây tăng huyết áp là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Theo thống kê, thế giới hiện...
Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể

Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể – Thông tin chi tiết

Suy thận cấp chức năng và thực thể là hai khái niệm để chỉ tình trạng suy thận do những...
Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ thận thực hiện quá trình loại bỏ các chất thải trong...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top