Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Lúc này, việc điều trị phải được bác sĩ xem xét cẩn thận. Vậy đâu là giải pháp tốt nhất lúc này mà người bệnh nên thực hiện? Cùng theo dõi những thông tin được đề cập dưới đây để biết được câu trả lời chính xác nhất.

Suy thận giai đoạn cuối là gì?

Suy thận giai đoạn cuối – tình trạng bệnh tiến triển ở mức độ nghiêm trọng nhất. Lúc này, thận chỉ hoạt động dưới 15% so với người khỏe mạnh, không còn đủ khả năng để đáp ứng được đúng chức năng thanh lọc, đào thải của cơ thể. Thông thường, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến giai đoạn cuối mất khoảng 20 – 50 năm.

Suy thận giai đoạn cuối đe dọa tính mạng người bệnh
Suy thận giai đoạn cuối đe dọa tính mạng người bệnh

Nguyên nhân gây suy thận giai đoạn cuối

Nguyên nhân dẫn đến suy thận giai đoạn cuối bao gồm:

  • Các bệnh lý về thận kèm theo những biến chứng như tiểu đường, cao huyết áp.
  • Đường tiết niệu bị sỏi làm tắc nghẽn.
  • Tuyến tiền liệt tăng sinh quá mức.
  • Viêm cầu thận và bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể gây suy thận giai đoạn cuối.
  • Trào ngược bàng quang và niệu quản.

Suy thận giai đoạn cuối thường gặp ở người bệnh cao tuổi, đang mắc phải các bệnh lý. Những trường hợp này cần chú ý theo dõi để phát hiện kịp thời và ngăn chặn bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối.

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh

Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối, người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận, phát hiện tình trạng bệnh qua một số triệu chứng như:

  • Đi tiểu ít, thậm chí không đi tiểu được.
  • Luôn thấy mệt trong người, cơ thể bị suy nhược, đồng thời giảm cân rất nhiều.
  • Chán ăn, có thể buồn nôn khi ăn xong.
  • Dễ bị bầm tím, thường xuyên bị tê bì chân tay.
  • Luôn thấy khát nước, thiếu tập trung và hay nhầm lẫn.
Bất cứ triệu chứng nào xuất hiện cũng cần thăm khám ngay
Bất cứ triệu chứng nào xuất hiện cũng cần thăm khám ngay

Khi thấy một trong những dấu hiệu trên, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Bệnh tiến triển rất nhanh nên người bệnh phải “chạy đua” với thời gian để đảm bảo an toàn cho bản thân.

THAM KHẢO:

Suy thận giai đoạn cuối có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Suy thận giai đoạn cuối là cấp nặng nhất và nguy hiểm nhất của căn bệnh này. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và gây ra biến chứng điển hình như:

  • Nhiễm trùng ngoài da và nhiễm trùng bên trong cơ thể (nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng máu).
  • Đái tháo đường.
  • Tổn thương thần kinh nặng nề.
  • Loãng xương, thường xuyên đau cơ khớp.
  • Nồng độ chất điện giải khác thường

Các biến chứng ít phổ biến nhưng cũng khá nguy hiểm bao gồm:

  • Suy gan, gặp vấn đề về mạch máu, tim.
  • Phổi xuất hiện các dịch lỏng tích tụ xung quanh.
  • Cường cận giáp.
  • Dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu.
  • Chảy máu dạ dày và ruột ở bên trong.
  • Dễ bị rối loạn chức năng não gây mất trí nhớ.
  • Rối loạn khớp, gãy xương.
  • Co giật.

Có thể thấy được câu trả lời cho câu hỏi suy thận giai đoạn cuối có nguy hiểm không chính là cực kỳ nghiêm trọng. Vậy suy thận giai đoạn cuối có chữa được không? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, dù y học đang phát triển rất mạnh mẽ nhưng hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn. Lúc này, chức năng thận đã bị tổn thương quá nặng nề nên việc phục hồi như ban đầu là điều không thể. Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp điều trị phù hợp từ những giai đoạn đầu hoàn toàn có thể khôi phục chức năng thận 70-80%.

Cách điều trị suy thận cần biết

Trước khi đưa ra chỉ định điều trị cụ thể, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh và thể chất hiện tại. Một số xét nghiệm chuyên sâu được thực hiện như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra nồng độ protein, máu có trong nước tiểu.
  • Xét nghiệm creatinin huyết thanh: kiểm tra lượng creatinin tích tụ trong máu.
  • Xét nghiệm nitơ urê: xác định nồng độ 2 chất này trong máu.
  • Mức lọc cầu thận (GFR): đánh giá khả năng lọc của thận

Sau đó, bác sĩ mới đưa ra gợi ý để người bệnh cân nhắc thực hiện. Có 3 cách điều trị là lọc màng bụng, chạy thận, ghép thận.

Lọc màng bụng chữa suy thận giai đoạn cuối

Phương pháp này sẽ sử dụng màng bụng để thực hiện thay chức năng của thận. Khi đó, khoang bụng biến thành một khoang dịch lọc. Các chất thải như ure, kali.., và nước thừa trong máu sẽ được lọc tại khoang bụng. Người bệnh tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị chính và lựa chọn một trong các cách điều trị sau:

  • Lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD): người bệnh sẽ tự thay dịch lọc ở nhà, 4 tiếng sẽ thay dịch lọc cũ bằng 2 lít dịch lọc mới vào bên trong khoang bụng bằng ống thông. Đối với cách này, người bệnh vẫn có thể được tự do đi lại, sinh hoạt.
  • Lọc màng bụng chu kỳ tự động (ADP): dùng máy để lọc máu thay thận. Người bệnh lựa chọn lọc màng bụng liên tục chu kỳ (CCPD) hoặc lọc màng bụng cách quãng ban đêm (NIPD). Đối với phương pháp CCPD, máy sẽ tự động lọc 3 – 10 lần vào ban đêm và tháo dịch vào ban ngày. Còn NIPD, quá trình trao đổi dịch ban đêm tăng lên để loại bỏ được nhiều nhất lượng chất dư thừa.

Phương pháp lọc màng bụng có những ưu điểm:

  • Thực hiện đơn giản, dễ dàng ngay tại nhà, không cần lưu trú lại bệnh viện nên dễ sắp xếp công việc và học tập.
  • Nồng độ các chất dư thừa sẽ giảm dần.
  • Chế độ ăn uống thoải mái hơn so với ghép và chạy thận.

Tuy nhiên, cách này vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Phải đặt ống thông cố định trên người.
  • Tuyệt đối đảm bảo vệ sinh bởi người bệnh rất dễ nhiễm trùng.
  • Biến chứng có thể gặp là cơ hoành hạn chế hoạt động, đường trong máu tăng, dịch ổ bụng rò rỉ…

Chạy thận nhân tạo

Đây là biện pháp được nhiều người bệnh lựa chọn nhất, chiếm khoảng 70 – 80%. Nguyên lý hoạt động như sau: máu được dẫn vào máy lọc rồi trả máu sạch lại cơ thể. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật FAV để tạo đường dẫn máu ra và vào cơ thể. Tùy thuộc vào sức khỏe, mức độ suy giảm chức năng thận mà người bệnh có thể thực hiện 3 – 4 lần/tuần. Thời gian thực hiện mỗi lần ít nhất 4 tiếng.

Chạy thận nhân tạo là “cứu tinh” cho người bệnh
Chạy thận nhân tạo là “cứu tinh” cho người bệnh

Chạy thận có ưu điểm là cho kết quả khả quan, hạn chế tối đa biến chứng, nhất là nhiễm trùng. Tuy nhiên, người bệnh phải lệ thuộc vào máy móc cả đời kèm chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Rủi ro khi thực hiện gồm huyết áp thấp, buồn nôn, dễ bị chuột rút, tai biến tim mạch…

Ghép thận

Người bệnh sẽ được thay thế một quả thận khỏe mạnh bên ngoài vào cơ thể. Do đó, sau khi thực hiện, người bệnh gần như trở lại cuộc sống bình thường, không cần thường xuyên đến bệnh viện.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng đáp ứng được yêu cầu để thực hiện. Người bệnh được xem xét tổng thể về sức khỏe, tuổi tác, không mắc các bệnh nặng thì bác sĩ mới cho phép ghép thận. Ngoài ra, rất hiếm người hiến tặng thận, mà bắt buộc phải tương thích về nhóm máu, tiền dị ứng…nên hiện nay vẫn ít người thực hiện phương pháp này.

Sau khi ghép thận, người bệnh vẫn phải uống thuốc tránh thải ghép. Tuy nhiên, nó lại gây ra những biến chứng như tăng cân, nhiễm trùng, tăng huyết áp, ung thư…. Do đó, người bệnh theo dõi sát sao, phải kiểm soát tốt cân nặng, huyết áp, mỡ máu, lượng đường trong cơ thể.

Dùng thuốc hỗ trợ

Bên cạnh đó, sau khi ghép xong, người bệnh phải uống thuốc cả đời để đảm bảo thận mới hoạt động tốt. Thêm vào đó, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ thận mới bị đào thải, nhiễm trùng, tăng huyết áp…

Ngoài 3 cách điều trị suy thận giai đoạn cuối trên, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ, lương y về việc sử dụng các bài thuốc để hỗ trợ điều trị như:

  • Thuốc Tây y: giúp điều trị các rối loạn cho bệnh gây ra như tăng huyết áp, tiểu đường. Thuốc có dược tính mạnh nên làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả. Nhưng cũng đồng nghĩa rằng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu dùng sai loại, sai liều lượng và lạm dụng thuốc.
  • Mẹo dân gian tại nhà: thường có tác dụng bổ thận, lợi tiểu. Chỉ bằng những thực phẩm như râu ngô, đỗ đen, cây kim tiền thảo, rửa sạch rồi đun lấy nước uống nhưng vẫn cho hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, dù dùng thuốc gì thì cũng phải được bác sĩ điều trị thông qua. Bạn cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ định về loại thuốc được dùng, liều lượng, thời gian uống trong bao lâu. Bên cạnh đó, đừng quên thăm khám thường xuyên để theo dõi sát mức độ bệnh. Đặc biệt trong trường hợp xuất hiện dấu hiệu bất thường, hãy ngưng thuốc vào xin ý kiến bác sĩ điều trị để tránh tác động xấu.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt người bệnh cần tuân thủ

Chế độ ăn uống của người bị suy thận giai đoạn cuối cực kỳ nghiêm ngặt. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của những biện pháp điều trị. Thực đơn phải đảm bảo 2 yếu tố: đủ dinh dưỡng và không dư thừa. Một số thực phẩm nên ăn như sau:

  • Rau xanh chứa nhiều vitamin, ít đạm như bí đỏ, su su, súp lơ, bắp cải, ớt chuông đỏ, hành tây, cải lông.
  • Trái cây ngọt nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa như việt quất, nho đỏ, táo, đu đủ.
  • Thực phẩm nhiều dinh dưỡng nhưng ít kali, phospho, natri như cá hồi, cá chẽm…
  • Thực phẩm chứa đạm thực vật như tỏi, nấm shiitake, dầu đậu nành, dầu ô liu….
  • Bên cạnh đó, hãy hạn chế tối đa lượng muối vào cơ thể (khoảng 2g/ngày), không dùng chất độc hại như thuốc lá, rượu, đồ uống có ga…
Người bị suy thận giai đoạn cuối sẽ có thực đơn riêng
Người bị suy thận giai đoạn cuối sẽ có thực đơn riêng

Bên cạnh đó, lối sống, sinh hoạt của người bệnh cần tuân thủ:

  • Ngủ đủ giấc, thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Không làm việc nặng.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục.
  • Kiểm tra cân nặng thường xuyên, tránh béo phì.
  • Không được nhịn tiểu.
  • Không nên quá lo nghĩ.
  • Giữ tinh thần lạc quan, quyết tâm chống chọi với bệnh.

Trên đây là thông tin quan trọng về suy thận giai đoạn cuối. Tình trạng sức khỏe lúc này của người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng. Do đó, hãy tuyệt đối làm theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị chính và tái khám đúng lịch hẹn.

XEM THÊM:

Array

Chia sẻ

Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn và cấp

Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn...

Suy thận phải lọc máu khi bệnh đã chuyển sang mức nguy hiểm, khả năng lọc máu và thải độc...
Xét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt nhất là vấn đề nhiều người quan tâm

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Top 8+ bệnh viện tốt nhất hiện nay

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu có kết quả chính xác chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều...
Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Suy thận gây tăng huyết áp là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Theo thống kê, thế giới hiện...
Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ thận thực hiện quá trình loại bỏ các chất thải trong...
Thiếu máu trong suy thận mạn: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Thiếu Máu Trong Suy Thận Mạn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Thiếu máu trong suy thận mạn là biểu hiện phổ biến mà người bệnh gặp phải. Tình trạng này cho...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top