Suy Thận Tại Thận
Suy thận tại thận là một trong ba nhóm khi chia bệnh suy thận theo nguyên nhân. Nếu bạn đang quan tâm về tình trạng này, đừng bỏ qua những thông tin quan trọng sau đây. Qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về suy thận tại thận, cách phát hiện, phòng tránh bệnh cũng như biện pháp điều trị hiệu quả.
Suy thận tại thận là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Suy thận tại thận là khái niệm chỉ tình trạng suy thận xảy ra do những tổn thương ống thận, cầu thận và mạch thận. Cụ thể hơn, thận suy giảm chức năng thanh lọc chất độc, chất thải trong máu do 3 nhóm nguyên nhân chính là:
Tổn thương ống thận
- Tình trạng thiếu máu do suy thận trước thận nặng nhưng không được điều trị đúng cách, để bệnh kéo dài.
- Người bệnh dùng một số loại thuốc gây hại cho thận như kháng sinh (aminoglycoside, amphotericinB, cephalosporin), hóa chất điều trị thuốc cản quang có chứa iod, kim loại nặng.
- Suy thận cấp thứ phát gây tổn thương thiếu máu, mạch thận mất khả năng tự điều hòa khi bị nhiễm khuẩn nặng, quá trình điều trị muộn.
- Ống thận bị tắc do hemoglobulin và myoglobulin niệu (tiêu cơ vân, tan máu, cơ tổn thương do nhiệt), myeloma, các tinh thể muối urat, oxalat…
- Ống thận hoại tử do đa u tủy, suy thận cấp thứ phát…
- Phụ nữ mang thai bị chảy máu tử cung, sản giật.
Viêm thận kẽ
Tình trạng viêm thận kẽ xảy ra do:
- Nhiễm trùng: các loại vi khuẩn ( như streptococcus, pneumococcus), virus ( như EBV, CMV, HIV), nấm, Mycoplasma tấn công gây nhiễm trùng.
- Thâm nhiễm do lymphoma, sarcoidosis.
- Dùng thuốc kháng sinh như vancomycin, quinolone, penicilin, rifampicin, cephalosporin.
- Uống nhiều thuốc lợi tiểu: thiazide, furosemide.
- Sử dụng thuốc chống viêm giảm đau không steroide, allopurinol, ức chế men chuyển.
Cầu thận bị tổn thương do bệnh mạch máu và màng đáy cầu thận
- Trường hợp mắc hội chứng Goodpasture.
- Một số bệnh lý về mạch máu như viêm mạch, viêm mạch Wegener, tăng huyết áp ác tính.
- Sử dụng các loại thuốc như cyclosporin, amphotericin B, cisplatin…
- Người bị hội chứng tan máu tăng ure máu (HUS) hoặc hội chứng tan máu giảm tiểu cầu (TTP).
Triệu chứng bệnh suy thận và chẩn đoán nguyên nhân
Khi bị suy thận tại thận, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như:
- Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, tức ngực, buồn nôn, khó tập trung.
- Cơ thể có biểu hiện sưng phù.
- Ít đi tiểu.
- Tụt huyết áp, thở sâu.
- Lượng ure, creatinin có trong máu tăng nhanh.
Khi gặp phải tình trạng trên, điều cần thiết nhất chính là đến cơ sở y tế để kiểm tra. Ngoài những câu hỏi về biểu hiện, thông tin nghề nghiệp, tuổi tác.. bác sĩ còn thực hiện kiểm tra chuyên sâu. Các kỹ thuật được sử dụng là chụp Xquang, siêu âm, chụp xạ hình thận, chụp cộng hưởng từ MRI và sinh thiết thận.
Bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng cũng như kết quả xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây suy thận tại thận là do ống thận, cầu thận, tổ chức kẽ thận hay mạch máu thận. Từ đó có thể đưa ra chính xác phác đồ điều trị.
Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Nguyên tắc điều trị suy thận tại thận là kiểm soát tốt yếu tố nguy cơ và điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể hơn:
Cân bằng nước, đảm bảo huyết động
- Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm, dấu hiệu phù kết mạc, niêm mạc, nghe phổi, dịch ra – vào hàng ngày.
- Cân bằng dịch ra ngoài theo công thức: Dịch ra = số lượng tiểu/24 giờ + 0,5-0,6 ml/kg/giờ ( dịch mồ hôi, da). Khi sốt thêm 10 độ C thì nước bị mất 13%.
- Truyền muối NaCl 0,9%hoặc dung dịch albumin 5% trong máu tùy vào thể trạng và nguyên nhân để giảm phù, tăng tưới máu, giảm tính thấm mạch.
- Dùng thuốc vận mạch, norepinephrine khi huyết áp giảm.
Cân bằng kiềm toan, điện giải
- Uống kayexalate, calciclorua, natribicarbonate để điều chỉnh kali về mức cân bằng.
- Khi pH < 7,20, bác sĩ thường chỉ định truyền NaHCO3 4,2% hoặc dung dịch 1,4% 250-500ml.
- Hạ natri, kiểm soát canxi, phospho trong máu.
Lợi tiểu
- Dùng thuốc lợi tiểu như furosemide giúp trì hoãn học máu, giảm áp lực cho thận.
- Uống manitol cùng dung dịch bicarbonate. Đây là thuốc lợi niệu, tiêu cơ vân cấp giúp ngăn chặn tình trạng phù nề, sưng, tắc ống thận.
Chống nhiễm khuẩn
- Sử dụng kháng sinh điều chỉnh bệnh hiệu quả.
- Kiểm soát ổ nhiễm khuẩn sớm.
Lọc máu
- Lọc máu sớm khi có xuất hiện các dấu hiệu: ure trong máu > 30mmol/l, kali > 6 mmol/l, natri >160 mmol/l hoặc < 115 mmol/l, toan chuyển hóa pH trong máu < 7,20, áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng.
- Thẩm phân phúc mạc thực hiện trong trường hợp lọc máu nhưng không có máy lọc máu cấp, hoặc không tìm được đường vào mạch máu
- Lọc máu ngắt quãng trong trường hợp nặng, phải lọc hàng ngày, kéo dài 4-5-6 giờ/1 lần lọc.
- Lọc máu liên tục khi bị suy thận kèm sốc, suy đa tạng. Người bệnh lọc trong 18 – 24h mỗi ngày.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị suy thận tại thận như:
- Cung cấp đủ 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày, acid amin 0,65-2,5 gam/kg cân nặng/ngày tùy tình trạng bệnh.
- Lượng lipit nạp vào cơ thể mỗi ngày là 40 – 50g.
- Cung cấp thêm protein với lượng từ 0,6 – 0,8 g/kg cân nặng/ngày.
- Chỉ nên ăn 2,5 – 5g muối/ngày tùy vào tình hình bệnh của mỗi người.
- Hạn chế nước, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều, kali (2.000-3.000 mg/ngày), phospho.
- Lượng canxi trong thực phẩm khoảng 900-1.200mg/ngày.
Suy thận tại thận ăn gì, kiêng gì?
Người bị suy thận tại thận cần phải chú ý đến vấn đề nên ăn gì, kiêng gì. Bởi chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến sức khỏe cũng như tình trạng bệnh. Sau đây là danh sách thực phẩm nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày:
- Vitamin và chất xơ: người bị suy thận tại thận nên ăn nhiều rau củ như bắp cải, ớt chuông đỏ, củ cải, nấm Shiitake…
- Chất béo: bổ sung dầu thực vật (oliu, đậu nành, dầu mè…) và dùng mỡ cá thay cho mỡ những động vật khác
- Chất đạm: người bệnh bổ sung cá, trứng, sữa…
- Chất tinh bột (ít đường): như khoai, sắn dây, miến dong, bún, phở…
Bên cạnh đó, những loại thực phẩm không khuyến khích sử dụng là:
- Muối: tránh ăn mặn, đồ muối chua, thịt hun khói, mắm tôm…
- Chỉ uống đủ nước và chia thành nhiều lần uống.
- Thực phẩm chứa phospho, kali như phomai, cà chua, dưa hấu, chuối, dứa…
- Thực phẩm nhiều protein như thịt gia cầm, thịt bò…
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: tránh ăn món chiên, rán.
- Thực phẩm cay nóng, cho nhiều gia vị.
- Đồ uống có gas, cồn, chất kích thích độc hại.
- Bệnh nhân suy thận tại thận không nên ăn hải sản như cua, sò, hàu….
- Nội tạng động vật.
- Kiêng các loại rau của như măng tre, vừng lạc, cải xoăn, rau chân vịt…
XEM THÊM:
Cách phòng tránh suy thận tại thận
Để phòng tránh tốt bệnh suy thận tại thận, bạn cần phải thực hiện tốt những điều sau:
- Nắm rõ thông tin về các nguyên nhân gây suy thận nói chung và suy thận tại thận nói riêng. Từ đó ngăn chặn yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm dấu hiệu bất thường.
- Hiểu rõ các loại thuốc gây hại cho thận để xin ý kiến bác sĩ khi uống
- Có lối sống lành mạnh, khoa học như không làm việc quá sức, thường xuyên rèn luyện sức khỏe, hạn chế tối đa chất kích thích, đồ uống chứa cồn…
- Theo dõi, duy trì chỉ số cân nặng và huyết áp ổn định.
- Thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ, tinh bột, vitamin, omega 3 có trong rau củ, ngũ cốc, hoa quả, các loại đậu, cá…
- Hạn chế dùng nhiều muối, đường, gia vị.
- Tâm trạng thoải mái, vui vẻ, không để stress kéo dài.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất là 1 lần/năm. Lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa thận nên chú ý các chỉ số huyết áp, creatinin thận (xét nghiệm máu, nước tiểu).
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về suy thận tại thận. Đây là căn bệnh nguy hiểm, do đó, bạn phải đề cao việc phòng tránh, theo dõi sức khỏe bản thân để phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Chủ động điều chỉnh ăn uống, lối sống sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa bệnh lý tại thận hiệu quả.
ArrayXEM NGAY:
Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và các diễn biến của bệnh. Đối với những người đang có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận, việc đầu tiên nên làm là thực hiện các xét nghiệm thận để có phác đồ điều trị kịp thời. Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Các giai đoạn của bệnh Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Với vai trò...
Xem chi tiếtKhám suy thận ở đâu tốt nhất là vấn đề mà nhiều người bệnh cực kỳ quan tâm. Bởi chỉ khi được kiểm tra và điều trị chất lượng thì bệnh mới nhanh chóng được giải quyết, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay danh sách địa chỉ khám suy thận dưới đây. Những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ thăm khám suy thận Suy thận được hiểu là tình trạng thận suy giảm chức năng hoạt động. Đây là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người...
Xem chi tiếtSuy thận có con được không là điều mà những người mắc căn bệnh này luôn đắn đo. Thực tế, các chuyên gia khẳng định, tuỳ vào mức độ bệnh và thời điểm mang thai mà người suy thận vẫn có khả năng sinh con bình thường. Suy thận có con được không? Suy thận có con được không luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người làm cha mẹ đang mắc căn bệnh này. Khi bị suy thận, chức năng lọc của thận sẽ bị suy giảm và kéo theo nhiều hệ luỵ. Cả nam...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!