Suy Thận Sau Thận
Notice: Array to string conversion in /home/quandan102.com/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 434
Suy thận là bệnh lý phổ biến, được chia thành 3 loại dựa theo nguyên nhân, cụ thể là suy thận trước thận, tại thận và sau thận. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ tình trạng suy thận sau thận là gì? Nó xảy ra do nguyên nhân nào? Cơ chế bệnh sinh và biện pháp điều trị ra sao? Nếu bạn đang quan tâm vấn đề này, đừng bỏ qua thông tin được đề cập ngay sau đây.
Suy thận sau thận là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Tình trạng suy thận được đánh giá thông qua chỉ số mức lọc cầu thận dưới mức bình thường. Suy thận có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, nhóm nguyên nhân gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu được xếp vào suy thận sau thận.
Suy thận gồm:
- Suy thận cấp: thận mất chức năng tạm thời với các biểu hiện cấp tính, suy giảm mức lọc cầu thận. Người bệnh có các biểu hiện như vô niệu, thiểu niệu, gây phù, tăng huyết áp, rối loạn cân bằng nước, điện giải.
- Suy thận mạn: số lượng nephron bị tổn thương, mất chức năng nên mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50%. Tình trạng này kéo dài nhiều năm, không có biểu hiện cụ thể ở giai đoạn đầu mà chỉ rầm rộ vào giai đoạn cuối.
Suy thận sau thận xảy ra do các nguyên nhân dẫn đến tắc đường dẫn nước tiểu từ niệu quản đến bàng quang, niệu đạo như:
- Tắc ống thận do axit uric, canxi oxalat, acyclovir, methotrexate và protein Bence Jone, bệnh đa u tủy xương
- Tắc nghẽn tại thận do các nguyên nhân như cục máu đông, sỏi, hoại tử nhú.
- Tắc niệu quản do sỏi niệu quản, chèn ép từ ngoài vào như u tử cung, u sau phúc mạc, u xơ tiền liệt tuyến, u niệu đạo…
- Tắc niệu đạo nguyên nhân do bệnh lý tuyến tiền liệt, u bàng quang, co thắt niệu đạo
XEM THÊM:
Dấu hiệu suy thận sau thận cần nhận biết
Suy thận cấp và suy thận mạn sẽ có cơ chế bệnh sinh khác nhau. Cụ thể là:
Suy thận cấp
Suy thận cấp sau thận xảy ra do sỏi có các biểu hiện như:
- Ure trong máu cao khiến người bệnh bị đau đầu, hôn mê và mất ngủ…Đồng thời, đường tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng như buồn nôn, tiêu chảy, bụng chướng…
- Lượng K+ trong máu tăng cao
- Vô niệu: lượng nước tiểu < 300ml/24 giờ sau đó giảm xuống chỉ còn < 150ml/24 giờ. Tình trạng này xảy ra khi có sỏi trong niệu quản khiến nước tiểu bị tắc, chức năng thận ngừng hoạt động. Do đó, chỉ cần giải phóng tắc là có thể phục hồi chức năng thận
Suy thận mạn
Cơ chế bệnh sinh của suy thận mạn sau thận là:
- Suy thận mạn sau thận do sỏi làm người bệnh bị phù, huyết áp cao, thiếu máu và protein niệu. Lượng ure trong máu tăng cao làm người bệnh chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu…
- Hợp chất chứa nitơ tích tụ lại gây ảnh hưởng đến thần kinh.
- Một số hormone như parathyroid hormone, insulin, growth hormone, prolactin glucagon…tiết ra nhiều gây rối loạn chức năng các cơ quan đích..
- Axit hữa cơ tăng cao do thận không đào thải được ion hydro và tái hấp thu bicacbonat dẫn đến mất cân bằng kiềm – toan, nhiễm axit chuyển hóa.
- Rối loạn cân bằng nước và điện giải làm người bệnh bị phù, rối loạn điện giải, tăng kali trong máu.
- Rối loạn bài tiết hormon làm tăng huyết áp, gây thiếu máu, giảm canxi trong máu gây loãng xương.
Điều trị suy thận sau thận
Suy thận sau thận xảy ra do các yếu tố tắc nghẽn nước tiểu. Do đó, điều trị tập trung vào việc loại bỏ tình trạng tắc nghẽn này. Trong trường hợp tắc cơ học do sỏi, bác sĩ sẽ nội soi hoặc mổ lấy sỏi để lưu thông đường dẫn nước tiểu.
Đối với trường hợp bị thiểu niệu, vô niệu, bác sĩ thường chỉ định uống các loại thuốc lợi tiểu. Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà các phương pháp điều trị có thể là:
- Chạy thận nhân tạo: sử dụng máy chạy thận theo nguyên lý khuếch tán và siêu lọc để thay thế chức năng của thận. Bác sĩ sẽ thực hiện đưa máu từ cơ thể vào máy, tiến hành lọc máu rồi đem trả máu lại vào cơ thể.
- Lọc màng bụng: sử dụng màng bụng để làm màng lọc thay thế cho thận, loại bỏ chất chuyển hóa, chất thải ra khỏi cơ thể.
- Ghép thận: phẫu thuật thay thế một quả thận mới trong trường hợp người bệnh ở giai đoạn cuối.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho quá trình điều trị, người bệnh cần thực hiện theo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học như:
- Cung cấp đủ năng lượng, nên ăn ngũ cốc thấp đạm, thực phẩm nhiều tinh bột (ít đường) như miến dong, bột sắn dây, khoai sọ… và thêm dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu oliu…) vào các món ăn.
- Chỉ cung cấp đủ chất đạm cơ thể cần. Người bệnh có thể uống sữa 1-2 ly/ngày, ăn cá…
- Hạn chế hàm lượng muối, đường và gia vị khi chế biến món ăn. Không ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đồ muối chua…
- Hạn chế thực phẩm nhiều kali, phospho.
- Uống đủ nước, có thể thay thế nước lọc bằng canh, súp.
- Không dùng chất kích thích, nước ngọt có ga, đồ uống có cồn.
- Thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục, chơi thể thao, yoga, thiền.
- Cân bằng thời gian làm việc, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Luôn vui vẻ, thoải mái, tránh để tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
Suy thận sau thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đòi hỏi phương pháp điều trị phù hợp dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, bạn cần theo dõi thường xuyên và kiểm tra định kỳ tại bệnh viện, phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc xây dựng lối sống, chế độ dinh dưỡng khoa học cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ giúp phòng bệnh, hỗ trợ điều trị mà còn tăng cường sức khỏe.
ArrayNotice: Undefined variable: query in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/plugins/mrec/pr/class-pr-model.php on line 64
Notice: Undefined variable: query in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/plugins/mrec/pr/class-pr-model.php on line 64
Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và các diễn biến của bệnh. Đối với những người đang có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận, việc đầu tiên nên làm là thực hiện các xét nghiệm thận để có phác đồ điều trị kịp thời. Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Các giai đoạn của bệnh Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Với vai trò...
Xem chi tiếtKhám suy thận ở đâu tốt nhất là vấn đề mà nhiều người bệnh cực kỳ quan tâm. Bởi chỉ khi được kiểm tra và điều trị chất lượng thì bệnh mới nhanh chóng được giải quyết, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay danh sách địa chỉ khám suy thận dưới đây. Những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ thăm khám suy thận Suy thận được hiểu là tình trạng thận suy giảm chức năng hoạt động. Đây là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người...
Xem chi tiếtSuy thận có con được không là điều mà những người mắc căn bệnh này luôn đắn đo. Thực tế, các chuyên gia khẳng định, tuỳ vào mức độ bệnh và thời điểm mang thai mà người suy thận vẫn có khả năng sinh con bình thường. Suy thận có con được không? Suy thận có con được không luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người làm cha mẹ đang mắc căn bệnh này. Khi bị suy thận, chức năng lọc của thận sẽ bị suy giảm và kéo theo nhiều hệ luỵ. Cả nam...
Xem chi tiếtNotice: Undefined variable: content in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/themes/qd_102/core/modules/structure/init.php on line 165
Notice: Undefined variable: content in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/themes/qd_102/core/modules/structure/init.php on line 165
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!