10 Thuốc Trị Viêm Xoang Tốt Nhất Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

Thuốc trị viêm xoang hiện nay trên thị trường có nhiều loại khác nhau, đa dạng về thành phần, công dụng cũng như cách dùng. Người bệnh cần lựa chọn được loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh, triệu chứng và ít gây kích ứng đối với cơ thể. Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này đừng bỏ qua 10 loại thuốc dành cho bệnh xoang có mặt trong bài viết sau đây!

10 thuốc trị viêm xoang hiệu quả nhất

Viêm xoang không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, đau nhức đầu, chảy nước mũi,… khiến sinh hoạt của bệnh nhân gặp không ít ảnh hưởng. Trong những trường hợp này, bệnh nhân thường được bác sĩ kê toa thuốc trị viêm xoang gồm một số loại dưới đây:

1. Thuốc giảm đau Acetaminophen

Nhiều người bệnh viêm xoang sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn Acetaminophen để làm cải thiện các cảm giác khó chịu. Acetaminophen hoạt động bằng cách ức chế các hormone prostaglandin gây viêm và sưng tấy trong cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc cũng tác dụng lên trung tâm điều nhiệt của não, giúp làm giảm sốt nhanh chóng ở người bệnh.

Acetaminophen giúp người bệnh giảm thiểu viêm sưng và đau nhức khó chịu
Acetaminophen giúp người bệnh giảm thiểu viêm sưng và đau nhức khó chịu

Cách dùng: Acetaminophen được dùng trực tiếp qua đường uống, liều lượng thường là 1 viên/lần. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể tùy chỉnh liều thuốc.

Lưu ý: Thuốc giảm đau Acetaminophen không nên sử dụng quá 10 ngày vì có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Người bệnh có vấn đề liên quan đến gan, thận nên trao đổi thêm với bác sĩ.  

2. Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Nhắc đến các thuốc trị viêm xoang tốt nhất hiện nay, nhiều người thường nghĩ ngay đến Amoxicillin. Amoxicillin thuốc nhóm thuốc kháng sinh beta – lactam, được sử dụng trong điều trị các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm đường tiết niệu,… Trong một số trường hợp, loại thuốc này còn được kê đơn với bệnh nhân viêm dạ dày do vi khuẩn HP.

Amoxicillin hoạt động bằng cách liên kết với các protein quan trọng của vi khuẩn, từ đó ức chế quá trình tổng hợp dinh dưỡng của chúng, khiến chúng bị tiêu diệt. Thuốc bắt đầu phát huy tác dụng sớm nhất khoảng 24 giờ, sau đó các triệu chứng viêm xoang dần cải thiện trong khoảng 72 giờ.

Cách dùng: Amoxicillin là thuốc kháng sinh đường uống, liều lượng sử dụng tối đa 1 lần là 500mg. Người bệnh có thể tham khảo thêm từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

Lưu ý: Amoxicillin có thể gây ra một số tác dụng phụ như mẩn ngứa, đau bụng, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa,… trong quá trình sử dụng. Lạm dụng thuốc kháng sinh có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

3. Thuốc trị viêm xoang mũi Guaifenesin

Guaifenesin cũng là một loại thuốc trị viêm xoang được nhiều người sử dụng. Guaifenesin thuộc nhóm thuốc long đờm với khả năng làm loãng chất dịch đặc, giúp đường thở thông thoáng và dễ chịu hơn. Thuốc cũng có tác dụng giảm ho nhưng không thích hợp với các trường hợp ho mãn tính hoặc ho do dùng nhiều thuốc lá.

Thuốc trị viêm xoang giúp long đờm Guaifenesin 
Thuốc trị viêm xoang giúp long đờm Guaifenesin

Cách dùng: Guaifenesin dạng viên nén được dùng trực tiếp qua đường uống, liều lượng từ 1 đến 2 viên mỗi ngày (tương đường 600mg đến 1200mg).

Lưu ý: bệnh nhi dưới 12 tuổi muốn sử dụng Guaifenesin cần có sự đồng ý của bác sĩ. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, đau bụng,…

4. Các thuốc làm thông mũi

Nhiều người bệnh viêm xoang cũng sử dụng cả các loại thuốc làm thông mũi, ví dụ như Sudafed, Otrivin, Nostravin,… Thành phần chính trong thuốc thông mũi là các hoạt chất hóa học thuộc nhóm decongestants, có khả năng làm chất dịch nhầy trở nên mỏng hơn, nhờ vậy mà cơ thể có thể dễ dàng đào thải ra ngoài. Thuốc thông mũi thường được điều chế dưới dạng xịt và dạng viên uống.

Cách dùng: Nếu là dạng xịt, người bệnh đưa ống xịt vào trong khoang mũi để đưa thuốc vào sâu bên trong, ngày dùng 2 đến 3 lần. Liều lượng thuốc thông mũi dạng viên nên tham khảo thêm từ bác sĩ điều trị.

Lưu ý: Không nên lạm dụng thuốc thông mũi quá 3 ngày vì nó có thể khiến cơ thể tự sản sinh ra nhiều chất dịch đặc gây tắc nghẽn đường thở. Thuốc không được khuyến khích sử dụng với trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ có thai.

5. Nước biển sâu

Nước biển sâu dù không phải thuốc trị viêm xoang dứt điểm nhưng có thể giúp người bệnh cải thiện đáng kể tình trạng khô mũi, nghẹt mũi khó chịu. Thành phần chính của nước biển sâu thường là natri clorid 0.9% và menthol, có tác dụng làm sạch và thông thoáng mũi, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh.

Sản phẩm nước biển sâu phù hợp với mọi đối tượng, ngay cả trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Người bệnh có thể sử dụng nước biển sâu để làm vệ sinh đường thở hàng ngày.

Nước biển sâu giúp làm sạch và thông thoáng lỗ mũi, hốc xoang
Nước biển sâu giúp làm sạch và thông thoáng lỗ mũi, hốc xoang

Cách dùng: Đưa vòi phun vào trong lỗ mũi, nhẹ nhàng ấn nắp để xịt thuốc. Mỗi ngày, người bệnh viêm xoang có thể sử dụng nước biển sâu từ 2 – 3 lần.

Lưu ý: Người có cơ địa mẫn cảm hoặc đã từng bị dị ứng nên đọc ý thành phần trước khi sử dụng.

6. Thuốc trị viêm xoang Corticoid dạng nhỏ giọt

Corticoid dạng nhỏ giọt là thuốc trị viêm xoang sàng, viêm đa xoang, viêm xoang bướm,… được sử dụng khá phổ biến. Corticoid thuộc nhóm thuốc chống viêm nên có thể giúp bệnh nhân cải thiện đáng kể một số triệu chứng như đau nhức hốc mắt, gò má, tắc nghẹt mũi,…

Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế cơ thể sản sinh hormone cortisol, từ đó giảm tình trạng viêm và căng thẳng tại các bộ phận trên cơ thể. Corticoid thường được kê đơn cho các trường hợp viêm đường hô hấp liên quan đến dị ứng.

Cách dùng: Người bệnh nhỏ trực tiếp thuốc Corticoid vào lỗ mũi, mỗi lần khoảng 1 đến 2 giọt, ngày dùng 1 đến 2 lần.

Lưu ý: Không sử dụng Corticoid nếu mẫn cảm với thành phần thuốc. Trẻ em và phụ nữ trong thai kỳ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

7. Các thuốc co mạch mũi

Thuốc trị viêm xoang giúp co mạch mũi cũng thường được kê đơn, đặc biệt trong trường hợp người bệnh bị tắc mũi, nghẹt mũi mức độ nặng. Những loại thuốc này có thể là Naphazolin, Xylometazolin,… và được sản xuất dưới dạng dung dịch nhỏ mũi. Khi đi vào bên trong khoang mũi, thuốc sẽ khiến thành mạch co lại, giảm tình trạng sưng tấy do viêm và giúp người bệnh dễ hô hấp hơn.

Naphazolin là thuốc co mạch mũi được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm xoang
Naphazolin là thuốc co mạch mũi được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm xoang

Cách dùng: Người bệnh nhỏ khoảng 1 đến 2 giọt dung dịch thuốc co mạch vào lỗ mũi, mỗi ngày dùng từ 2 đến 3 lần. 

Lưu ý: Không dùng thuốc co mạch với người mẫn cảm với thành phần hóa học trong thuốc. Không nên lạm dụng thuốc vì có thể gây tác dụng phụ đối với cơ thể.

8. Thuốc kháng histamin H1

Thuốc kháng histamin H1 là thuốc trị viêm xoang dành cho các trường hợp dị ứng có liên quan đến dị nguyên như lông thú nuôi, phấn hoa, bụi bẩn,…. Các thuốc kháng histamin H1 thường dùng là Pyrilamine, Cyclizine,… Thuốc kháng histamin H1 được bào chế dạng viên nén và dùng bằng đường uống.

Loại thuốc này hoạt động với cơ chế ức chế kháng thể cholinergic, nhờ vậy mà các triệu chứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, nghẹt mũi được cải thiện nhanh chóng.

Cách dùng: Uống trực tiếp với nước, liều lượng tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Thuốc kháng histamin H1 có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần uống thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn của chuyên gia.

ĐỪNG BỎ LỠ: CHUYÊN GIA CHO BIẾT: “Hơn 90% người bệnh đều mắc sai lầm này khi điều trị viêm xoang, viêm mũi”

9. Thuốc trị viêm xoang do nấm Amphotericin B

Người bị viêm xoang do nhiễm nấm có thể dùng thuốc kháng nấm Amphotericin B. Loại thuốc này hoạt động với cơ chế liên kết vào ergosterol ở màng tế bào của nấm, sau đó làm biến đổi tính thấm của màng tế bào, khiến nấm không thể tiếp tục phát triển được.

Amphotericin B có nhiều dạng chế phẩm khác nhau, từ thuốc tiêm, liposom, siro uống đến viên nén. Người bệnh viêm xoang nặng thường được kê đơn viên uống Amphotericin B.

Amphotericin B là thuốc trị viêm xoang do nhiễm nấm
Amphotericin B là thuốc trị viêm xoang do nhiễm nấm

Cách dùng: Uống trực tiếp với nước ấm, mỗi lần 1 viên (tương đường 100mg). Liều lượng chi tiết tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia.

Lưu ý: Amphotericin B có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau mỏi cơ, buồn nôn, đi ngoài, chán ăn. Thuốc không thích hợp với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú. 

10. Thuốc steroid dạng hít

Steroid dạng hít đôi khi cũng xuất hiện trong đơn thuốc trị viêm xoang. Đây là một loại thuốc chống viêm có khả năng cải thiện tình trạng tắc nghẽn đường thở gây khó thở ở người bệnh xoang. Tuy nhiên, steroid dạng hít được sử dụng phổ biến hơn ở bệnh nhân hen suyễn mãn tính. Loại thuốc này thường có tác dụng sau khoảng 1 đến 3 tiếng sử dụng. Thuốc hoạt động với cơ chế giảm sưng viêm màng xoang, thông thường người bệnh viêm xoang mãn tính nên dùng steroid theo đường uống.

Cách dùng: Người bệnh đưa đầu ống vào trong miệng, ấn nắp để thuốc xịt đều ra, trong lúc này người bệnh cần dùng sức hít vào để thuốc thẩm thấu vào đường thở. Mỗi ngày, người bệnh nên sử dụng từ 1 đến 2 lần.

Lưu ý: Không nên lạm dụng steroid dạng hít, người bệnh nên giảm liều lượng ngay khi các triệu chứng có dấu hiệu cải thiện. Trẻ em, thai phụ, người lớn tuổi nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng tại nhà.

Lưu ý khi dùng các thuốc trị viêm xoang

Khi sử dụng các thuốc trị viêm xoang, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. Người bệnh nên điều trị theo đơn để gia tăng hiệu quả và thúc đẩy thời gian phục hồi.
  • Trong khi dùng thuốc, nếu có các biểu hiện bất thường khi cần thông báo ngay đến bác sĩ để được tư vấn và xử lý.
  • Thuốc giảm đau, thuốc xịt mũi thường không cần kê đơn nhưng người bệnh vẫn nên tham khảo  ý kiến chuyên gia để kết quả điều trị đạt được tốt nhất.
  • Nếu dùng thuốc đủ lộ trình nhưng không nhận thấy sự cải thiện đáng kể, người bệnh cần đi khám lại để được chẩn đoán nguyên nhân và thay đổi phương án điều trị thích hợp hơn.
  • Lựa chọn mua thuốc ở những cửa hàng dược uy tín để đảm bảo chất lượng và hạn sử dụng. Người bệnh cũng nên đọc ký thông tin thành phần, cách dùng, liều lượng để tránh các trường hợp dùng sai cách hay quá liều.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về các loại thuốc trị viêm xoang được sử dụng phổ biến hiện nay, hy vọng có thể giúp ích phần nào cho bạn đọc. Bên cạnh quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường thể dục thể thao và các biện pháp vệ sinh tai mũi họng để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe bản thân.

XEM THÊM:

  • Tiêu xoang linh dược thang: Giải pháp điều trị viêm xoang không kháng sinh
  • Mẹ bầu chia sẻ hành trình điều trị viêm xoang dứt điểm viêm xoang an toàn cho con
Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Viêm Xoang Có Chữa Được Không

Bệnh viêm xoang có chữa được không là thắc mắc của không ít người bệnh hiện nay. Các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên nhanh chóng đi thăm khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên để có biện pháp điều trị kịp thời. Bởi nếu kéo dài quá lâu có thể khiến việc xử lý gặp khó khăn đồng thời làm gia tăng nguy cơ biến chứng ở người bệnh xoang. Bệnh viêm xoang có chữa được không? Bệnh viêm xoang xảy ra khi lớp niêm mạc của hốc xoang - khu vực nằm bên trong...

Xem chi tiết
Viêm Xoang Có Gây Ho Không

Viêm xoang có gây ho không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Mặc dù đây là bệnh về đường hô hấp gây nên các triệu chứng đặc trưng ở mũi nhưng đôi khi các vấn đề ở vùng hầu họng cũng cảnh báo bạn đang bị mắc bệnh về viêm xoang. Bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu tại sao viêm xoang lại dẫn đến ho và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Viêm xoang có gây ho không? Nguyên nhân do đâu? Với thắc mắc bệnh viêm xoang có gây ho không? Các...

Xem chi tiết
Viêm Xoang Có Bị Ù Tai Không

Viêm xoang có bị ù tai không là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong một số trường hợp, bệnh nhân xoang bị ù tai có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm đã lan rộng sáng một số vị trí khác ngoài hốc xoang. Vậy làm thế nào để có thể phòng ngừa tình trạng này hiệu quả nhất?  Viêm xoang có bị ù tai không? Viêm xoang thường xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào các mô trong hốc xoang và khiến chúng bị kích ứng. Hậu quả...

Xem chi tiết
Viêm Xoang Sàng Sau Mãn Tính

Viêm xoang sàng sau mãn tính có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy những kiến thức tổng quan về bệnh dưới đây sẽ giúp bạn đọc sớm phát hiện và có giải pháp chữa trị trước khi bệnh nặng hơn. Viêm xoang sàng sau mãn tính là bệnh gì? Nguy hiểm không? Theo cấu trúc xoang, xoang sàng sau nằm ở vị trí phía trong xương hàm (dưới trán, phía trên hốc mũi và giữa 2 mắt). Bên trong có 4 hốc thông với nhau và thông với mũi...

Xem chi tiết
Viêm Xoang Lây Qua Đường Nào

Viêm xoang là bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, do các tác nhân như vi khuẩn, virus, yếu tố môi trường… gây nên. Điều này khiến xoang mũi của người bệnh tích trữ nhiều dịch nhầy, bị viêm nhiễm và gây khó khăn cho đường thở. Vậy bệnh viêm xoang lây qua đường nào? Phòng ngừa bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ những thông tin sau. Bệnh viêm xoang lây qua đường nào? Viêm xoang là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm từ người sang người, đặc biệt nếu...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Thuốc chữa
Viêm xoang gây đau răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm xoang gây đau răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm xoang gây đau răng thường xảy ra khi người bệnh bị nhiễm trùng xoang hàm. Theo các bác sĩ,...
Chi phí mổ viêm xoang mũi tốn kém bao nhiêu? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Chi phí mổ viêm xoang mũi tốn kém bao nhiêu? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Chi phí mổ viêm xoang mũi, khi nào nên phẫu thuật viêm xoang đang là những vấn đề nhận được...
Bài thuốc trị viêm xoang Tiêu Xoang linh dược thang

Hết Viêm Xoang Ngay Sau Một Liệu Trình Tiêu Xoang Linh Dược Thang

Viêm xoang là một trong những bệnh lý có tính chất dai dẳng, dễ tái phát, được nhiều người cho...
Viêm xoang nặng

Viêm Xoang Nặng Nguy Hiểm Không? Cách Trị Bệnh Hiệu Quả Nhất

Viêm xoang nặng là một trong những giai đoạn báo hiệu tình trạng viêm xoang trở nên mãn tính, khó...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top