Bác sĩ khuyên đau dạ dày nên ăn gì và cần kiêng những gì?
Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến ai cũng có nguy cơ mắc phải, có thể ảnh hưởng đến nhiều người trong mọi độ tuổi. Để điều trị hiệu quả và cải thiện các triệu chứng, việc chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày là rất quan trọng. Vậy, để hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh đau dạ dày, chúng ta cần biết những thực phẩm tốt cho dạ dày nào nên ăn và những thực phẩm nào nên tránh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin chi tiết về chế độ ăn uống phù hợp cho người bị đau dạ dày.
Bệnh nhân đau dạ dày nên ăn gì?
Dù ở cấp độ bệnh nặng hay nhẹ, các bác sĩ luôn khuyến cáo các bệnh nhân của mình cần phải chú ý nhiều hơn về chế độ ăn uống của mình. Bởi dung nạp thức ăn không phù hợp là một trong những nguyên nhân có thể khiến bệnh lý đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Sau đây là một số loại thực phẩm nên tăng cường.
Chuối chín
Các bác sĩ khuyên bệnh nhân dạ dày nên ăn nhiều chuối chín, bởi trong chuối có những loại hoạt chất có khả năng trung hòa axit dạ dày tăng cao.
Hơn nữa, chuối chín có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và kích thích sản sinh lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Pectin là hoạt chất quan trọng, với công dụng giảm đau, giảm đầy hơn, khó tiêu rất tốt. Ăn nhiều chuối giúp ngăn chặn những sự tấn công của vi khuẩn có hại, trong đó có vi khuẩn HP – tác nhân chính gây đau dạ dày.
Đau bao tử nên ăn gì? – Nước dừa tươi
Người bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng nước dừa tươi. Không chỉ giúp cơ thể cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu, nước dừa còn giúp cải thiện chứng viêm loét dạ dày tá tràng rất hiệu quả.
Trong nước dừa tươi có thành phần các loại enzyme tự nhiên ví dụ: dehydrogenase, peroxidase,.. giúp tăng cường tiêu hóa trong dạ dày. đồng thời kích thích dịch nhầy niêm mạc tiết ra nhiều hơn.
Axit lauric có trong dạ dày cũng sẽ được chuyển hóa thành monolaurin nhằm loại bỏ, ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn tồn tại trong đường tiêu hóa.
Người bị đau dạ dày nên ăn gì? – Gừng
Thực tế gừng có rất nhiều công dụng chữa bệnh, với tính cay ấm sẵn sóc, đấy là một loại thực phẩm rất khuyên dùng cho bệnh nhân dạ dày. Các thành phần trong củ gừng giúp làm ấm cơ thể, kháng viêm, kích thích hệ tiêu hóa làm việc và tiêu diệt vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày.
Với gừng, có nhiều cách để bệnh nhân đau dạ dày có thể áp dụng hàng ngày. Trong đó, uống trà gừng với nước ấm, mật ong được đánh giá là vừa dễ dùng, vừa hiệu quả bậc nhất.
Đau dạ dày nên ăn gì? – Sữa chua
Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân đau dạ dày, viêm loét dạ dày được các bác sĩ khuyên dùng. Như đã biết, sữa chua cung cấp một lượng lớn vi khuẩn có lợi cho cơ thể, điều này giúp cân bằng và kiểm soát sự hoạt động của các vi khuẩn có hại, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Tác dụng cải thiện bệnh đau dạ dày của sữa chua đã được kiểm nghiệm bằng các nghiên cứu. Ví dụ, Tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ đã từng đăng tin rằng việc bổ sung sữa chua trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mang lại hiệu quả gấp 4 lần, đối với các bệnh nhân đau dạ dày do vi khuẩn HP gây nên.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những đối tượng thường xuyên sử dụng sữa chua đã giảm thiểu đáng kể số lượng vi khuẩn HP trong đường ruột. Hơn nữa, đây còn là một loại thực phẩm vô cùng an toàn, ai cũng có thể sử dụng được. Vậy nên, những bệnh nhân dạ dày hoặc đối tượng có dấu hiệu viêm loét dạ dày rất nên sử dụng sữa chua mỗi ngày.
Đau dạ dày ăn gì tốt? – Đậu bắp
Ít ai biết đến công dụng cải thiện bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa và dạ dày của đậu bắp quen thuộc. Chất nhờn của đậu bắp giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt. Đồng thời, hoạt chất polysaccharides có trong loại thực phẩm này còn giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP.
Quả đậu bắp cũng chứa nhiều chất xơ, tăng cường hỗ trợ cho sự hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón, tốt cho đường ruột.
Ăn gì trị đau bao tử? Bánh mì thô
Ăn bánh mì thô là một cách giúp trung hòa axit trong dạ dày, thấm hút axit dư thừa nhờ đó cải thiện cơn đau đáng kể. Khi axit dạ dày được cân bằng, các tổn thương sẽ có điều kiện để làm lành nhanh hơn.
Loại bánh mì bệnh nhân đau dạ dày nên sử dụng là bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên cám, hạn chế dùng bánh mì được làm từ bột mì.
Đau bao tử thì nên ăn gì? Lá bạc hà
Nhiều mẹo dân gian trị bệnh đau, viêm loét dạ dày sử dụng lá bạc hà, vì thế đây đích thực là loại thực phẩm đặc biệt tốt khi sử dụng hàng ngày. Lá bạc hà giúp hỗ trợ cải thiện những triệu chứng của bệnh như khó tiêu, ợ hơi, tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày,…
Ngoài việc sử dụng lá bạc hà như một loại rau ăn kèm các món ăn hàng ngày, người bệnh có thể linh hoạt với các cách khác như pha trà bạc hà uống hoặc ăn kẹo bạc hà.
Ăn gì khi đau dạ dày? Hạt thì là
Hạt của cây thì là có thành phần là các hoạt chất được nhận định là có tác dụng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, hỗ trợ cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu và giúp làm lành các tổn thương ở niêm mạc.
Hơn nữa, trong hạt thì là có chứa nhiều vitamin C, B3, kali, mangan, sắt, fenchone carotenoids,… đặc biệt tốt cho sức khỏe. Hạt thì là cũng được Đông y học sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày.
Nha đam (lô hội)
Nước ép nha đam được biết đến là thần dược cho làn da và mái tóc, ít ai biết đến công dụng cải thiện bệnh lý đau dạ dày của loại cây này. Các hoạt chất có trong nha đam giúp giảm lượng axit có trong dạ dày, loại bỏ những độc tố gây hại đến hệ tiêu hóa, đồng thời cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Người bệnh nên sử dụng nước ép nha đam sau bữa ăn hàng ngày để ngăn ngừa chứng ợ hơi hay trào ngược dạ dày.
Khoai lang
Tinh bột của khoai lang khi đi vào dạ dày sẽ tạo thành một lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn có hại, nhờ đó giảm thiểu được tình trạng viêm loét thành niêm mạc.
Ngoài ra, người mắc bệnh dạ dày được khuyên sử dụng khoai lang bởi hàm lượng β-caroten trong thực phẩm này khá lớn, hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ các mô và tế bào tránh khỏi sự ảnh hưởng của các gốc tự do.
Ăn khoai lang còn giúp bổ sung magie, chống lại các căng thẳng thần kinh, ngăn chặn những cơn đau thắt ở vùng thượng vị. Khoai lang nên chế biến kỹ trước khi ăn và không nên ăn khi bụng đói hoặc sau 8h tối, bởi đây là thời điểm dạ dày hoạt động yếu nhất.
Thực phẩm thô
Thực phẩm dạng thô có chứa nhiều chất xơ và các nguyên tố vi lượng tốt cho cơ thể. Do vậy, đây là một nhóm thực phẩm rất có lợi cho bệnh đau dạ dày. Chưa kể, trong thành phần của thực phẩm thô cũng dồi dào chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt.
Một số loại thực phẩm thô có thể sử dụng hàng ngày ví dụ như: gạo lứt, ngô, nếp lứt, hạt mè, hạt điều, hạt bí thô,…
Đau dạ dày không nên ăn gì?
Rất nhiều loại thực phẩm có thể khiến người bệnh đau dạ dày gặp phải những khó khăn trong việc tiêu hóa, khiến niêm mạc tổn thương và gây ra những cơn đau co thắt. Điển hình là những loại thực phẩm sau đây:
Đau dạ dày nên kiêng ăn gì? Đồ ăn cay nóng
Tuyệt đối tránh xa đồ ăn cay nóng nếu bạn bị đau dạ dày hoặc nghi ngờ bị đau dạ dày. Những loại đồ ăn này khiến axit dạ dày tăng nhanh không kiểm soát, khiến tình trạng viêm loét ngày càng trầm trọng và khó lành hơn.
Với những người đã được chẩn đoán là loét dạ dày lại càng phải tránh xa đồ ăn cay nếu không sẽ gặp phải hiện tượng đau thắt thượng vị, buồn nôn liên tục.
Thực phẩm giàu chất béo
Đa phần các thực phẩm chứa nhiều chất béo đều rất khó tiêu hóa. Nếu thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm này sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém đi, mất cân bằng PH đường ruột. Như vậy bệnh đau dạ dày sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Chất béo về cơ bản cũng không tốt cho sức khỏe bởi chúng có thể khiến cân nặng tăng không kiểm soát, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp,…
Các loại đồ uống có chứa cafein
Đồ uống chứa cafein cụ thể là cà phê là đồ uống quen thuộc của nhiều người nhằm mang lại tinh thần sảng khoái, phấn chấn cho một ngày mới. Tuy nhiên, theo một vài thông tin cho rằng cà phê gây hại đến dạ dày bởi có chứa hoạt chất tanin, cafein, acid chlorogenic,… khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích. Do vậy, uống nhiều cà phê có thể khiến người bệnh bị đau bụng, nôn mửa trầm trọng.
Đồ uống chứa cồn, chất kích thích
Các loại đồ uống có cồn khi dung nạp vào cơ thể sẽ khiến các mô và tế bào bị ảnh hưởng tương đối nhiều. Quá trình hình thành dịch nhầy bảo vệ niêm mạc bị cản trở, dịch axit tăng mạnh càng khiến dạ dày bị tổn thương sâu hơn.
Quá trình tiêu hóa thức ăn ở những người thường xuyên sử dụng bia rượu sẽ khó khăn hơn so với những người khác. Thức ăn bị ứ động khiến bụng chứng, nóng ran, đau thắt.
Chưa kể, việc sử dụng quá nhiều rượu bia có thể khiến áp lực CO2 trong dạ dày tăng mạnh, có thể xảy ra xuất huyết dạ dày, nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Một số loại đồ ăn có tính axit
Ở những người bị đau dạ dày, dịch axit đã rất lớn, nếu tiếp tục tăng axit sẽ gây đau, loét dạ dày nghiêm trọng. Thậm chí chính những thực phẩm này là tác nhân gây nên tình trạng loét dạ dày.
Các loại đồ ăn có tính axit điển hình là: cam, chanh, dứa, cà chua, đồ ăn lên men, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn có vị chua, đồ ăn nhiều vitamin C,…
Đau bao tử kiêng ăn gì? – Các loại đậu
Đầy hà lan, đậu tương, đậu đỏ,… và nhiều loại đậu khác có chứa một loại đường tên là FODMAPS, loại đường này là tác nhân gây ra chứng ợ chua, khó tiêu, đau bụng,…
Ăn nhiều đậu khiến lượng hoạt chất carbohydrate trong cơ thể tăng, điều này khiến axit dạ dày cũng tăng lên. Do vậy, bệnh nhân đau dạ dày nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đậu trong bữa ăn hàng ngày.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi bị đau dạ dày
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần kiêng khem một vài món ăn thì chứng đau dạ dày sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, có một yếu tố còn quan trọng hơn cả đó là chế độ và hình thức ăn uống. Người mắc đau dạ dày cần phải lưu ý một vài vấn đề quan trọng như sau:
- Đồ ăn nên thái nhỏ, nấu chín thật kỹ, không nên ăn đồ ăn còn sống, sượng. Khi ăn, cần nhai thật kỹ để thức ăn khi vào dạ dày không gây áp lực lên thành dạ dày và niêm mạc.
- Ưu tiên chế biến món ăn bằng cách luộc hoặc hấp, hạn chế các món chiên xào để không dung nạp quá nhiều chất béo.
- Không nên ăn quá no khiến dạ dày bị phồng, giãn khiến lượng axit lại càng tiết nhiều hơn gây ảnh hưởng đến các vết thương, gây đau ở vùng thượng vị.
- Ăn đúng giờ, lặp lại đều đặn mỗi ngày, tránh để bụng quá đói mới ăn, lúc này dạ dày rất nhạy cảm.
- Tuyệt đối không bỏ bữa, rất nhiều người có thói quen bỏ bữa sáng, nhịn ăn để giảm cần, điều này khiến bệnh đau dạ dày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sau khi ăn nên ngồi nghỉ ngơi để dạ dày tiêu hóa thức ăn, không nằm hoặc chạy nhảy vận động mạnh.
- Lưu ý về các món ăn thường ngày, tốt nhất nên tham khảo chuyên gia, dinh dưỡng để có một thực đơn riêng biệt cho bệnh nhân dạ dày.
- Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng nên thay đổi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, hạn chế suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, stress tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
Người bệnh đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì luôn là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Một vài món ăn có thể vừa có lợi, vừa có hại cho niêm mạc dạ dày. Do vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi xây dựng thực đơn cho mình và người thân. Luôn luôn cẩn thận trong các bữa ăn để không phải đối mặt với những cơn đau khó chịu ở vùng thượng vị.
ArrayThông thường những người bị đau dạ dày sẽ tìm đến các loại thuốc giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì không đơn giản như vậy. Bởi một số loại thuốc dạ dày có thể gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vậy uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nên sử dụng những biện pháp điều trị nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất, hãy cùng theo dõi....
Xem chi tiếtBà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào là một trong nhiều chủ đề liên quan đến sức khỏe được quan tâm hiện nay. Tình trạng này nếu kéo dài ở phụ nữ mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần. Bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây. Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào: 12 biện pháp hiệu quả Quá trình mang thai đem đến nhiều sự thay đổi ở người phụ nữ, thường liên quan...
Xem chi tiếtBị đau dạ dày nên làm gì luôn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi cơ thể có các triệu chứng của căn bệnh này. Để giáp đáp thắc mắc đó, bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp 10 phương pháp giúp điều trị đau dạ dày tại nhà hiệu quả mà bạn nên biết. Người bị đau dạ dày nên làm gì - 10 phương pháp hiệu quả “Người bị đau dạ dày nên làm gì” sẽ không còn là câu hỏi quá khó khăn khi bạn biết đến 10 phương pháp xử lý các...
Xem chi tiếtĐau dạ dày có mấy cấp độ là thắc mắc của không ít người. Mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh lại đi kèm với những biểu hiện khác nhau và dễ gây ra sự nhầm lẫn với các tình trạng rối loạn tiêu hóa khác. Nếu bạn đọc quan tâm và muốn đi sâu tìm hiểu chủ đề thú vị nói trên thì nhất định đừng bỏ qua bài viết sau đây. Đau dạ dày có mấy cấp độ? Trong số những bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, đau dạ dày là phổ biến hơn cả. Tình trạng...
Xem chi tiếtNếu muốn tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ngay khi phát hiện những triệu chứng, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín thăm khám, nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị các bệnh viện quan đến đường tiêu hóa, tuy nhiên đâu mới là cái tên đáng để bạn gửi gắm niềm tin, thời gian và tiền bạc? Nếu đang băn khoăn khám dạ dày ở bệnh viện nào, hãy cùng tìm hiểu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!