Viêm Khớp Liên Cầu

Viêm khớp liên cầu là bệnh lý ở xương khớp so với các thể viêm khớp khác thì thường ít gặp hơn. Bệnh này do trực trùng Gr(-) hoặc do vi khuẩn Escherichia tồn tại trong dịch khớp gây ra. Đây một căn bệnh được đánh giá là có nguy cơ dẫn đến biến chứng rất cao nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.

Bệnh viêm khớp liên cầu là gì? Có nguy hiểm không

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội xương khớp Việt Nam, chỉ có khoảng 3% người mắc viêm khớp liên cầu được khám và điều trị tại bệnh viện. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng biến chứng của bệnh này chiếm khoảng 87%. Do đó, việc tìm hiểu thông tin về bệnh là gì và phương pháp chữa trị ngay từ sớm là rất cần thiết.

Bệnh viêm khớp liên cầu là một dạng tổn thương do vi khuẩn liên cầu có trong dịch khớp gây ra. So với các thể viêm khớp khác thì bệnh này hiếm gặp hơn nhờ tác dụng của một số kháng sinh trong quá trình điều trị nhiễm trùng nguyên phát.

Viêm khớp liên cầu là bệnh lý xương khớp ít phổ biến
Viêm khớp liên cầu là bệnh lý xương khớp ít phổ biến

Tuy nhiên, viêm khớp liên cầu vẫn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể những biến chứng có thể xảy ra với người bệnh nếu không được điều trị kịp thời gồm:

  • Tác động lên sụn khớp: Gây tổn thương sụn khớp ở các khớp lớn, nếu nhiều khớp sụn bị tổn thương sẽ dẫn đến viêm đa khớp. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của người bệnh.
  • Tác động lên tim, phổi: Vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây tổn thương đến các cơ quan quan trọng của cơ thể. Từ đó khiến cho chức năng của các bộ phận này bị rối loạn.
  • Tác động lên các cơ quan nội tạng khác: Vi khuẩn từ các ổ viêm theo đường máu chúng xâm nhập vào các cơ quan bên trong cơ thể. Khi cơ thể người bệnh bị suy giảm miễn dịch các vi khuẩn sẽ gia tăng hoạt động và gây ra các bệnh lý nhiễm khuẩn, nhiễm trùng khác.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây viêm khớp liên cầu chủ yếu là do sự xâm nhập vào sâu cơ thể của vi khuẩn liên cầu Streptococcus. Bệnh này thường xuất hiện sau các tổn thương tại khớp hoặc một số cơ quan khác. Những nguyên nhân chủ yếu gây viêm khớp liên cầu gồm:

  • Hầu hết các trường hợp viêm khớp liên cầu chủ yếu do trực trùng Gr (-) và một số ít vi khuẩn escherichia tồn tại bên trong dịch khớp. Ngoài ra cũng có một số trường hợp thường xuyên sử dụng pseudomonas aeruginosa trong thời gian dài tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn liên cầu tấn công.
  • Bệnh cũng do một số tác nhân cơ giới như chấn thương khớp, rách hở bao khớp,… Đây là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể.
  • Bên cạnh khớp xuất hiện một số ổ nhiễm khuẩn như viêm cơ, gân, xương, mụn nhọt, viêm đường tiết niệu, viêm bộ phận sinh dục,… Đây là những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển bệnh lý.
  • Bệnh còn có thể do tác động của các thủ thuật chọc dò dịch khớp, tiêm khớp nhưng không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc không đảm bảo vô trùng.
  • Nhiễm trùng tại một số cơ quan như viêm đa cơ, viêm các màng, viêm phổi,…
  • Ở những đối tượng có đề kháng kém và dễ nhiễm khuẩn như trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ mang thai, người già, người bệnh tiểu đường, người bị thiếu chất, người sử dụng Corticosteroid trong thời gian dài, người bị chấn thương khớp, viêm khớp thấp, thoái hóa khớp, người có tiền sử mắc bệnh về xương khớp có nguy cơ mắc viêm khớp liên cầu rất cao.
Viêm khớp liên cầu do đâu? Triệu chứng bệnh và cách điều trị
Viêm khớp liên cầu do đâu? Triệu chứng bệnh và cách điều trị

Viêm khớp liên cầu có nhiều biểu hiện triệu chứng khác nhau. Đặc biệt, các triệu chứng khởi phát rất đột ngột, tiến triển nhanh chóng, có tính cấp tính. Viêm khớp liên cầu có triệu chứng tại chỗ và một số triệu chứng toàn thân, cụ thể:

Triệu chứng tại chỗ

  • Biểu hiện sưng đau, nóng đỏ rõ rệt ở ổ khớp bị viêm.
  • Các cơn đau đến từng đợt hoặc kéo dài.
  • Khi bệnh nhân cử động hoặc đi lại thì mức độ đau tăng lên.
  • Những vị trí viêm xuất hiện tình trạng tràn dịch ổ khớp viêm, mưng mủ.

Triệu chứng toàn cơ thể

  • Người bệnh có biểu hiện uể oải, mệt mỏi, khó chịu.
  • Vận động bất tiện, khó khăn, ngay cả khi vận động nhẹ nhàng cũng xuất hiện cảm giác đau mỏi.
  • Người bệnh chán ăn, ăn kém dẫn đến cơ thể gầy yếu, sụt cân.
  • Sốt cao từ 39 – 40 độ.
  • Lưỡi bẩn, môi khô, miệng nứt nẻ, biểu hiện hụt hơi, thở khó.
  • Đôi khi cũng có trường hợp người bệnh nổi hạch ở xung quanh vùng khớp. Ngoài ra còn có một số người còn xuất hiện các tổn thương da như chốc mép, hăm kẽ, viêm quầng,… Tuy nhiên, đây là những triệu chứng ít gặp và không phổ biến.
Triệu chứng viêm khớp liên cầu khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh chóng
Triệu chứng viêm khớp liên cầu khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh chóng

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp liên cầu

Khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu của viêm khớp liên cầu người bệnh cần chú ý hãy tới các trung tâm y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác. Bệnh nhân sẽ được tiến hành chẩn đoán qua các hình thức sau:

Lâm sàng

Đầu tiên người bệnh sẽ được hỏi về tiền sử bệnh. Dựa trên quan sát thông thường và kiểm tra vùng đau mà bác sĩ bước đầu chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm

Khi nghi ngờ mắc viêm khớp liên cầu các bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành các xét nghiệm. Các xét nghiệm vi sinh được thực hiện để xác nhận sự có mặt của vi khuẩn liên cầu. Bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Nhằm xác định tốc độ lắng máu, từ đó thấy được tiến triển của phản ứng viêm.
  • Cấy máu: Nuôi cấy vi khuẩn có trong mẫu máu của người bệnh giúp bác sĩ xác định chính xác chủng vi khuẩn gây bệnh. Qua đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Bác sĩ tiến hành chọc ổ khớp để lấy dịch xét nghiệm. Dựa trên kết quả thu được sẽ khẳng định có hay không các mủ ở khớp.

Chẩn đoán hình ảnh

Từ kết quả chụp CT, X-quang sẽ kết luận về vị trí và mức độ tổn thương của ổ khớp. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp phân biệt giữa viêm khớp liên cầu với các bệnh khác. Người bệnh được kết luận mắc viêm khớp liên cầu khi:

  • Kết quả xét nghiệm cấy máu hoặc cấy dịch khớp cho kết quả dương tính. Qua đó xác nhận vi khuẩn liên cầu có trong mẫu bệnh phẩm.
  • Hình ảnh X-quang thấy rõ tổn thương ở các khớp trong cơ thể.
  • Kết quả trên kết hợp với các triệu chứng rõ ràng trên cơ thể người bệnh.
Các xét nghiệp có thể được thực hiện để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh
Các xét nghiệp có thể được thực hiện để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh

Biện pháp điều trị bệnh viêm khớp liên cầu

Bệnh viêm khớp liên cầu có tốc độ triển rất nhanh nên cần thăm khám và điều trị sớm. Những biện pháp giúp cải thiện tình trạng này cũng như chấm dứt biểu hiện bệnh bao gồm sử dụng thuốc trị viêm đau khớp bằng Tây y, Đông y và mẹo dân gian.

Mẹo dân gian chữa viêm khớp liên cầu

Trong trường hợp phát hiện sớm và triệu chứng mới khởi phát thì có thể tự điều trị tại nhà. Phương pháp chữa bệnh bằng dân gian rất an toàn, dễ thực hiện và ứng dụng. Nhưng mẹo này chỉ tạm thời giảm triệu chứng chứ không điều trị được tận gốc căn nguyên bệnh.

Lá lốt

Nguyên liệu này có tính ấm và chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn cao. Ngoài ra, lá lốt còn khả năng chống viêm, giảm đau.

Chuẩn bị: 1 đến 2 nắm lá lốt tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt rồi để ráo nước, sau đó cho lên chảo nóng sao vàng rồi thêm muối biển vào.
  • Sao cho đến khi lá lốt vàng đều và có mùi thơm thì dừng lại.
  • Cho lá lốt đã sao vào túi chườm bằng vải rồi đắp lên các khớp đau.
  • Nếu nguội thì chỉ cần sao nóng lại, sau đó tiếp tục đắp lên vùng đau.

Ngải cứu

Ngải cứu chứa nhiều thành phần có tính kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Sử dụng ngải cứu rất tốt trong các trường hợp nóng đỏ, sưng viêm ở cổ khớp.

Ngải cứu là nguyên liệu quen thuộc, rất dễ kiếm
Ngải cứu là nguyên liệu quen thuộc, rất dễ kiếm

Chuẩn bị: 100gr lá ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ngải cứu đã chuẩn bị, để ráo nước rồi cho vào cối giã nát.
  • Trộn vào ít giấm gạo với lá ngải cứu, sao nóng hỗn hợp trên chảo đến khi có mùi thơm.
  • Cho hỗn hợp này vào túi vải và đắp lên khu vực khớp bị sưng.

Đu đủ

Trong Đông y, đu đủ được xem là “thần dược” trong việc điều trị viêm khớp hay cột sống. Nguyên liệu này chứa hoạt chất có tác dụng tiêu viêm, trừ phong thấp hiệu quả.

Chuẩn bị: Đu đủ xanh, mễ nhân.

Cách thực hiện:

  • Đem gọt bỏ vỏ đu đủ, rửa sạch rồi cắt thành miếng vừa ăn.
  • Cho đu đủ cùng với mễ nhân vào nồi nước sạch đun thật kỹ.
  • Khi mễ nhân chín mềm có thể cho thêm một chút đường vào cho dễ ăn.
  • Dùng món ăn ngay khi còn nóng để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Những mẹo dân gian chữa viêm đau khớp này được thực hiện đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên dược tính của những bài thuốc này chưa đủ mạnh nên thường không giúp trị bệnh tận gốc. Người bệnh nên kết hợp thêm với các phương pháp trị bệnh khác để đạt hiệu quả tốt hơn.

Điều trị bằng Tây y

Phần lớn bệnh nhân mắc viêm khớp liên cầu được chỉ định theo Tây y. Phương pháp này giúp giảm nhanh những cơn đau và tác dụng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần có sự hỗ trợ và chỉ định của bác sĩ để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị nội khoa

Nguyên nhân gây viêm khớp liên cầu là do liên cầu khuẩn. Vì vậy cần dùng kháng sinh để điều trị bệnh lý này.

  • Kháng sinh: Clindamycin 2,4g, Nafcillin 2g, penicillin đều dùng tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc chống viêm giảm đau: Một số thuốc thường được chỉ định như paracetamol, codein,..
Điều trị bằng Tây y giúp giảm nhanh những cơn đau
Điều trị bằng Tây y giúp giảm nhanh những cơn đau

Điều trị ngoại khoa

Nếu viêm khớp liên cầu có tổn thương mô mềm, mô sụn thì cần loại bỏ tổ chức viêm nặng bằng cách phẫu thuật lấy mủ ở ổ khớp hoặc loại bỏ dịch khớp. Chúng có nguy cơ lây lan sang các tổ chức khác trong cơ thể. Sau đó người bệnh tiếp tục thực hiện liệu trình điều trị bằng kháng sinh để nhanh chóng hồi phục.

Biện pháp phối hợp điều trị

Mỗi giai đoạn và biểu hiện của bệnh bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn để giúp hỗ trợ quá trình điều trị:

  • Nội soi rửa khớp: Mục đích giúp loại bỏ bớt dịch mủ trong ổ khớp, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó giúp việc điều trị bằng thuốc có hiệu quả tốt hơn.
  • Dẫn lưu khớp: Biện pháp này can thiệp vào ổ khớp và làm giảm bớt khối lượng mủ viêm trong ổ khớp.

Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín

Khi bị viêm khớp liên cầu không những sức khoẻ giảm sút mà đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, việc thăm khám và chữa trị sớm tại các địa chỉ uy tín, chất lượng là cần thiết. Một số gợi ý về địa chỉ chỉ chữa bệnh cho người bệnh bị viêm khớp liên cầu như:

  • Bệnh viện E

Bệnh viện sở hữu chuyên khoa xương khớp, khoa chấn thương chỉnh hình và khoa phục hồi chức năng. Cùng đội ngũ bác sĩ, y tá xương khớp giỏi, giàu kinh nghiệm như Bác sĩ Mai Thị Minh Tâm, PGS TS bác sĩ Đặng Hồng Hoa,… Địa chỉ bệnh viện tại số 89 đường Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội – Điện thoại 024 3754 3650.

  • Bệnh viện Việt Đức

Đây là bệnh viện chuyên khoa đặc biệt, là nơi đào tạo và sản sinh ra nhiều danh y, thầy thuốc hàng đầu trong cả nước. Bệnh viện Việt Đức có các chuyên khoa về xương khớp nên bệnh nhân viêm khớp liên cầu hoàn toàn yên tâm khi điều trị tại đây. Người bệnh có thể đến địa chỉ 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội – Điện thoại 024 38 248 308 để được tư vấn.

Người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị
Người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị

Người bệnh viêm khớp liên cầu cần lưu ý gì?

Viêm khớp liên cầu là bệnh lý do vi khuẩn gây nên, do đó bệnh nhân cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau. Những điều này giúp quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh được thuận lợi, hiệu quả tốt:

  • Khi cơ thể bị các tổn thương da như rách da cần rửa bằng cồn và vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm trùng.
  • Khi bị chấn thương khớp cần điều trị ngay và vệ sinh vết thương, tránh gây nhiễm khuẩn ổ khớp.
  • Không ăn các thức ăn chứa nhiều đạm như thịt lợn, thịt bò, hải sản,… Tránh sử dụng đồ ăn chiên xào vì nhiều dầu mỡ; hạn chế đồ ăn đông lạnh, đồ ăn nhanh, đồ uống có gas, chất kích thích,… Bởi chúng có rất nhiều chất phụ gia và chất bảo quản không tốt cho khớp.
  • Tăng cường thể dục thể thao bằng những bài tập đơn giản hoặc những bộ môn chuyên nghiệp. Gây dựng lối sống lành mạnh, cân bằng nhằm tăng cường miễn dịch và sức đề kháng.
  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc kháng sinh để tránh tình trạng kháng kháng sinh gây không đáp ứng khi điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nói chung. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi đã thăm khám và có chỉ định của bác sĩ.
  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ hằng ngày để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong cơ thể.

Mặc dù viêm khớp liên cầu không gây nguy hiểm quá lớn với sức khỏe người bệnh nhưng lại đem đến những bất tiện khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa đây là bệnh lý về nhiễm khuẩn nên rất dễ dàng tái phát. Vì vậy, người bệnh cần chủ động tìm hiểu và chữa trị dứt điểm bệnh.

Array
Câu hỏi thường gặp
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Phản Ứng Có Hết Không

Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Có Nên Tập Thể Dục

Đau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên.  Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không

Việc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...
Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...
[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top