Đau khớp Cổ Tay Sau Sinh

Đau khớp cổ tay sau sinh khiến sinh hoạt thường nhật của không ít chị em bị ảnh hưởng. Chính vì thế, việc nắm rõ về các nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như cách xử lý hiệu quả, nhanh chóng nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bạn đọc muốn tìm hiểu về chủ đề nói trên thì đừng bỏ qua một số những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây!

Bị đau khớp cổ tay sau sinh là bệnh gì?

Đau khớp cổ tay khi mang thai và sau khi sinh vốn không phải hiện tượng hiếm gặp. Người bệnh thường cảm thấy nhức mỏi và khó chịu ở vùng cổ tay, khiến việc thực hiện các hoạt động thường ngày như cầm nắm bị ảnh hưởng rõ rệt. Theo các chuyên gia, đau khớp cổ tay sau sinh có thể xuất phát từ một số vấn đề sau đây:

Khớp cổ tay căng thẳng quá mức

Khớp cổ tay căng thẳng quá mức cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau khớp cổ tay sau sinh. Điều này thường là kết quả của việc bế con sai tư thế, bế con quá lâu, chấn thương như va đập,… Thông thường thì tình trạng này không quá nghiêm trọng, người mẹ chú ý nghỉ ngơi một vài ngày sẽ thuyên giảm.

Khớp cổ tay căng thẳng, chịu nhiều áp lực có thể bị đau nhức khó chịu
Khớp cổ tay căng thẳng, chịu nhiều áp lực có thể bị đau nhức khó chịu

Cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng

Sau khi sinh con, nếu người mẹ không chú ý chăm sóc cơ thể và xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì nguy cơ thiếu chất rất dễ xảy ra. Trong trường hợp hệ thống xương khớp không được bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D, tình trạng đau nhức tại các khớp xương lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.

Viêm xương khớp

Nếu tình trạng xuất hiện sớm và kéo dài lâu bất thường, ví dụ như đau khớp cổ tay khi mang bầu đến cả khi sau sinh, rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm xương khớp. Viêm xương khớp có hai dạng chính là thoái hóa sụn đệm và viêm khớp dạng thấp. Loại đầu tiên bắt nguồn từ việc sụn đệm hao mòn quá mức còn loại thứ hai do hệ thống miễn dịch bị rối loạn.

Nhiễm trùng

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sức đề kháng và điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công. Nếu vi khuẩn theo đường máu tìm đến khớp cổ tay và gây ra tình trạng viêm nhiễm, người bệnh có thể cảm nhận được những cơn đau nhức khó chịu. 

Triệu chứng đi kèm đau khớp cổ tay sau sinh

Bên cạnh triệu chứng chủ đạo là cơn đau nhức với cảm giác âm ỉ hoặc nhói buốt như điện giật ở vùng cổ tay, người bệnh còn có thể gặp phải một số vấn đề khác như:

  • Gặp khó khăn trong quá trình sử dụng cổ tay, nhất là với các động tác yêu cầu lực cổ tay, cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
  • Khớp tay kém linh hoạt, người mẹ bị đau khớp cổ tay sau sinh có thể còn bị cứng khớp nếu cánh tay không hoạt động trong một thời gian dài.
  • Vùng cổ tay xuất hiện tình trạng sưng tấy, nóng đỏ kèm theo đó là thân nhiệt bệnh nhân tăng cao. Những dấu hiệu này thường cảnh báo tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn.
  • Vùng cổ tay bị bầm tím, trầy xước, điều này thường là kết quả của chấn thương ngoài như va đập.
Cổ tay người bệnh có hiện tượng sưng tấy và nóng đỏ
Cổ tay người bệnh có hiện tượng sưng tấy và nóng đỏ

Đau khớp cổ tay sau sinh có nguy hiểm không?

Rất nhiều bà mẹ lo ngại không biết liệu đau khớp cổ tay sau sinh có nguy hiểm hay không. Theo các bác sĩ, nếu nguyên nhân gây ra rơi vào trường hợp chấn thương nhẹ hay thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết thì người bệnh không cần quá lo lắng. Tình trạng này hoàn toàn có thể được cải thiện nhờ vào việc chăm sóc cơ thể.

Tuy nhiên, với các trường hợp liên quan đến bệnh lý như viêm xương khớp hay nhiễm khuẩn, bệnh nhân cần sớm tìm đến các cơ sở y tế. Lý do là vì những tình trạng này rất dễ tiến triển nặng nếu không được điều trị kịp thời, ví dụ như biến dạng khớp, hỏng khớp, nhiễm trùng máu,…

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Các biện pháp chẩn đoán hiện nay

Người bệnh bị đau khớp cổ tay sau sinh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân trước khi xây dựng phác đồ điều trị. Trước tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bên ngoài bằng cách xem xét khu vực cổ tay của bệnh nhân và yêu cầu thực hiện một số động tác sử dụng cổ tay. Điều này giúp họ đưa ra kết luận sơ bộ ban đầu.

Sau đó, người bệnh được đưa đến khu xét nghiệm hình ảnh để thực hiện chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ MRI. Các loại kiểm tra chuyên sâu này giúp các bác sĩ có cái nhìn toàn diện nhất về khu vực khớp cổ tay, nhờ đó phát hiện ra các bệnh lý xương khớp (nếu có). 

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán các tình trạng đau khớp cổ tay do nhiễm trùng
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán các tình trạng đau khớp cổ tay do nhiễm trùng

Ngoài các biện pháp chụp chiếu, bác sĩ cũng có thể tiến hành xét nghiệm máu đối với trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng. Lý do là vì vi khuẩn thường di chuyển đến các bộ phận trên cơ thể thông qua đường máu.

Cách điều trị viêm khớp cổ tay sau sinh

Việc điều trị đau khớp cổ tay sau sinh phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của người mẹ. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng phải tính đến yếu tố đảm bảo thuốc không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Một số các biện pháp được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có:

Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Đối với các trường hợp có mức độ đau nhức không quá nghiêm trọng, các bài thuốc dân gian có thể là lựa chọn an toàn. Phần lớn chúng có thành phần thảo dược và được dùng bên ngoài, ít gây kích ứng đến cơ thể người mẹ.

1. Bài thuốc từ lá trầu không

Theo dân gian, lá trầu không có vị cay the, mùi thơm và tính ấm. Loại thảo dược này có khả năng chống viêm, giảm đau nhức và sát khuẩn hiệu quả.

Thành phần: 10 lá trầu không, 1 thìa cà phê muối hột.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem giã nát, thêm muối hột vào rồi tiếp tục giã nhuyễn.
  • Cho hỗn hợp lên chảo đun nóng ấm sau đó dùng đắp lên vùng cổ tay. Thời gian chườm khoảng 5 đến 10 phút mỗi ngày.

2. Bài thuốc từ bột quế

Quế sở hữu một lượng lớn hoạt chất chống oxy hóa, giúp tiêu diệt hiệu quả các gốc tự do, nhờ đó mà kháng viêm và giảm đau nhức nhanh chóng.

Bột quế có khả năng chống viêm và giảm đau nhức hiệu quả
Bột quế có khả năng chống viêm và giảm đau nhức hiệu quả

Thành phần: 1 đến 2 thìa cà phê bột quế, 1 thìa cà cà phê dầu dừa.

Cách thực hiện:

  • Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị lại để tạo thành hỗn hợp mịn như pate.
  • Thoa hỗn hợp lên trên cổ tay, băng kín lại và để qua đêm.

3. Bài thuốc từ rau ngải cứu

Ngải cứu được đánh giá cao nhờ vào khả năng chống viêm, giảm đau nhức bên ngoài và cầm máu. Loại thảo dược này là bài thuốc chườm được áp dụng phổ biến ở nước ta.

Thành phần: 20g rau ngải cứu, 1 thìa cà phê rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu giã nát, thêm rượu rồi trộn đều.
  • Làm nóng hỗn hợp bằng chảo chống dính, sau đó đắp lên cổ tay. Đến khi thuốc nguội thì bỏ ra, rửa lại bằng nước.

Chữa viêm khớp cổ tay bằng Tây y

Tây y không được khuyến khích ở phụ nữ sau sinh bởi vì các tác dụng đối với sức khỏe và sự ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Tuy nhiên, người bị đau khớp cổ tay sau sinh vẫn có thể sử dụng một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau acetaminophen: Nếu cơn đau nhức khiến người mẹ cảm thấy khó chịu, trong khi các biện pháp dân gian không phát huy hiệu quả thì thuốc acetaminophen là lựa chọn nên ưu tiên. Thuốc giúp cải thiện nhanh chóng các cơn đau nhờ vào cơ chế tác động đến trung khu thần kinh. 
  • Thuốc kháng sinh: Với các trường hợp nhiễm trùng khớp cổ tay, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh như amoxicillin. Thuốc giúp đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể và chữa lành thương tổn viêm nhiễm ở khớp tay. Người bệnh lưu ý dùng thuốc đúng theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Acetaminophen giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng
Acetaminophen giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng

Đau khớp cổ tay sau sinh nên làm gì?

Để quá trình phục hồi có kết quả tốt, người bệnh đau khớp tay sau sinh nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Thực hiện các bài tập có cường độ nhẹ với cổ tay như căng giãn hay xoay tròn. Những bài tập này giúp cải thiện độ dẻo dai, linh hoạt và tăng lưu thông máu đến khớp cổ tay.
  • Ăn uống bồi bổ cơ thể với các loại thực phẩm giàu vitamin D và canxi như các loại đậu hạt, sữa bò, thịt bò, thịt cá ngừ, dầu oliu, rau xanh và trái cây quả mọng.
  • Tránh các hoạt động mạnh gây ảnh hưởng đến cổ tay. Người mẹ cũng không nên bế con quá lâu.
  • Đi khám lại tại bệnh viện đúng lịch để các bác sĩ theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh.

Phòng tránh bệnh như thế nào?

Người mẹ có thể phòng tránh đau khớp cổ tay bằng cách thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Tăng cường dinh dưỡng trong thời gian mang thai, có thể sử dụng cả sữa bầu và viêm uống bổ sung theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Dành thời gian tập luyện, vận động cho các khớp xương lớn toàn thân, bao gồm cả các khớp cổ tay. Người mẹ nên tham khảo hướng dẫn trên internet và từ chuyên gia.
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt với những vết mổ sau khi sinh. Điều này giúp phòng tránh bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
  • Nếu phát hiện tình trạng đau khớp cổ tay kéo dài quá 3 ngày, người mẹ nên đi thăm khám ngay tại các bệnh viện chuyên khoa.

Đau khớp cổ tay sau sinh không phải vấn đề hiếm gặp nhưng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý xương khớp. Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến nghị chị em nên có biện pháp bảo vệ, phòng ngừa như ăn uống đầy đủ, dinh dưỡng cân bằng và chăm tập thể dục thể thao.

NỘI DUNG LIÊN QUAN:

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top