Viêm Khớp Phản Ứng

Viêm khớp phản ứng là một dạng bệnh lý về xương khớp thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 40. Bệnh gây nên rất nhiều biến chứng khác nhau và khiến người mắc phải gặp khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh để có cách phòng tránh và điều trị tốt nhất.

Viêm khớp phản ứng là gì? Bệnh có gây nguy hiểm không?

Viêm khớp phản ứng là tình trạng viêm vô khuẩn tại một hoặc một số ổ khớp, diễn ra sau giai đoạn nhiễm trùng ở đường tiết niệu và đường sinh dục hoặc đường tiêu hóa. Viêm khớp phản ứng thường thấy ở các khớp lớn như khớp đầu gối, khớp cổ chân, khớp cột sống, khớp xương chậu.

Bệnh hình thành do hệ quả từ phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với tình trạng viêm nhiễm ở các phần khác nhau. Viêm khớp phản ứng có thể được biểu hiện ra các khớp lớn, nhỏ hoặc cũng có thể biểu hiện ra các bộ phận khác trên cơ thể như mắt, da….

Viêm khớp phản ứng là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
Viêm khớp phản ứng là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Căn bệnh này thường không gây hậu quả quá nghiêm trọng, do vậy mà người bệnh thường hay chủ quan và bỏ qua các triệu chứng của bệnh. Việc này dẫn đến tình trạng bệnh không được chữa khỏi và diễn biến dai dẳng, làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh nhiễm khuẩn trong cộng đồng.

Bệnh viêm khớp phản ứng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Ở nam giới, tỉ lệ mắc bệnh cao hơn ở nữ giới. Người cao tuổi và trẻ em thường hiếm khi mắc viêm khớp phản ứng.

Tuy nhiên, cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho các em nhỏ, vệ sinh môi trường sống và tăng cường vận động nhẹ nhàng để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh viêm khớp phản ứng ở trẻ em.

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứng

Bệnh viêm khớp phản ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và các triệu chứng thường không quá rõ ràng.. Các biểu hiện của bệnh được thể hiện trên cơ thể từ sau 2 đến 4 tuần nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp phản ứng là dạng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các ổ viêm nhiễm ở đường tiêu hóa, đường tiết niệu, đường sinh dục trong cơ thể sau thời gian từ 2 đến 4 tuần.

Do vậy, có thể kể đến các nguyên nhân gây ra bệnh như sau:

  • Do nhiễm trùng đường tiêu hóa: Các chủng vi khuẩn thường hay gây bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa là E. coli, các chủng Shigella,…. Vi khuẩn E. coli là một loại vi khuẩn sống trong đại tràng của người. Nếu cơ thể khỏe mạnh bình thường thì nó không hề gây hại. Nhưng khi cơ thể có dấu hiệu suy giảm miễn dịch, vi khuẩn sẽ xâm nhập tới các bộ phận khác và gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
  • Do nhiễm trùng đường tiết niệu, đường sinh dục: E. coli, Enterobacter, Citrobacter, lậu cầu,…Và vi khuẩn liên quan đến đường tiêu hóa như E.coli là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu – sinh dục.
  • Do virus gây ra như virus viêm gan, HPV, HIV….
  • Các bệnh lý nền nặng gây suy giảm miễn dịch của cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng và gây viêm khớp phản ứng: lao hệ thống, HIV/AIDS, Lupus ban đỏ hệ thống….
  • Một số trường hợp do viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm loét đại tràng, viêm ruột,….
Viêm loét dạ dày có thể là nguyên nhân gây bệnh cần cảnh giác
Viêm loét dạ dày có thể là nguyên nhân gây bệnh cần cảnh giác

Triệu chứng của bệnh

Viêm khớp phản ứng thường được biểu hiện ra bên ngoài cơ thể sau vài tuần từ khi cơ thể nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp hệ thống là:

Triệu chứng toàn cơ thể: Toàn thân mệt mỏi, vô lực, có lên cơn sốt, không có cảm giác thèm ăn, gầy sút cân.

Triệu chứng tại chỗ: Các khớp đau, sưng, co cứng, đặc biệt tại các khớp lớn như khớp gối, khớp cổ chân, khớp cùng chậu thì triệu chứng thể hiện rõ ràng và nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng ở cơ quan, bộ phận khác:

  • Da: Tổn thương niêm mạc ở bộ phận sinh dục, đường tiêu hóa….
  • Mắt: Viêm kết mạc, đỏ mắt, sợ ánh sáng, khó mở mắt, chảy nhiều nước mắt…
  • Nam giới có biểu hiện đi tiểu khó khăn và đau buốt.

Cách chẩn đoán và phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh nhân khi nhận thấy các triệu chứng đặc trưng được đề cập ở trên cần đến các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Chẩn đoán viêm khớp phản ứng

Khám lâm sàng: Sau khi bệnh nhân cung cấp các thông tin cá nhân cơ bản thì bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh nhân về các triệu chứng mà họ gặp phải và tiền sử nhiễm khuẩn của họ. Từ các thông tin được cung cấp, cũng như thăm khám trực tiếp, bác sĩ có thể bước đầu đưa ra chẩn đoán diễn biến của bệnh.

Chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra tốc độ lắng máu để xem xét tình trạng viêm.
  • Chụp X – quang: Dựa vào hình ảnh phim chụp, bác sĩ có thể phán đoán tình trạng viêm cũng như giúp phân biệt với các bệnh khớp khác.
  • Xét nghiệm khác: Các xét nghiệm kiểm tra mức nhiễm khuẩn khác ở đường tiêu hóa, đường sinh dục – tiết niệu.

Như vậy, hiện nay, các bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm khớp phản ứng chủ yếu dựa vào việc thăm khám các triệu chứng lâm sàng dưới sự hỗ trợ của các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.

Chữa viêm khớp phản ứng bằng mẹo dân gian

Trong dân gian có lưu truyền một số mẹo hay hữu ích và dễ dàng áp dụng do có sử dụng các nguyên liệu gần gũi và cách chế biến đơn giản. Dưới đây là một số ví dụ về các mẹo dân gian dùng để chữa viêm khớp phản ứng:

Sử dụng chuối hột chín cây

Chuẩn bị: 1kg chuối hột chín cây, 5 lít rượu nếp.

Cách thực hiện:

  • Chuối hột chín được rửa sạch, bóc vỏ, có thể cắt nhỏ tùy ý hoặc để nguyên quả.
  • Chuẩn bị một bình thủy tinh sạch, dung lượng ít nhất là 7 lít.
  • Bạn cho chuối hột vào bình cùng 5 lít rượu nếp.
  • Ngâm chuối rượu trong thời gian khoảng 4 – 6 tháng là có thể sử dụng được.
Chuối hột chín được nghiên cứu có tác dụng chữa viêm khớp
Chuối hột chín được nghiên cứu có tác dụng chữa viêm khớp

Cách sử dụng:

  • Mỗi ngày bạn dùng khoảng 20 – 30ml rượu trước khi ăn từ 30 – 45 phút. Với người bị bệnh về dạ dày thì uống sau ăn khoảng 1 tiếng.
  • Bạn cũng có thể dùng trước khi đi ngủ.

Sử dụng lá lốt tươi

Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi và nước sạch nếu cần để pha loãng.

Cách thực hiện:

  • Lá lốt tươi đem rửa sạch, để cho ráo nước.
  • Dùng chày cối để giã nhuyễn lá lốt sạch mới chuẩn bị. Có thể dùng máy xay nhưng sẽ không đem lại hiệu quả tốt bằng giã tay.
  • Dùng khăn vải sạch, lọc lấy nước và bỏ phần bã lá lốt là có thể sử dụng.

Cách sử dụng:

  • Uống trực tiếp nước cốt lá lốt
  • Có thể pha với nước cho dễ uống hơn
  • Chú ý uống sau bữa ăn khoảng 1h, vì mùi vị lá lốt có thể gây khó chịu và làm ảnh hưởng tới vị giác của người sử dụng.
  • Thực hiện đều đặn, bạn sẽ nhận được kết quả đáng ngạc nhiên.

Sử dụng bột quế và mật ong

Chuẩn bị: Bột quế và mật ong (tốt nhất là mật ong rừng nguyên chất).

Cách thực hiện: 

  • Trong một hũ thủy tinh sạch, trộn đều bột quế với mật ong.
  • Bước này phải trộn sao cho mật ong quyện đều vào bột quế.

Cách sử dụng:

Mỗi ngày lấy một chút quế mật ong pha cùng với nước ấm uống trước khi đi ngủ. Thực hiện đều đặn hàng ngày, sau một thời gian các triệu chứng sẽ giảm hẳn.

Điều trị viêm khớp phản ứng bằng Tây y

Khi có chẩn đoán chính xác về bệnh viêm khớp phản ứng, bác sĩ sẽ tùy từng giai đoạn của bệnh mà đưa ra phác đồ điều trị cũng như các biện pháp hỗ trợ điều trị thích hợp.

  • Dùng thuốc

Điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây nhiễm trùng, gây viêm ở thể người bệnh bằng cách sử dụng các thuốc kháng sinh như levofloxacin, ciprofloxacin (kháng sinh nhóm quinolon), sulfamethoxazol,…. Cần phải chú ý chỉ sử dụng kháng sinh khi chắc chắn nguyên nhân nhiễm khuẩn.

Điều trị giảm triệu chứng tại chỗ viêm khớp, sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm như diclofenac, celecoxib (thuốc không steroid), các corticoid như beta – methason, hydrocortison acetat,….

Bôi ngoài da đối với các trường hợp bị tổn thương niêm mạc: thuốc mỡ corticoid, acid salicilic,…..

Việc dùng thuốc Tây y chữa bệnh cần có đơn kê của bác sĩ
Việc dùng thuốc Tây y chữa bệnh cần có đơn kê của bác sĩ
  • Điều trị kết hợp

Người bệnh có thể sử dụng các vitamin tổng hợp để tăng cường miễn dịch cơ thể, dùng vitamin E, vitamin A có tác dụng đặc biệt hiệu quả đối với các trường hợp có tổn thương niêm mạc, tổn thương ở mắt….

  • Vật lý trị liệu

Tăng cường các bài tập vận động, đặc biệt là có tác động tới các khớp xương bị tổn thương và sưng viêm. Cần áp dụng các bài tập có khối lượng phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể, và cần hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bệnh nhân có kế hoạch tự tập ở nhà. Có thể nâng cao dần dần mức độ luyện tập để các bài tập có hiệu quả tốt nhất.

Viêm khớp phản ứng cần kiêng gì? Ăn gì?

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với cơ thể mỗi con người. Đặc biệt, ở cơ thể người bệnh thì chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng là yếu tố tác động rất lớn giúp bệnh được kiểm soát và điều trị tốt nhất.

Dưới đây, bài viết xin liệt kê một số thực phẩm mà người mắc bệnh viêm khớp phản ứng cần tránh:

  • Nội tạng: Các món ăn được chế biến từ tim, gan, lòng,… động vật là các thực phẩm chứa nhiều photpho. Khi bệnh nhân ăn nhiều thức ăn này sẽ khiến cơ thể giảm hấp thụ canxi, làm quá trình lão hóa xương diễn ra nhanh hơn, xương khớp dễ dàng bị tổn thương hơn.
  • Các chất kích thích: Cà phê, chè, thuốc, rượu… là các thực phẩm không nên sử dụng để tránh cho các khớp xương bị ảnh hưởng xấu.
  • Các món ăn mặn, đồ chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng cần được tránh, vì chúng gây ảnh hưởng làm phản ứng viêm diễn ra khó kiểm soát và nghiêm trọng hơn.
  • Đồ ngọt, các thức ăn chuyển hóa như bánh mì trắng, kẹo bánh,… Đây đều là các thực phẩm nhiều đường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể.
Người bị viêm khớp cần hạn chế đồ ngọt để khống chế sự phát triển của vi khuẩn
Người bị viêm khớp cần hạn chế đồ ngọt để khống chế sự phát triển của vi khuẩn

Bên cạnh những thực phẩm không nên sử dụng tránh làm bệnh tình nặng thêm thì cúng có những loại được chuyên gia khuyến cáo nên dùng. Chúng không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

  • Các loại rau xanh: Rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin và nước, giúp cho các khớp xương không bị khô cứng, đồng thời hỗ trợ giảm đau. Các loại rau xanh thường được sử dụng là súp lơ xanh, rau cải, cà rốt,….
  • Các chất béo không bão hòa từ hải sản như cá hồi giúp cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng mà không gây tác động có hại lên phản ứng viêm.
  • Các chất chống oxy hóa như trà xanh, hạt óc chó, hạt mắc ca, hạt điều cũng là sản phẩm được khuyên dùng hàng ngày, vừa giúp tăng cường miễn dịch vừa giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả.

Lời khuyên phòng tránh bệnh viêm khớp phản ứng tốt nhất

Bệnh viêm khớp cấp là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phòng tránh bằng cách thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là các cơ quan, bộ phận dễ bị nhiễm khuẩn như đường tiết niệu – sinh dục.
  • Có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng các nhóm chất: Tránh các đồ ăn nóng, chiên rán, dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Tăng cường các thực phẩm tốt cho sức khỏe và miễn dịch như rau xanh, hải sản, vitamin và khoáng chất.
  • Có chế độ tập luyện phù hợp và nhịp sinh hoạt cân bằng, lành mạnh.
  • Có thói quen quan hệ tình dục an toàn để tránh nguy cơ lây lan các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Tư thế trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi lại, ngồi, tư thế ngủ cần được chỉnh đúng để tránh ảnh hưởng xấu đến các khớp xương.
  • Tuân thủ đúng theo liệu trình điều trị mà bác sĩ đã đưa ra cho từng người bệnh. Tránh lạm dụng kháng sinh, các thuốc giảm đau, chống viêm, đặc biệt là corticoid.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh môi trường, nhà cửa, phòng ốc.
  • Ăn chín, uống sôi hạn chế ăn các món như gỏi sống để giảm tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cơ thể.

Bệnh viêm khớp phản ứng không gây ra quá nhiều nguy hại đối với bệnh nhân nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống và chất lượng sinh hoạt. Vì thế nếu thấy những dấu hiệu của bệnh cần sớm được phát hiện và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Array
Câu hỏi thường gặp
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Phản Ứng Có Hết Không

Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Có Nên Tập Thể Dục

Đau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên.  Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không

Việc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ...
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...
Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top