Viêm Khớp Sau Sinh
Viêm khớp sau sinh là bệnh lý thường gặp ở các mẹ sau thời kỳ sinh nở. Tình trạng này khiến chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức và khó khăn khi vận động và sinh hoạt. Do đó, người bệnh cần trang bị đầy đủ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Viêm khớp sau sinh là bệnh lý gì?
Viêm khớp sau sinh là tình trạng đau nhức ở các khớp sau sinh hoặc tình trạng xương khớp trở nên tồi tệ hơn. Bệnh lý này là một bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các khớp, từ đó gây ra tình trạng đau khớp và khó vận động.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm khớp sau sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đó có thể là do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm khớp sau sinh:
- Tăng cân khi mang thai: Phụ nữ thường tăng khoảng 10-20kg trong giai đoạn thai kỳ. Theo đó, trọng lượng cơ thể tăng sẽ gây áp lực cho hệ thống xương khớp như khớp chậu, khớp gối.
- Sự phát triển của thai nhi: Sự phát triển của thai nhi sẽ gây chèn ép lên cột sống lưng và áp lực lên ổ bụng khiến dây thần kinh và dây chằng bị chèn ép và đau đớn. Thêm vào đó, khi mang thai, tư thế đi lại của các mẹ cũng khác đi khiến cột sống phải điều chỉnh để thích nghi với tư thế này gây ra tình trạng đau nhức xương khớp.
- Quá trình sinh nở: Khi sinh, khớp chậu háng của các mẹ phải mở rộng hơn. Đối với các thai có kích thước lớn, khớp chậu lại càng phải giãn nở nhiều. Do đó, sau sinh các mẹ sẽ cảm thấy đau nhức vùng khớp chậu, hông.
- Sinh mổ: Mẹ bầu sinh mổ thường bị đau lưng do tiêm thuốc gây tê, làm tổn thương đến dây thần kinh và tủy sống, từ đó dẫn đến đau nhức lưng và xương khớp.
- Thay đổi hormone: Nội tiết tố của các mẹ thay đổi rất nhiều trong thời gian thai kỳ. Một trong số đó là hormone relaxin, hormone có tác dụng thư giãn các dây chằng và cơ khớp giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sau sinh thì hormone này sẽ giảm dần và sự thay đổi đột ngột này có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp sau sinh.
- Loãng xương sau sinh: Trong thời gian thai kỳ, cơ thể mẹ cần rất nhiều canxi để cấu tạo nên khung xương cho trẻ. Do đó, nếu không được bổ sung đủ lượng canxi, mẹ sẽ bị thiếu hụt hoạt chất này và gặp phải vấn đề loãng xương sau sinh.
- Tiền sử mắc bệnh về xương khớp: Các bệnh lý viêm khớp tự miễn đều thuyên giảm vì các kháng thể miễn dịch giảm đáp ứng qua tế bào. Tuy nhiên, sau khi sinh, hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh trở lại khiến bệnh bùng phát và tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
Dấu hiệu bệnh viêm khớp sau sinh
Các dấu hiệu của viêm khớp sau sinh nhìn chung cũng giống với các bệnh đau nhức xương khớp khác. Một số biểu hiện của bệnh đau nhức xương khớp có thể kể đến như:
- Đau nhức: Đau nhức là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm khớp. Mức độ đau từ nhẹ đến nặng, kéo dài trong vài phút hoặc dai dẳng trong nhiều giờ. Khi cử động và vận động, cơn đau sẽ tăng dần lên, khiến người bệnh khó chịu.
- Cứng khớp: Tình trạng này có thể xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ dậy. Các mẹ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển, khớp bị yếu và hạn chế vận động.
- Mệt mỏi: Bên cạnh đau nhức và cứng khớp, các mẹ còn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi và kiệt sức. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của các mẹ, đặc biệt là việc chăm sóc các em bé.
Viêm khớp sau sinh nguy hiểm ra sao?
Theo các chuyên gia, viêm khớp sau sinh là bệnh lý có mức độ nguy hiểm không cao. Các triệu chứng của bệnh thường sẽ dần biến mất sau khoảng 6-8 tuần sau khi sinh.
Mẹ bầu có một thai kỳ tốt cùng với việc sinh nở khỏe mạnh, kết hợp với thói quen sinh hoạt khoa học sẽ phục hồi tốt hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu thường sẽ đau lâu hơn, từ 4-6 tháng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của mẹ và bé.
Nếu điều trị không kịp thời và đúng cách, bà bầu có thể phải chịu những ảnh hưởng nặng nề về hệ thống xương khớp. Bên cạnh đó, dáng đi, đường cong sinh lý của mẹ cũng bị thay đổi, cùng với đó là khả năng vận động cũng giảm khiến mẹ gặp khó khăn khi chăm sóc con nhỏ. Thậm chí, bệnh còn ảnh hưởng đến những lần mang theo kế tiếp của mẹ.
Bên cạnh đó, tình trạng này còn khiến các mẹ khó ngủ, kém tập trung, ăn không ngon. Nếu kéo dài trong thời gian dài thì mẹ sẽ bị giảm khả năng đề kháng và chậm quá trình hồi phục.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp sau sinh
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Các hình thức này sẽ bao gồm việc dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Điều trị theo Tây y
Sử dụng thuốc Tây là một trong những phương pháp giúp chị em cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn.
Các loại thuốc chữa viêm khớp thường gặp bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Vicodin Tylenol… được chỉ định nhằm làm dịu các đơn đau khớp và giảm sốt tức thì cho người bệnh.
- Thuốc kháng viêm non-steroid: Thuốc kháng viêm Ibuprofen hoặc Diclofenac… có tác dụng kháng viêm, giảm sưng khớp và giảm đau hiệu quả.
- Thuốc corticoid: Thuốc có khả năng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời cải thiện tình trạng viêm khớp gối. Thuốc thường được bào chế ở dạng viên uống hoặc thuốc tiêm.
Mẹo dân gian chữa bệnh xương khớp
Với tình trạng viêm khớp sau sinh nhẹ, các chị em có thể tận dụng các dược liệu đơn giản tại nhà để chữa viêm khớp. Các bài thuốc này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh và tiết kiệm chi phí điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo dân gian người bệnh nên tham khảo:
Cây chìa vôi
Chìa vôi có tác dụng kháng khuẩn, thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Đặc biệt, loại thảo dược này còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chữa viêm khớp hiệu quả.
- Nguyên liệu: lá chìa vôi 1 nắm, muối hột một ít.
- Cách thực hiện: Đem lá chìa vôi rửa thật sạch, để ráo nước rồi vò nát và cho lên chảo sao vàng cùng với một ít muối hột với nhiệt độ vừa phải. Sau đó, sử dụng hỗn hợp này đắp lên vùng khớp bị viêm, nên đắp khi thuốc còn nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Gừng
Gừng có tính nóng vị vay, có tác dụng giảm đau và giảm viêm nhanh chóng. Chính vì vậy, sử dụng gừng có tác dụng chữa đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả.
- Nguyên liệu: Gừng, hành tây, muối hột, túi vải.
- Cách thực hiện: Muối đem rang trong khoảng 10 phút rồi cho vào túi vải. Sau đó, cho vài lát gừng và hành tây vào bên trong túi vải rồi đắp lên vùng bị đau nhức. Rang nóng lại hỗn hợp khi nó nguội dần và trở đi trở lại nhiều lần ở vị trí viêm đau để mang lại hiệu quả.
Bài thuốc từ cây lá lốt
Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, giúp giảm viêm, chống tê bì chân tay nên rất tốt cho việc điều trị bệnh lý về xương khớp. Để chữa viêm đau khớp bằng lá lốt người bệnh có thể thực hiện theo cách như sau:
- Nguyên liệu: 10g lá lốt
- Cách thực hiện: Bạn cho lá lốt vào rửa sạch và đun sôi với 1,5 lít nước. Dùng nước lá lốt để ngâm chân khi nước còn ấm. Mỗi ngày nên áp dụng từ 2-3 lần sẽ giúp những cơn đau nhức được thuyên giảm.
Địa chỉ khám bệnh
Để khám và điều trị bệnh viêm khớp sau sinh chính xác và hiệu quả, các chị em có thể tham khảo các địa chỉ uy tín hàng đầu dưới đây:
- Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức: Nói đến khám và điều trị bệnh xương khớp, bệnh viện Việt Đức là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người bệnh. Đây là địa chỉ uy tín, nổi tiếng trong điều trị xương khớp nội và ngoại trú. Bệnh viện tọa lạc tại số 16, 18 Phủ Doãn, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ khám bệnh về xương khớp có đầy đủ các phòng chức năng. Bên cạnh đó, bệnh viện còn quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi và nhiều kinh nghiệm trong điều trị bệnh. Phụ nữ sau sinh gặp phải các vấn đề về xương khớp có thể đến khám bệnh tại địa chỉ số 78 Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Lưu ý cho phụ nữ bị viêm khớp sau sinh
Chế độ sinh hoạt và ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị bệnh viêm khớp sau sinh ở chị em phụ nữ. Chính vì vậy, các mẹ bỉm sữa cần lưu ý một số vấn đề như sau để cải thiện bệnh nhanh chóng:
- Khi chăm sóc em bé, bạn nên duy trì tư thế sao cho thoải mái nhất, luôn giữ cho vai thằng, đồng thời hít thở thật sâu và đều đặn.
- Bạn lưu ý không được nâng bé từ vị trí quá thấp, đồng thời nên kê gối dưới lưng khi cho bé bú.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng mỗi ngày, đặc biệt là thực phẩm giàu canxi, vitamin D và photpho như rau cải xanh, đậu nành, cà rốt, cần tây, trứng, các loại cá, xương động vật…
- Phụ nữ sau sinh cũng cần tránh ăn các loại đồ cay nóng, đồ ăn quá mặn, các loại nước có ga, thuốc lá và chất kích thích…
- Luyện tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền,… điều này sẽ giúp bạn cải thiện các cơn đau hiệu quả và giúp tinh thần thoải mái hơn.
Viêm khớp sau sinh là bệnh lý phổ biến ở nhiều chị em. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và việc chăm sóc trẻ của các mẹ. Do đó, mẹ bầu cần đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, để điều trị bệnh được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
ArrayChữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...
Xem chi tiếtViêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên. Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...
Xem chi tiếtViệc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!