Viêm Da Cơ Địa Ở Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Điều Trị

Viêm da cơ địa (eczema) là một bệnh lý viêm da mạn tính thường gặp, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Viêm da cơ địa ở chân tuy ít phổ biến hơn so với các vị trí khác nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng phổ biến và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả nhất.

Viêm da cơ địa ở chân là gì?

Viêm da cơ địa ở chân, hay còn được gọi là chàm da ở chân, là một bệnh lý da liễu mạn tính gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu, da khô và bong tróc, ảnh hưởng đến vùng bàn chân và mắt cá chân.

Do với viêm da cơ địa ở mặt, viêm da cơ địa ở tay,… thì viêm da cơ địa ở chân ít phổ biến hơn, nhưng nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.

Viêm da cơ địa ở chân gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh
Viêm da cơ địa ở chân gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh

Xem thêm: Viêm Da Cơ Địa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở chân vẫn chưa được biết rõ hoàn toàn, nhưng chuyên gia đã tổng hợp các yếu tố kích thích gây bệnh và khiến triệu chứng bệnh trầm trọng hơn như sau:

  • Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ hoặc anh chị em ruột thịt mắc bệnh viêm da cơ địa, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Cơ địa dị ứng: Người có cơ địa dị ứng (dễ bị dị ứng với các yếu tố bên ngoài) thường có nguy cơ cao mắc viêm da cơ địa.
  • Tiếp xúc chất gây kích ứng: Chân thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố kích thích như xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, nước nóng, len, bụi, mạt bụi nhà… có thể gây kích ứng và khởi phát viêm da cơ địa.
  • Giày dép chật: Mang giày dép chật, bí bách có thể khiến da chân bị bí, ra mồ hôi nhiều, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển và gây viêm da cơ địa.
  • Thời tiết khô hanh: Không khí khô hanh có thể làm da khô nứt nẻ, nhạy cảm, kích phát viêm da cơ địa hoặc kích thích các triệu chứng nghiêm trọng hơn ở những người đã mắc.
  • Căng thẳng, stress: Tinh thần căng thẳng, stress kéo dài có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh da liễu như viêm da cơ địa ở chân, vảy nến, á sừng, mẩn ngứa,…
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể làm khởi phát hoặc làm nặng thêm các triệu chứng viêm da cơ địa chân.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở chân

Triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa ở chân bao gồm:

  • Da khô: Da chân mất đi độ ẩm tự nhiên, trở nên khô ráp, sần sùi, bong tróc thành từng mảng nhỏ li ti như vảy cá, có thể nhìn thấy các đường nứt nẻ nhỏ trên da, đặc biệt là ở gót chân và mu bàn chân.
  • Ngứa rát: Cảm giác ngứa ngáy khó chịu, thường xuất hiện dữ dội vào ban đêm, khiến người bệnh khó ngủ và gãi ngứa liên tục.
  • Mẩn đỏ: Xuất hiện các mảng da đỏ trên nền da, tập trung nhiều ở lòng bàn chân, mu bàn chân, mắt cá chân và cổ chân.
  • Mụn nước: Bệnh gây hình thành mụn nước li ti có màu trắng hoặc trong, khi vỡ ra có thể tiết dịch và đóng vảy.
  • Sưng tấy: Vùng da bị viêm sưng tấy, phù nề, đặc biệt là ở mắt cá chân và mu bàn chân, có thể gây cảm giác nóng rát và khó chịu.
  • Thay đổi màu da: Da ở vùng bị viêm có thể sẫm màu hơn so với da xung quanh, tạo thành các mảng da tối màu. Da cũng có thể nhạt màu, trở nên trắng bệch hơn so với bình thường.
  • Cảm giác nóng rát: Da chân nóng rát, khó chịu, khiến cho người bệnh khó chịu, bứt rứt, nhất là khi tiếp xúc với nước nóng hoặc xà phòng.
Bệnh gây ngứa ngáy, khô da, bong da khó chịu
Bệnh gây ngứa ngáy, khô da, bong da khó chịu

Bệnh viêm da cơ địa ở chân nguy hiểm không?

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm da cơ địa ở chân có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Dưới đây là những nguy cơ tiềm ẩn bệnh gây ra nếu không được điều trị:

  • Nhiễm trùng da: Da khô, nứt nẻ và tổn thương do gãi tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây ra nhiễm trùng da. Nhiễm trùng da có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp xe, loét da, thậm chí là nhiễm trùng huyết nếu không được điều trị kịp thời.
  • Sẹo: Việc gãi ngứa liên tục làm tổn thương da, dẫn đến hình thành sẹo. Sẹo gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ngoại hình và khiến người bệnh tự ti.
  • Hoại tử da: Sau giai đoạn da bội nhiễm và liken hóa, da bị hoại tử không thể hồi phục lại như ban đầu. Lúc này buộc phải loại bỏ phần da hoại tử, một số trường hợp gây biến chứng viêm khớp sau đó.
  • Rối loạn giấc ngủ: Cơn ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
  • Rối loạn tâm lý: Việc ngứa ngáy dai dẳng, khó chịu có thể khiến người bệnh stress, lo lắng, thậm chí là trầm cảm.
  • Hạn chế khả năng vận động: Nứt nẻ da, da sưng tấy có thể gây đau đớn chân, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh.

Quy trình chẩn đoán viêm da cơ địa ở chân

Việc chẩn đoán chính xác bệnh là bước quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp, giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Quy trình chẩn đoán viêm da cơ địa ở chân thường bao gồm:

Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ tiến hành quan sát biểu hiện trên da và trao đổi với người bệnh một số vấn đề như sau:

  • Hỏi về các triệu chứng của bạn, bao gồm thời gian xuất hiện, mức độ ngứa ngáy, vị trí da bị tổn thương, các yếu tố có thể làm bệnh nặng thêm, tiền sử dị ứng, tiền sử mắc các bệnh lý da liễu khác và tiền sử gia đình mắc bệnh da liễu.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng vùng da bị tổn thương, bao gồm màu sắc, độ ẩm, độ đàn hồi, các tổn thương da (da khô, nứt nẻ, bong tróc, đỏ da, sưng tấy…), mức độ tổn thương.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Một số xét nghiệm sẽ được chỉ định để giúp xác định chuẩn xác nguyên nhân và mức độ bệnh:

  • Xét nghiệm dị ứng: Xét nghiệm này giúp xác định các chất gây dị ứng có thể làm khởi phát hoặc làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
  • Xét nghiệm da liễu: Xét nghiệm này giúp loại trừ các bệnh lý da liễu khác có triệu chứng tương tự như viêm da cơ địa.
  • Xét nghiệm vi sinh: Xét nghiệm này giúp xác định các tác nhân gây nhiễm trùng da (vi khuẩn, nấm…).

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa chân

Sau khi có kết quả chẩn đoán viêm da cơ địa chân, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị bệnh cho từng trường hợp. Dưới đây là các phương pháp được ứng dụng phổ biến trong chữa bệnh lý này.

Mẹo chữa dân gian

Những trường hợp chân bị viêm da cơ địa mức độ nhẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian dưới đây để trị bệnh:

Ngâm chân với lá trà xanh:

  • Tác dụng: Lá trà xanh có chứa nhiều polyphenol, catechin, EGCG – các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp kháng khuẩn, giảm viêm, làm dịu da và thúc đẩy quá trình tái tạo da.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá trà xanh và ngâm trong nước muối pha loãng 10 phút. Vò nát lá trà rồi cho vào nồi nước ấm, đun sôi. Dùng nước lá trà xanh ngâm chân, đồng thời lấy bã trà nhẹ nhàng chà sát lên các vị trí viêm da nặng.
Sử dụng lá trà xanh giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả
Sử dụng lá trà xanh giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả

Xem thêm: 5 Cách Dùng Lá Muồng Trâu Trị Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Tại Nhà

Đắp lá khế

  • Tác dụng: Lá khế có tính mát, giúp làm dịu da, giảm ngứa rát, khó chịu do viêm da cơ địa. Bên cạnh đó, flavonoid và polyphenol trong lá khế có đặc tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc trên da, giảm nguy cơ nhiễm trùng do gãi ngứa.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá khế, giã nát, sau đó đắp lá khế đã giã nát lên vùng da chân bị viêm da cơ địa trong 20 phút. Cuối cùng rửa sạch da sau khi chườm.

Lá đơn đỏ

  • Tác dụng: Các chất chống viêm trong lá đơn đỏ như anthranoid, flavonoid và saponin giúp giảm viêm da, ngứa ngáy, sưng tấy và mẩn đỏ. Bên cạnh đó, một số chất khác trong dược liệu cũng giúp kích thích tái tạo da, thúc đẩy quá trình liền sẹo và giảm thâm.
  • Cách sử dụng: Lấy lá đơn đỏ tươi đêm rửa sạch, phơi khô rồi sao vàng, mỗi ngày lấy khoảng 5 – 6 lá sắc với 500ml nước đến khi còn 1 chén. Uống 2 lần mỗi ngày.

Nha đam 

  • Tác dụng: Nha đam chứa nhiều hợp chất có tác dụng làm mát, dịu da và giảm ngứa, bao gồm aloe vera gel, aloctin A, và aloctin B. Các hợp chất này giúp giảm viêm, sưng tấy và kích ứng da, từ đó làm dịu cảm giác ngứa rát khó chịu do viêm da cơ địa.
  • Cách thực hiện: Lấy gel từ nha đam tươi, bôi trực tiếp lên da bị viêm. Massage nhẹ nhàng để tinh chất gel thấm sâu vào da. Đợi 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Sử dụng thuốc Tây y

Loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa ở bàn chân bao gồm:

  • Corticosteroid: Đây là nhóm thuốc giúp giảm viêm, ngứa và sưng tấy. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng corticosteroid theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
  • Kem dưỡng ẩm: Giúp giữ ẩm cho da mềm mại và giảm ngứa. Nên sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu và phẩm màu.
  • Thuốc kháng histamine: Thuốc kháng histamine giúp giảm ngứa, đặc biệt là các trường hợp ngứa dữ dội vào ban đêm.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc ức chế miễn dịch đường uống có thể được sử dụng để điều trị các trường hợp viêm da cơ địa rất nặng. Tacrolimus và pimecrolimus là hai loại thuốc ức chế miễn dịch bôi ngoài da, có thể được sử dụng thay thế cho corticosteroid ở những người không dung nạp corticosteroid hoặc cần điều trị lâu dài.

Lựa chọn loại thuốc nào sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh và khả năng dung nạp thuốc. Do đó, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Nhiều loại thuốc Tây giúp điều trị bệnh nhanh chóng
Nhiều loại thuốc Tây giúp điều trị bệnh nhanh chóng

Xem thêm: 10 Thuốc Trị Viêm Da Cơ Địa Của Nhật Tốt Nhất Hiện Nay

Liệu pháp ánh sáng

Khi các phương pháp điều trị thông thường như thuốc bôi, thuốc uống không mang lại hiệu quả, liệu pháp ánh sáng sẽ được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân viêm da cơ địa.

Liệu pháp ánh sáng sử dụng các tia sáng có bước sóng khác nhau để tác động lên da, giúp giảm viêm, giảm ngứa và cải thiện tình trạng bệnh.

Có hai loại ánh sáng chính được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa:

  • Liệu pháp tia cực tím B (UVB): Loại liệu pháp này sử dụng tia UVB nhân tạo hoặc ánh nắng mặt trời để kích thích sản sinh melanin, giúp da dày hơn và ít nhạy cảm với các yếu tố kích thích hơn.
  • Liệu pháp tia cực tím A (UVA): Loại liệu pháp này thường được sử dụng kết hợp với psoralen, một loại thuốc giúp da nhạy cảm hơn với ánh sáng UVA. Psoralen có thể được uống hoặc bôi lên da trước khi chiếu tia UVA.

Tuy nhiên, liệu pháp ánh sáng cũng có một số tác dụng phụ tiềm ẩn, bao gồm:

  • Bỏng da nếu da tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng.
  • Tăng nguy cơ ung thư da nếu sử dụng liệu pháp ánh sáng trong thời gian dài.
  • Phản ứng dị ứng với psoralen.

Cách phòng ngừa chân bị viêm da cơ địa

Dưới đây là một số hướng dẫn phòng ngừa viêm da cơ địa ở chân hiệu quả:

Tránh yếu tố gây kích ứng

  • Bụi bẩn, mạt bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật,…
  • Các loại thức ăn dễ gây dị ứng như sữa, trứng, đậu nành, hải sản,…
  • Mỹ phẩm, xà phòng, nước hoa, chất tẩy rửa, hóa chất,…
Tránh xa các yếu tố gây kích ứng viêm da như lông động vật
Tránh xa các yếu tố gây kích ứng viêm da như lông động vật

Chăm sóc da chân

  • Tắm nước ấm thay vì nước nóng, vì nước nóng có thể làm khô da.
  • Sử dụng xà phòng dịu nhẹ và không chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm, sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu, phẩm màu và phù hợp với da nhạy cảm.
  • Tránh gãi ngứa, vì gãi có thể làm tổn thương da và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Cắt móng tay ngắn để tránh làm trầy xước da khi gãi.
  • Mang vớ cotton mềm mại để giữ ẩm cho da và bảo vệ da khỏi các tác nhân kích ứng.
  • Chọn giày dép thoải mái, thoáng khí để tránh làm bí da và đổ mồ hôi chân.

Duy trì lối sống lành mạnh

  • Ngủ đủ giấc để giúp cơ thể phục hồi và giảm căng thẳng, stress.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe da.
  • Tập thể dục thường xuyên để giúp giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Quản lý căng thẳng bằng phương pháp yoga, thiền hoặc tập thở sâu.

Trên đây là thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh lý viêm da cơ địa ở chân. Việc điều trị viêm da cơ địa ở chân cần sự phối hợp chặt chẽ giữa người bệnh và bác sĩ da liễu. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da, người bệnh cần đến phòng khám, bệnh viện da liễu để được chẩn đoán, thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm: 6 Cách Dùng Dầu Cám Gạo Chữa Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả

Array
Câu hỏi thường gặp
Khám Viêm Da Cơ Địa Ở Đâu Hà Nội Chất Lượng Nhất?

Khi bạn hoặc người thân gặp vấn đề về viêm da cơ địa, việc tìm kiếm một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín và hiệu quả tại Hà Nội là vô cùng quan trọng. Với sự phát triển của Y học hiện đại, Hà Nội có nhiều cơ sở y tế chuyên khoa da liễu, từ các bệnh viện lớn đến các phòng khám tư nhân, sẵn sàng cung cấp dịch vụ chăm sóc da liễu toàn diện. Vậy, khám viêm da cơ địa ở đâu Hà Nội là tốt nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu...

Xem chi tiết
Người Bị Viêm Da Cơ Địa Có Được Ăn Cá Không?

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải, từ triệu chứng ngứa ngáy đến viêm nhiễm da. Với những người mắc bệnh này, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng và duy trì sức khỏe làn da. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là "viêm da cơ địa có được ăn cá không?". Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cá và tình trạng viêm...

Xem chi tiết
Người Bị Viêm Da Cơ Địa Có Tiêm Phòng Được Không? 

Tiêm vắc xin là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tuy nhiên người bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không là vấn đề cần được chú ý. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khả năng tiêm phòng cho người bị viêm da cơ địa, các yếu tố cần xem xét và biện pháp an toàn để đảm bảo hiệu quả của vắc xin. Bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không? Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở nhiều đối...

Xem chi tiết
Bệnh Viêm Da Cơ Địa Có Lây Không? Làm Sao Để Phòng Ngừa?

Bệnh viêm da cơ địa có lây không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi đây là căn bệnh mãn tính với những biểu hiện điển hình như da khô, ngứa, mẩn đỏ kèm mụn nước,... Theo đó, hiểu rõ về tính lây nhiễm của viêm da cơ địa không chỉ giúp người bệnh yên tâm hơn mà còn giúp cộng đồng có cái nhìn đúng đắn và tránh được sự kỳ thị không đáng có. Để giải đáp cho vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Tổ hợp Y tế Cổ...

Xem chi tiết
Viêm Da Cơ Địa Có Ăn Được Thịt Vịt Không

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Việc quản lý chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh. Một vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm đó là bị "viêm da cơ địa có ăn được thịt vịt không?". Bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu chi tiết về câu hỏi này để bạn dễ dàng xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Viêm Da Cơ Địa Mùa Hè Là Bệnh Gì? Xử Lý Như Thế Nào?

Viêm Da Cơ Địa Mùa Hè Là Bệnh Gì? Xử Lý Như Thế Nào?

Viêm da cơ địa mùa hè là một trong những bệnh da liễu phổ biến mà nhiều người gặp phải,...
Viêm Da Cơ Địa Mùa Đông: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Viêm Da Cơ Địa Mùa Đông: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Tình trạng viêm da cơ địa có thể xuất hiện vào mùa đông, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và...
Viêm Da Cơ Địa Tái Đi Tái Lại Do Đâu, Điều Trị Thế Nào?

Viêm Da Cơ Địa Tái Đi Tái Lại Do Đâu, Điều Trị Thế Nào?

Viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, tinh thần...
Viêm Da Cơ Địa Mất Vân Tay Do Đâu, Làm Sao Để Khắc Phục?

Viêm Da Cơ Địa Mất Vân Tay Do Đâu, Làm Sao Để Khắc Phục?

Viêm da cơ địa mất vân tay là bệnh da liễu thường không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh...
Một Số Loại Sữa Rửa Mặt Cho Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất

Một Số Loại Sữa Rửa Mặt Cho Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất

Viêm da cơ địa là một tình trạng da mãn tính, thường gây ra ngứa, đỏ và khô da. Việc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top