Nổi Mẩn Ngứa Ở Mông

Nổi mẩn ngứa ở mông là chứng bệnh nhiều người gặp phải, bởi mông là vùng kín, gần cơ quan bài tiết, lại thường xuyên ma sát với quần áo và nhiều bề mặt khác. Tuy nhiên vì tâm lý e ngại mà nhiều người chủ quan, không chú ý theo dõi và điều trị dứt điểm. Điều này có thể khiến cho tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng, dẫn đến những biến chứng khó lường.

Nổi mẩn ngứa ở mông là hiện tượng gì? Triệu chứng của bệnh

Nổi mẩn ngứa ở mông là tình trạng da ở mông xuất hiện các nốt mẩn ngứa, trở nên sần sùi và thô ráp. Điều này khiến cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tâm lý. Bệnh khởi phát do rất nhiều nguyên nhân, có thể gặp ở bất cứ ai.

Mỗi trường hợp bị nổi mẩn ngứa ở mông sẽ có triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết qua những dấu hiệu điển hình sau:

  • Trên mông có các nốt mẩn đỏ, có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành từng mảng.
  • Cảm giác ngứa ngáy châm chích dữ dội.
  • Da mông quá khô hoặc quá ẩm.
  • Thường xuất hiện các mụn nước li ti chứa dịch.
  • Có thể kèm theo triệu chứng sốt nhẹ.

Khi thấy một trong những triệu chứng trên, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân. Từ đó, đưa ra được phương án xử lý tình trạng nổi mẩn ngứa ở mông hiệu quả, an toàn nhất.

Nguyên nhân khiến mông bị nổi mẩn ngứa

Người bệnh cần nắm rõ những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ở mông. Từ đó, mỗi người có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa và có biện pháp xử lý đúng cách.

Các nguyên nhân sinh lý khiến mông bị nổi mẩn ngứa

Nổi mẩn ngứa ở mông xảy ra do một số thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh không tốt: Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này, bởi nếu không thường xuyên vệ sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, lây lan và tấn công lên da. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng xà phòng, khăn ướt chứa nhiều hóa chất cũng là nguyên nhân khiến da bị kích ứng.
  • Dùng giấy vệ sinh kém chất lượng: Giấy vệ sinh được sản xuất từ nguyên liệu bẩn, nhiều chất phụ gia có thể gây kích ứng da khi sử dụng.
  • Sử dụng nguồn nước không sạch: Nguồn nước bị ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn ký sinh và chất độc hại sẽ tấn công lên da gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa.
  • Trang phục không phù hợp: Người bệnh mặc quần quá chật, chất liệu bí, ít thấm hút mồ hôi sẽ cọ xát làm mông bị tổn thương và gây bít tắc lỗ chân lông khi mồ hôi ra nhiều.
  • Chế độ ăn uống: Nếu ăn nhiều thực phẩm chứa axit hoặc nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng sẽ ảnh hưởng đến vùng mông sau mỗi lần đi vệ sinh nặng.
  • Tổn thương trong quá trình quan hệ: Vùng mông có thể bị mẩn ngứa và đau đớn do quan hệ không khoa học.
Không chú ý vệ sinh mông là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa
Không chú ý vệ sinh mông là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa

Trong đó những đối tượng dễ bị mẩn ngứa ở mông có thể kể đến như:

  • Người không thường xuyên vệ sinh cơ thể, người già, người có vấn đề về vận động nên không thể tự mình vệ sinh tốt.
  • Trẻ nhỏ vui chơi, tiếp xúc với nền đất bẩn.
  • Người có thói quen ăn đồ sống, mất vệ sinh nhưng không tẩy giun định kỳ.
  • Người có cơ địa dị ứng hoặc gia đình có người mắc bệnh về miễn dịch, dị ứng.
  • Người bị nứt kẽ hậu môn, trĩ.

Nguyên nhân bệnh lý

Không chỉ xuất phát từ các yếu tố bên ngoài, tình trạng nổi mẩn ngứa ở mông có thể là triệu chứng của một số bệnh lý. Việc xác định được nguyên nhân sẽ giúp người bệnh có biện pháp điều trị đúng cách.

  • Bệnh mề đay mẩn ngứa: Bệnh mề đay xảy ra do phản ứng quá mẫn của mao mạch và niêm mạc với da khi có tác động từ bên ngoài. Lúc này, trên da nổi mẩn đỏ, sưng phù, có thể xuất hiện mụn nước, cảm giác ngứa ngáy và nóng rát rất khó chịu.
  • Nhiễm nấm khe mông: Mông ở gần hậu môn, lại có nếp gấp nên rất khó vệ sinh, dễ bị ký sinh trùng và nấm tấn công.
  • Bệnh hăm tã: Đây là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, xảy ra do mẹ không thường xuyên thay bỉm tã.
  • Nhiễm giun, ký sinh trùng: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ở mông là do giun kí sinh trong ruột non, trực tràng đến hậu môn đẻ trứng và thời điểm sinh sản.
  • Mụn rộp sinh dục (Herpes sinh dục): Bệnh do virus Herpes Simplex (HSV) gây ra khi vệ sinh kém hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Trên da xuất hiện các nốt phát ban, mụn nước, ngứa và sần sùi ở bộ phận sinh dục, háng, bẹn, mông.
  • Bệnh Eczema: Đây là bệnh lý tự miễn, có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, thường xuyên tái phát nhiều lần.
  • Nhiễm trùng: Thống kê cho thấy có đến 15% người bị nổi mẩn ngứa ở mông do nhiễm trùng nấm men, đặc biệt là những người lớn tuổi, bị béo phì hoặc đang dùng kháng sinh.
  • Vảy nến: Bệnh vảy nến xảy ra do tế bào da tăng sinh bất thường gây ra hiện tượng sừng hóa, da không chỉ đóng vảy trắng mà còn nổi mẩn đỏ, kèm những cơn ngứa ngáy.

[pr_middle_post]

Nổi mẩn ngứa ở mông có nguy hiểm không?

Mông là vùng kín lại gần cơ quan bài tiết nên rất dễ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có nổi mẩn ngứa. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngoài ra còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Phần lớn những trường hợp bị nổi mẩn ngứa ở mông không nguy hiểm đến tính mạng. Nếu người bệnh biết cách chăm sóc, các triệu chứng của bệnh sẽ tự hết sau vài ngày.

Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh sẽ ngày một nghiêm trọng và cực kỳ khó chữa. Người bệnh có nguy cơ đối mặt với các biến chứng như viêm loét, nhiễm trùng, hoại tử da mông. Thậm chí, đã có một số trường hợp nhiễm khuẩn huyết, sốc phản vệ dẫn tới tử vong nếu không phát hiện và  cấp cứu kịp thời.

Do đó, khi thấy các triệu chứng dai dẳng vài ngày không thuyên giảm mà còn nghiêm trọng hơn, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Tham khảo các cách điều trị nổi mẩn ngứa ở mông hiệu quả nhất

Tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà mỗi trường hợp sẽ có hướng điều trị khác nhau. Dưới đây là thông tin chi tiết về 3 phương pháp chữa nổi mẩn ngứa ở mông phổ biến nhất gồm các mẹo dân gian, thuốc Tây y và Đông y.

Cách trị mẩn ngứa ở mông bằng mẹo dân gian

Các mẹo dân gian chữa mẩn ngứa ở mông giúp giảm triệu chứng bệnh, cải thiện làn da mềm mịn, khỏe mạnh hơn. Cách này có ưu điểm là sử dụng nguyên liệu đơn giản, rất an toàn, ít tác dụng phụ.

Tuy nhiên, hiệu quả chữa mẩn ngứa còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Các chuyên gia da liễu khuyến cáo người bệnh chỉ nên áp dụng khi bệnh nhẹ, đã biết rõ nguyên nhân. Các trường hợp khác, người bệnh cần đến gặp các bác sĩ có chuyên môn để thăm khám và xin ý kiến điều trị.

Sau đây là 3 mẹo dân gian chữa nổi mẩn ngứa ở mông phổ biến, cho hiệu quả tốt hiện nay:

  • Lá khế: Các hoạt chất có trong lá khế giúp loại trừ vi khuẩn, chống viêm, làm dịu da và giảm nhanh cơn ngứa. Người bệnh rửa sạch 1 nắm lá khế, ngâm trong nước muối loãng 10 phút để sát khuẩn rồi đun cùng 3 – 4 lít nước. Khi nước đã sôi và chuyển màu, bạn thêm nước lạnh vào pha để tắm, chú ý rửa sạch và massage vùng mông.
  • Giấm táo: Giấm táo có khả năng cân bằng pH trong cơ thể, giảm ngứa và nổi mẩn đỏ hiệu quả. Người bệnh pha 2 thìa giấm táo, 1 thìa mật ong và 10 thìa nước ấm, uống đều đặn 2 lần/ngày.
  • Rau sam: Omega 3, flavonoid, glutathione, vitamin, khoáng chất chống viêm giúp giảm nhanh mẩn ngứa, cải thiện và phục hồi làn da rất tốt. Người bệnh rửa sạch 1 nắm rau sam, ngâm trong nước muối để tiệt trùng rồi đem giã nát, pha thêm nước ấm để tắm hoặc rửa vùng mông.

Thuốc Tây y phổ biến giảm mẩn ngứa ở mông

Khi bị nổi mẩn ngứa ở mông kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ khám và tư vấn cách chăm sóc, điều trị sao cho nhanh khỏi nhất. Người bệnh sẽ được kê các thuốc uống hoặc bôi dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:

  • Thuốc kháng Histamin H1: Có thể kể ra là Loratadin, Terfenadin, Astemizol,…giúp ngăn chặn cơ thể tiết ra histamin gây dị ứng da.
  • Thuốc corticoid: Phổ biến như Fluocinolon, Triamcinolon, Betamethason, Amcinonide, Fluocinonide, Clobetason,…khi người bệnh gặp phải tình trạng nổi mẩn, viêm da và ngứa ngáy.
  • Thuốc bôi chống nấm: Imidazole Econazole, Clotrimazole,…được bác sĩ chỉ định khi nổi mẩn ngứa ở mông do nhiễm nấm.
  • Thuốc diệt giun: Người bệnh dùng Mebendazol, Albendazol nếu nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa là do giun.
  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp bệnh do vi khuẩn, có nguy cơ nhiễm trùng mới được sử dụng.
  • Thuốc khác: Bao gồm kem dưỡng ẩm da, dung dịch sát trùng, dung dịch chứa camphor, menthol,…

Tham khảo các địa chỉ chữa nổi mẩn ngứa hiệu quả

Việc lựa chọn địa chỉ khám chữa nổi mẩn ngứa ở mông uy tín là băn khoăn chung của người bệnh. Dưới đây là một số gợi ý mà người bệnh không nên bỏ qua:

  • Bệnh viện Da liễu Trung ương (15A Phương Mai, Hà Nội: Đây là nơi đi đầu trong công tác thăm khám và điều trị các vấn đề về da liễu, trong đó có nổi mẩn ngứa. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang bị nhiều dụng cụ y tế, thiết bị y khoa hiện đại. Điện thoại: 1900 6951
  • Bệnh viện Bạch Mai (78 Giải Phóng, Hà Nội): Một trong những bệnh viện uy tín, chất lượng nhất hiện nay, là nơi làm việc của các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. Điện thoại: 024 6657 2588.
  • Bệnh viện Da liễu TP. HCM (Số 2 Nguyễn Thông, Quận 3): Bệnh viện chuyên khoa hạng I, các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cùng với cơ sở vật chất hiện đại đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh tốt nhất. Điện thoại: 028 3930 813.

Làm sao để phòng ngừa nổi mẩn ngứa ở mông?

Để phòng ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa ở mông, người bệnh có thể thực hiện một số cách đơn giản sau đây:

  • Vệ sinh sạch sẽ mông và các vùng da lân cận mỗi ngày.
  • Lựa chọn các loại quần phù hợp, chất liệu bằng cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Cân nhắc khi lựa chọn các sản phẩm vệ sinh, kem dưỡng, tránh các chất hóa học độc hại, hương liệu và chất bảo quản.
  • Ăn nhiều rau củ quả, đồ ăn có thành phần kháng viêm và ngăn dị ứng như cam, chanh, diếp cá, củ cải đường, việt quất, tỏi, rau sam, thiên lý,…
  • Tránh xa món ăn kích thích giải phóng histamin, chứa quá nhiều protein, món ăn quá mặn, chua, cay, các chất kích thích.
  • Chủ động nghỉ ngơi, tập thể dục để tăng cường sức khỏe, đồng thời tránh làm việc quá sức, stress kéo dài.

Nổi mẩn ngứa ở mông không chỉ khiến người bệnh khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Để nhận được tư vấn điều trị bệnh miễn phí từ chuyên gia, hãy liên hệ ngay với chuyên gia của Nhất Nam Y Viện:

Chia sẻ

Cách chữa
Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là bệnh gì? Cách xử lý an toàn, hiệu quả

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là bệnh gì? Cách xử lý an...

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là hiện tượng khá phổ biến. Tình trạng này ngoài việc khiến...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top