Cách Trị Tiểu Rắt Tại Nhà
Cách trị tiểu rắt tại nhà là một trong những chủ đề sức khỏe nhận được không ít sự quan tâm. Không chỉ áp dụng các biện pháp điều trị bằng thuốc Tây y, nhiều người bệnh cũng thử nghiệm những bài thuốc thảo dược và nhận được hiệu quả tích cực.
Top 7+ cách trị tiểu rắt tại nhà nhanh nhất
Tiểu rắt được hiểu là tình trạng đi tiểu không kiểm soát, số lần tiểu tiện nhiều bất thường hoặc nước tiểu tự rò rỉ ra ngoài. Tiểu rắt có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt lứa tuổi hay giới tính. Nhiều người thường chủ quan khi bị đi tiểu nhiều lần, nhưng thực tế thì tình trạng này có khả năng ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của bệnh nhân.
Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần được chẩn đoán và dùng thuốc điều trị. Nếu mức độ không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể thử áp dụng một số cách trị tiểu rắt tại nhà dưới đây:
1. Cách chữa tiểu rắt tại nhà với hạt bí ngô
Hạt bí ngô chứa hàm lượng lớn các axit béo omega-3 có đặc tính chống viêm rất hiệu quả. Nhiều nghiên cứu khoa học trong những năm trở lại đây còn cho thấy, tinh dầu trong hạt bí ngô có khả năng cải thiện chức năng hệ tiết niệu cũng như làm giảm triệu chứng đi tiểu thường xuyên do bàng quang mất kiểm soát. Qua đó, giúp loại bỏ các nguyên nhân tiểu rắt hiệu quả.
Nguyên liệu: 100g hạt bí ngô, 100g hạt đậu tương.
Cách thực hiện:
- Hạt bí ngô và đậu tương đem rửa sạch, loại bỏ những hạt lép hoặc đã hỏng rồi để ráo nước.
- Sao khô hai loại hạt này trên chảo chống dính, để lửa ở mức nhỏ nhất. Rang cho đến khi hạt bí ngô và hạt đậu tương bốc khói là được. Sau đó, dùng máy xay hoặc cối đá nghiền hai loại hạt này thành bột mịn.
- Người bệnh mỗi lần dùng khoảng 1 thìa cà phê bột đậu tương, hạt bí hỗn hợp cùng với nước ấm. Dùng cách trị tiểu rắt tại nhà này đều đặn hàng ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.
2. Mẹo chữa tiểu rắt với trà râu ngô
Râu ngô là một trong các vị thuốc được dùng phổ biến nhất trong điều trị vấn đề liên quan đến hệ thống đường tiết niệu. Theo Đông y, râu ngô tính bình, vị ngọt thanh, có tác dụng lợi tiểu, trị phù thũng, thanh nhiệt và giải độc.
Còn theo y học hiện đại, râu ngô có thể giúp cải thiện và hồi phục màng nhầy trong đường tiết niệu, ngăn ngừa hiệu quả chứng tiểu không tự chủ, đái dầm, bàng quang bị kích thích,…
Nguyên liệu: 20g râu ngô (loại tươi hay khô đều được), 180ml nước lọc.
Cách thực hiện:
- Râu ngô đem rửa sạch, nếu là râu ngô sấy khô thì cần loại bỏ hết tạp chất lẫn trong đó.
- Cho râu ngô đã rửa sạch vào nồi, thêm nước rồi đun trong khoảng 5 đến 10 phút.
- Trà ngô nên được dùng khi còn ấm, tốt nhất là sau bữa ăn. Người bệnh dùng đều đặn hàng ngày, có thể uống trà râu ngô thay nước.
3. Cách trị tiểu rắt tại nhà với giấm táo
Giấm táo không chỉ được sử dụng như một loại gia vị thông thường mà còn có thể hỗ trợ hiệu quả các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Giấm táo có chứa nhiều hoạt chất axit lactic, với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng giấm táo thường xuyên có thể giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu do nấm men hoặc vi khuẩn. Nhiễm trùng đường tiểu chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiểu buốt tiểu rắt tiểu ra máu.
Nguyên liệu: 2 thìa cà phê giấm táo, 150ml nước ấm.
Cách thực hiện:
- Pha loãng 2 thìa cà phê giấm táo với 150ml nước ấm, khuấy đều rồi dùng trực tiếp.
- Người bệnh sử dụng đều đặn hàng ngày, lộ trình điều trị kéo dài ít nhất bốn tuần.
4. Cách trị bệnh tiểu rắt với hạt vừng
Nhiều người có thể sẽ ngạc nhiên khi nghe về cách trị tiểu rắt tại nhà bằng hạt vừng. Tuy nhiên đây là một trong những bài thuốc dân gian rất phổ biến với người dân châu Âu và châu Mỹ. Hạt vừng là một nguồn khoáng chất dồi dào cũng như chứa rất nhiều các hoạt chất chống oxy hóa, có khả năng cân bằng chức năng của bàng quang, hạn chế tình trạng đi tiểu mất kiểm soát.
Nguyên liệu: 100mg hạt vừng (loại vừng đen hay trắng đều được), ½ thìa cà phê đường thốt nốt.
Cách thực hiện:
- Hạt vừng cho vào chảo rang nóng, đến khi dậy mùi thơm thì tắt bếp. Cho hạt vừng vào trong máy xay sinh tố và nghiền nhuyễn.
- Đổ hạt vừng đã xay mịn vào nồi, thêm vào khoảng 180ml nước lọc rồi đun sôi. Sau đó, cho thêm đường thốt nốt vào, đợi khi đường tan chảy hoàn toàn thì nhấc xuống và để nguội tự nhiên.
- Người bệnh chia hỗn hợp hạt vừng nấu đường thốt nốt thành hai đến ba lần dùng trong ngày.
Lưu ý: Cách trị tiểu rắt tại nhà này không thích hợp với người bị tiểu rắt do tiểu đường type 1 và 2.
ĐỌC NGAY BÀI VIẾT:
5. Cách chữa tiểu rắt bằng chùm ruột
Chùm ruột, hay còn được biết đến với cái tên me rừng, có tác dụng làm rỗng bàng quang cũng như cải thiện sức mạnh cơ bàng quang rất hiệu quả, nhờ đó giúp giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần cho người bệnh. Cũng theo Đông y, loại quả này có vị ngọt, chua, tính mát, công dụng chính là tiêu viêm, lợi tiểu, nhuận tràng và giải nhiệt.
Nguyên liệu: 1 đến 2 quả chùm ruột, 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất, 1 quả chuối tiêu chín.
Cách thực hiện:
- Chùm ruột đem rửa sạch, để ráo nước rồi gọt sạch lớp vỏ bên ngoài.
- Lần lượt cho chùm ruột, chuối tiêu chín và mật ong vào máy xay sinh tố, nghiền nhuyễn tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Người bệnh tiêu thụ trực tiếp qua đường uống. Cách trị tiểu rắt tại nhà với chùm ruột đạt hiệu quả tốt nhất khi duy trì sử dụng đều đặn hàng ngày, mỗi ngày hai lần.
Lưu ý: Người bệnh đi tiểu nhiều lần do tiểu đường có thể không sử dụng mật ong trong công thức này.
6. Hạt cây thì là chữa bệnh tiểu rắt tại nhà hiệu quả
Hạt cây thìa là có tác dụng điều hòa các chức năng của bàng quang cũng như ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả. Bài thuốc này sử dụng giống như một loại trà thảo dược với vị thanh nhẹ dễ uống, thích hợp dùng với cả trẻ em.
Nguyên liệu: 1 thìa cà phê hạt cây thì là khô, 2 cốc nước lọc, 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Cho hạt thìa là vào nồi đun cùng hai cốc nước lọc cho đến khi sôi bùng lên thì tắt bếp và để nguội.
- Khi trà nguội hẳn, dùng thìa nghiền nát hạt thì là rồi lọc qua rây hoặc vải xô để loại bỏ phẫn bã.
- Thêm vào trà một thìa cà phê mật ong, khuấy đều rồi uống trực tiếp. Người bệnh nên sử dụng cách trị tiểu rắt tại nhà với hạt thì là ít nhất 1 đến 2 lần mỗi ngày.
7. Chữa đái rắt tại nhà với hương nhu tía
Hương nhu tía là một trong những bài thuốc dân gian trị đái rắt hiệu quả của người dân Ấn Độ, đặc biệt là với các trường hợp có nguyên nhân do nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong hương nhu tía có chứa nhiều hoạt chất chống viêm, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn cũng như điều hòa chức năng của bàng quang.
Không chỉ cải thiện chứng tiểu rắt, bài thuốc từ hương nhu tía cũng là cách chữa bệnh tiểu buốt người bệnh nên tham khảo.
Nguyên liệu: 2 đến 3 lá hương nhu tía, 1 cốc nước lọc và 1 thìa cà phê mật ong.
Cách thực hiện:
- Lá hương nhu tía đem rửa sạch, cho vào cối và giã nát.
- Đổ thêm nước và mật ong vào, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp. Người bệnh dùng uống trực tiếp, tốt nhất nên sử dụng vào sáng sớm.
Lưu ý khi sử dụng các cách trị tiểu rắt tại nhà
Trong quá trình sử dụng các cách trị tiểu rắt tại nhà, bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Chỉ dùng thuốc khi có sự đồng ý từ bác sĩ: Tự ý dùng các bài thuốc dân gian, nhất là khi bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bằng Tây y có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu. Chính vì vậy, trước khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến tư vấn từ chuyên gia tại các bệnh viện lớn.
- Dùng thuốc đúng thời điểm, đủ lộ trình: Các bài thuốc thảo dược thường có tác dụng chậm, vì vậy bệnh nhân không nên sốt ruột trong khi sử dụng. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, bên cạnh liều lượng chính xác, bệnh nhân cũng cần cố định giờ uống thuốc và sử dụng đều đặn hàng ngày.
- Đi khám nếu không có sự cải thiện: Thảo mộc phần lớn chỉ phát huy tối đa công dụng nếu cơ địa người bệnh tương thích. Đây là lý do mà có trường hợp nhận thấy hiệu quả tức thì, có trường hợp lại không. Trong quá trình sử dụng các biện pháp tại nhà, nếu không thu được tác dụng như mong muốn, bệnh nhân nên ngưng dùng và đi khám lại tại bệnh viện.
Các cách trị tiểu rắt tại nhà tuy có thể cải thiện tích cực tình trạng bệnh nhưng cũng tồn tại không ít rủi ro nếu dùng sai cách. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bệnh nhân nên dành thời gian thăm khám tại bệnh viện cũng như tham khảo lời khuyên của các bác sĩ trước khi sử dụng những bài thuốc thảo dược tại nhà.
ArrayNỘI DUNG HỮU ÍCH:
“Tiểu buốt khám ở đâu uy tín?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và thắc mắc. Dưới đây là top bệnh viện khám và điều trị bệnh hiệu quả tại ba thành phố lớn trên cả nước. Người bệnh có thể lựa chọn và tới thăm khám khi có những triệu chứng bất thường. Địa chỉ khám tiểu buốt tại Hà Nội Là trung tâm của cả nước, các bệnh viện tại khu vực Hà Nội luôn đón bệnh nhân tại các khu vực lân cận tới khám và điều trị bệnh. Vậy, tiểu buốt khám ở...
Xem chi tiếtTiểu rắt không chỉ là hiện tượng sinh lý thường gặp mà còn là dấu hiệu cảnh báo sớm việc có thai ở nữ giới. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp triệu chứng này còn biểu thị cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý. Vậy, tiểu rắt có phải mang thai không và hướng xử lý thế nào? Để có được câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây. [caption id="attachment_7940" align="aligncenter" width="768"] Giải đáp chính xác: “Tiểu rắt có phải mang thai không?”[/caption] Đi tiểu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!