Nổi mẩn ngứa sau khi tắm: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả

Nổi mẩn ngứa sau khi tắm rất phổ biến, gây ra những bất tiện trong việc sinh hoạt của người bệnh. Việc nắm vững các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng tránh sẽ giúp người bệnh biết cách nhận biết và chăm sóc tốt nếu không may gặp phải.

Nổi mẩn ngứa sau khi tắm là bệnh gì? Triệu chứng thường gặp

Nổi mẩn ngứa sau khi tắm là tình trạng da xuất hiện những nốt màu đỏ hoặc trắng với kích thước khác nhau, gây ngứa ngáy khó chịu. Hiện tượng này thường xuất hiện toàn thân, ngay khi người bệnh vừa mới tắm xong hoặc cách vài giờ sau đó.

Cách triệu chứng đi kèm, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bao gồm:

  • Các nốt đỏ hoặc trắng xuất hiện kèm ngứa ngáy.
  • Những mảng da dày có thể bị tróc vảy khô hoặc tăng sừng.
  • Một số trường hợp trên da xuất hiện mụn nước nhỏ li ti, chúng sẽ vỡ ra, viêm loét nếu người bệnh gãi hoặc chà xát mạnh.
Nổi mẩn ngứa sau khi tắm khiến người bệnh rất khó chịu
Nổi mẩn ngứa sau khi tắm khiến người bệnh rất khó chịu

Tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm có thể gặp ở bất cứ ai. Người bệnh cần chủ động theo dõi, nếu thường xuyên xảy ra, lâu ngày không khỏi thì nên gặp các bác sĩ da liễu để kiểm tra.

Nguyên nhân khiến da bị nổi mẩn ngứa sau khi tắm

Không ít người gặp phải tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm nhưng không nắm rõ nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số tác nhân gây bệnh thường gặp:

  • Dị ứng với sản phẩm làm sạch, chăm sóc da: Các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng thể,… thường chứa nhiều chất hóa học, hương liệu, chất bảo quản, có độ pH cao tác động không tốt lên da. Khi sử dụng, da sẽ bị khô và kích ứng, gây ra những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy.
  • Thói quen khi tắm: Khi tắm nhiều lần, tắm lâu hoặc sử dụng nước quá nóng sẽ làm da bị mất lớp dầu tự nhiên. Đây là lớp lipid bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh, đồng thời cân bằng độ ẩm. Khi đó làn da bị khô, nứt nẻ, nổi mẩn và căng rát rất khó chịu.
  • Ngứa nước vô căn (Aquagenic pruritus):  Khi tắm ở các nguồn nước lạ như ở hồ bơi, biển, ao hồ, người bệnh rất dễ bị nổi mẩn ngứa do các thành phần của nước gây kích ứng da.
  • Sử dụng nước cứng: Đây là loại nước chưa được xử lý, do đó chứa nhiều kim loại nặng như Mg, Ca,… khi tiếp xúc sẽ khiến da bị khô rát, nổi mẩn, ngứa ngáy.
  • Mề đay cholinergic: Tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm có thể là triệu chứng của bệnh mề đay cholinergic. Đây là một dạng dị ứng do mồ hôi và thân nhiệt gây ra, có thể là ảnh hưởng từ nhiệt độ tắm, hóa chất,….
  • Bệnh chàm: Người bệnh xuất hiện triệu chứng ban đỏ, nổi mụn nước, khô da và ngứa ngáy, đặc biệt là sau khi tắm xong.
  • Bệnh viêm da tiếp xúc: Khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài như hóa chất, xà phòng, sữa tắm, quần áo,…. Biểu hiện thường thấy là da khô, nứt nẻ, tróc vảy, nổi mẩn, ngứa ngáy,…

Bị nổi mẩn ngứa sau khi tắm có sao không? Khi nào cần đi khám?

Các chuyên gia cho biết, tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm là hiện tượng lành tính,  không đe dọa đến tính mạng. Phần lớn các trường hợp đều ở mức độ nhẹ, sẽ tự biến mất sau vào giờ nếu được chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên, người bệnh cảm thấy ngứa ngáy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt. Thêm vào đó, tình trạng này còn làm mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong các hoạt động thường ngày và công việc.

Nếu không được điều trị đúng cách, các mẩn đỏ có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ
Nếu không được điều trị đúng cách, các mẩn đỏ có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ

Một số trường hợp đặc biệt, nổi mẩn ngứa sau khi tắm có thể kéo dài vài ngày, thậm chí lâu hơn, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu người bệnh chà xát hoặc gãi mạnh khiến da bị tổn thương có thể gây ra nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập.

Mặc dù mề đay mẩn ngứa không phải là một căn bệnh nguy hiểm và nó có thể tự khỏi sau vài giờ. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu ngay nếu thấy mình có những dấu hiệu sau:

  • Tình trạng nổi mẩn đỏ sau khi tắm lan nhanh ra toàn cơ thể, gây ngứa ngáy dữ dội.
  • Người bệnh bị sốt nhẹ hoặc tiêu chảy cấp.
  • Các triệu chứng của bệnh kéo dài quá 2 ngày mà không có xu hướng thuyên giảm.

Biện pháp điều trị nổi mẩn ngứa sau khi tắm

Để điều trị nổi mẩn đỏ ngứa sau khi tắm, người bệnh có thể thực hiện các mẹo dân gian hoặc dùng thuốc. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương trên da và nguyên nhân gây ra tình trạng này mà người bệnh áp dụng cách khác nhau.

Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc bôi hoặc uống để điều trị mẩn ngứa sau khi tắm là cách được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Sau khi kiểm tra, thực hiện một số xét nghiệm, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh mà đưa ra đơn thuốc phù hợp nhất.

Thông thường, thuốc bôi sẽ giúp cắt nhanh cơn ngứa khi triệu chứng trên da chỉ diễn ra cục bộ, ở một vài khu vực. Thuốc uống sẽ được chỉ định để điều trị mẩn ngứa toàn thân. Dưới đây là một số sản phẩm thường được các bác sĩ kê đơn khắc phục tình trạng này:

  • Thuốc kháng histamin H1: Nhóm thuốc giúp ngăn chặn histamin – chất trung gian gây ra các triệu chứng dị ứng trên da như nổi mẩn, ửng đỏ, ngứa ngáy,…
  • Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc chống viêm non- steroid và có steroid giúp giảm nổi mẩn ngứa sau khi tắm kèm hiện tượng phù nề, viêm mủ và sưng tấy.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Thuốc có tác dụng giảm viêm, chống dị ứng, ngứa ngáy tuy nhiên có thể khiến da bị teo và nổi mụn nếu dùng quá liều lượng.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Nhóm thuốc này chỉ được kê đơn khi nổi mẩn ngứa sau khi tắm do nhiễm khuẩn.
  • Thuốc giảm đau: Khi triệu chứng bệnh nghiêm trọng, khiến da bị tổn thương gây đau nhức, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau.
  • Kem dưỡng ẩm: Khi da bị khô, mất nước sau khi tắm, các loại kem dưỡng ẩm sẽ phát huy hiệu quả rất tốt.
  • Hồ nước: Thuốc có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm dịu vùng da bị tổn thương khi nổi mẩn ngứa
  • Viên uống bổ sung: Cụ thể như vitamin A, C, E,… có công dụng tăng cường đề kháng và giảm kích ứng trên da.
  • Nhóm thuốc khác: Thuốc bạt sừng, thuốc ức chế Tacrolimus,… để điều trị các bệnh lý nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa sau khi tắm.

[pr_middle_post]

Dùng thuốc Tây y điều trị mẩn ngứa là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng
Dùng thuốc Tây y điều trị mẩn ngứa là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng

Các nhóm thuốc trị mẩn ngứa trên đều có dược tính khá mạnh, tuy có thể giảm nhanh các triệu chứng dị ứng trên da nhưng rất dễ gây ra tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần phải làm đúng chỉ dẫn từ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.

Cách điều trị tại nhà

Khi tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng ngay một số cách điều trị sau đây:

  • Gừng: Các hoạt chất trong gừng có tác dụng như kháng sinh, giúp diệt khuẩn, giảm viêm và ngứa ngáy hiệu quả. người bệnh gọt sạch vỏ, cắt thành lát mỏng rồi đắp lên vùng da bị mề đay sau khi đã vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm. Sau khoảng 30 phút, các triệu chứng sẽ giảm dần.
  • Lá chè xanh: Tanin, flavonoud, vitamin, EGCG, cùng nhiều khoáng chất trong lá chè xanh có khả năng thanh nhiệt, giải độc, thúc đẩy làn da nhanh chóng hồi phục những tổn thương. Người bệnh rửa sạch một nắm lá chè xanh, sau đó đun cùng 3 lít nước rồi pha với nước lạnh để tắm hàng ngày.
  • Bạc hà: Các chất như mentol, limonen, camphen,… có trong bạc hà mang đến công dụng phong nhiệt, giải độc, kháng viêm và diệt khuẩn hiệu quả. Người bệnh rửa sạch 1 nắm lá bạc hà tươi, ngâm trong nước muối pha loãng 10  – 15 phút rồi để ráo. Sau đó, lá bạc hà đem giã nát và đắp trực tiếp lên những vùng da đang bị nổi mẩn ngứa.
Gừng có thể làm dịu da, giảm các nốt mẩn đỏ ngứa ngáy
Gừng có thể làm dịu da, giảm các nốt mẩn đỏ ngứa ngáy

Những nguyên liệu này đều rất quen thuộc, dễ tìm, cách thực hiện lại đơn giản, tiết kiệm tối đa chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên, các cách chữa mề đay mẩn ngứa tại nhà trên chỉ có hiệu quả trong trường hợp nổi mẩn ngứa sau khi tắm ở mức độ nhẹ. Nếu sau vài ngày, triệu chứng bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên đi khám để được các bác sĩ tư vấn điều trị.

Hướng dẫn cách chăm sóc, phòng ngừa nổi mẩn đỏ sau khi tắm

Tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh rất khó chịu. Để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Hình thành thói quen tắm khoa học, không nên tắm quá lâu, chà xát mạnh, tránh sử dụng sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh.
  • Tắm nước có nhiệt độ vừa phải để bảo vệ làn da. Sau khi tắm, người bệnh nên lau khô da bằng khăn sạch.
  • Thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, chú ý lựa chọn sản phẩm có tinh chất tự nhiên, ít chất hóa học, hương liệu và màu tổng hợp.
  • Thường xuyên vệ sinh các vật dụng trong phòng tắm như bồn tắm, voi hoa sen,…để loại bỏ bụi bẩn cùng nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
  • Sử dụng nguồn nước sạch, hết sức lưu ý khi tắm ở bể bơi, ao hồ, sông, biển,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày để tăng khả năng thải độc, dưỡng ẩm cho da. Có thể bổ sung các loại nước ép từ trái cây giàu vitamin và khoáng chất.
  • Nhóm thực phẩm nên ăn bao gồm trái cây giàu vitamin, thực phẩm có khả năng chống oxy hóa như hạnh nhân, hạt óc chó, các loại cá béo chứa omega 3,…
  • Kiêng các món hải sản, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhóm thực phẩm giàu đạm và các chất kích thích.

Tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt. Người bệnh không được chủ quan, nên nhanh chóng gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Chia sẻ

Triệu chứng
Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là bệnh gì? Cách xử lý an toàn, hiệu quả

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là bệnh gì? Cách xử lý an...

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là hiện tượng khá phổ biến. Tình trạng này ngoài việc khiến...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top