Nổi Mẩn Ngứa Ở Chân
Nổi mẩn ngứa ở chân rất có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần chủ động tìm hiểu các thông tin như nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc, điều trị cũng như phòng tránh để có thể xử lý tốt khi không may gặp phải.
Nổi mẩn ngứa ở chân là bệnh gì?
Nổi mẩn ngứa ở chân khá phổ biến, bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc phải hiện tượng này. Khi gặp phải, rất có thể người bệnh đang mắc một số bệnh lý sau đây:
- Nấm da chân: Đây là bệnh da liễu phổ biến, có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung vật dụng. Bệnh do nấm gây ra, thường gặp ở những người tiếp xúc với nước trong thời gian dài, chân tiết nhiều mồ hôi hoặc bệnh nhân tiểu đường,…
- Viêm nang lông: Bệnh xảy ra do vi khuẩn, nấm tấn công vào lỗ chân lông gây ra các nốt mẩn đỏ kèm triệu chứng ngứa ngáy.
- Viêm da tiếp xúc: Trên da xuất hiện các nốt mẩn màu đỏ hoặc hồng, có chứa dịch lỏng ở đầu, khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu.
- Tổ đỉa: Bệnh thường gặp vào mùa hè, các nốt mẩn ngứa xuất hiện nhiều vị trí trên chân như lòng bàn chân, mu bàn chân, kẽ ngón chân,….
- Vảy nến: Người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như nổi mẩn, da khô ráp, ngứa ngáy. Một số trường hợp nhẹ, ở các đầu mụn xuất hiện mủ, rất dễ lở loét gây nhiễm trùng, bội khuẩn.
- Ghẻ lở: Ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei tấn công khiến da chân bị tổn thương, không chỉ gây nổi mẩn ngứa, rát da mà còn dẫn đến nhiễm trùng rất nguy hiểm.
- Lupus ban đỏ: Bệnh xảy ra do rối loạn hệ thống miễn dịch, dấu hiệu đặc trưng là những nốt mẩn đỏ như muỗi đốt, ngứa ngáy, đau nhức xương khớp, mệt mỏi, người bệnh bị sốt,…
- Chức năng gan, thận suy giảm: Lượng độc tố trong cơ thể tăng cao do gan, thận hoạt động kém sẽ phát ra bên ngoài thông qua da, điển hình là nổi mẩn ngứa.
- Mề đay: Tình trạng nổi mề đay mẩn đỏ có thể xảy ra ở chân hoặc toàn bộ cơ thể, gây ngứa ngáy, nóng rát trên da. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn, thời tiết thay đổi, di truyền,…
Triệu chứng điển hình khi bị nổi mẩn ngứa ở chân
Nổi mẩn đỏ ở chân khiến người bệnh vô cùng bứt rứt, khó chịu. Các triệu chứng điển hình mà người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bao gồm:
- Trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc hồng với hình thái, kích thước đa dạng, mọc ở một số vùng hoặc toàn bộ bàn chân. Số ít trường hợp có mụn nước, rất dễ vỡ khiến bệnh lây lan nhanh chóng.
- Cảm giác ngứa ngáy, châm chích như bị muỗi đốt. Tình trạng ngứa dữ dội hơn khi người bệnh gãi nhiều hoặc đụng chân vào nước.
- Một số người bệnh xuất hiện hiện tượng khô da, nóng rát.
Nguyên nhân gây bệnh mẩn ngứa
Da nổi mẩn ngứa có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Người bệnh cần nắm rõ thông tin này để chủ động hơn trong việc phòng ngừa, chăm sóc và lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất. Có thể kể đến như:
- Tiếp xúc dị nguyên: Bao gồm bụi bẩn, chất hóa học, phấn hoa, lông động vật,…gây kích ứng, nổi mẩn ngứa.
- Thời tiết: Khi thời tiết quá oi nóng, da chân tiết ra nhiều mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông sẽ gây ra nổi mẩn ngứa.
- Vi khuẩn, nấm: Người bệnh không thường xuyên làm sạch chân sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm, virus tấn công gây bệnh.
- Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố bên trong thay đổi đột ngột ở các đối tượng như phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ,…có thể gây mẩn ngứa.
- Dị ứng thuốc: Kháng sinh, thuốc hóa trị,…khi sử dụng sai liều lượng rất dễ làm da bị nổi mẩn ngứa.
- Di truyền: Có khá nhiều trường hợp bị nổi mẩn ngứa nói chung và nổi mẩn ngứa ở chân nói riêng là do yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ từng bị nổi mẩn ngứa thì nguy cơ con mắc bệnh cao hơn bình thường.
Nổi mẩn ngứa ở chân có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ ngay?
Nổi mẩn ngứa ở chân thường là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý da liễu lành tính. Do đó, tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể dễ dàng thuyên giảm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh luôn trong trạng thái tâm lý khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, công việc hàng ngày.
Bên cạnh đó, khả năng xuất hiện các biến chứng nguy hiểm là hoàn toàn có thể xảy ra. Cụ thể, người bệnh có thể phải đối mặt với các trường hợp sau:
- Bội nhiễm, nhiễm trùng da: Người bệnh gãi nhiều làm tổn thương da nghiêm trọng, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn hoặc nấm tấn công.
- Nhiễm trùng máu: Khi tình trạng bội nhiễm không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ăn sâu vào máu.
- Hoại tử da: Cấu trúc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khó hồi phục lại như ban đầu. Nhiều trường hợp để lại sẹo ở chân gây mất thẩm mỹ, thậm chí phải loại bỏ phần da bị hoại tử.
Người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế để khám, điều trị khi xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Nổi mẩn ngứa ở chân trên 2 tuần nhưng không thuyên giảm, thậm chí còn lan rộng hơn.
- Cảm giác ngứa ngáy dữ dội, nóng rát da vô cùng khó chịu.
- Da ở chân sưng đỏ, tụ mủ trắng, lở loét.
- Người bệnh sốt cao, co giật, mệt mỏi, sụt cân đột ngột,…
Cần làm gì để chữa nổi mẩn ngứa ở chân?
Nổi mẩn ngứa ở chân ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc phát hiện sớm và lựa chọn cách điều trị phù hợp là vô cùng cần thiết. Người bệnh tham khảo 3 phương pháp chữa nổi mẩn ngứa ở chân phổ biến nhất hiện nay qua những thông tin sau.
Mẹo dân gian chữa mẩn ngứa
Một trong số những phương pháp chữa bệnh thông dụng nhất đó là dùng các bài thuốc dân gian. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như sử dụng nguyên liệu đơn giản, an toàn, thực hiện ngay tại nhà và giúp tiết kiệm chi phí. Bài thuốc được truyền miệng qua nhiều năm, hiệu quả được kiểm chứng bởi nhiều người bệnh.
Dưới đây là một số cách làm không nên bỏ qua:
- Nha đam: Các chất như cid cinnamic, acid folic, vitamin, glycoprotein,…có tác dụng giảm mẩn đỏ, chống viêm, chữa lành vết thương, thúc đẩy chức năng thải độc và làm lành tổn thương da. Người bệnh lấy phần nhựa trong lá nha đam, sau đó bôi lên da chân kết hợp với massage trong 10 phút.
- Gừng: Trong gừng chứa histamin và các chất chống dị ứng, từ đó giúp giảm nhanh triệu chứng nổi mẩn ngứa, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ viêm da. Người bệnh sôi nước và đường, sau đó cho gừng thái lát (hoặc thái sợi) vào, đun đến khi nước có màu vàng thì có thể dùng để uống.
- Lá hẹ: Ngoài dùng để nấu ăn, lá hẹ có thể chữa nổi mẩn ngứa tại nhà nhờ tác dụng giải độc, kháng khuẩn, chống viêm và thúc đẩy phục hồi da. Người bệnh sau khi đã làm sạch 1 nắm lá hẹ, ngâm trong nước muối loãng thì cắt thành khúc nhỏ, để ráo nước. Sau đó đem lá hẹ sao nóng lên, cho vào khăn sạch hoặc túi chườm để chườm trực tiếp lên chân.
Các cách trên giúp kiểm soát tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân khá tốt. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ khuyến khích áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát bởi hiệu quả điều trị còn thấp.
Thuốc Tây y chữa nổi mẩn ngứa ở chân
Khi bị nổi mẩn đỏ ở chân, dù do bất cứ tác nhân nào, người bệnh cũng cần thăm khám để đảm bảo an toàn. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị mẩn ngứa sau phù hợp với trường hợp từng người:
- Thuốc kháng Histamin H1: Điển hình như Loratadine, Promethazin, Cetirizine,..giúp giảm mẩn đỏ, cắt cơn ngứa, hỗ trợ chống viêm và tiêu sưng.
- Thuốc Corticoid: Bác sĩ chỉ kê đơn trong trường hợp nổi mẩn ngứa ở chân nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng dạng uống hoặc tiêm.
- Thuốc bôi chứa Corticoid: Thuốc có công dụng giảm ngứa và nổi mẩn trên da, chống viêm nhanh chóng, thúc đẩy quá trình phục hồi vùng da bị tổn thương.
- Thuốc kháng sinh (Aczone): Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị.
- Kem dưỡng ẩm: Có thể kể đến gồm A-derma, Eucerin, Bioderma, Vaseline,…giúp làm dịu da, giảm kích ứng.
Thuốc Tây y cho hiệu quả nhanh chóng, cách sử dụng vô cùng tiện lợi nên được rất nhiều người bệnh lựa chọn thực hiện. Tuy nhiên, dược tính cao đi kèm rất nhiều tác dụng phụ, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt các đối tượng như phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, trẻ em cần hết sức lưu ý.
Nên đi khám ở đâu khi bị nổi mẩn ngứa ở chân?
Nếu đang muốn tìm địa chỉ chuyên khám chữa bệnh nổi mẩn ngứa an toàn, chất lượng, người bệnh không thể bỏ lỡ những thông tin dưới đây:
- Bệnh viện Da liễu Trung ương: Bệnh viện được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi các bác sĩ điều trị đều có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, quá trình khám, điều trị có sự hỗ trợ từ máy móc hiện đại. Địa chỉ tại số 15A Phương Mai, Hà Nội. Điện thoại: 024.32222944.
- Bệnh viện Da liễu Hà Nội: Người bệnh nổi mẩn ngứa ở chân có thể đến khám tại số 79B Nguyễn Khuyến, Hà Nội. Đây là bệnh viện chuyên khoa da liễu hàng đầu hiện nay, đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất. Người bệnh có thể đặt lịch khám trước tại số điện thoại: 090 347 96 19.
- Bệnh viện Da liễu TP. HCM: Đây là địa chỉ mà người bệnh khu vực phía Nam không nên bỏ qua. Những bác sĩ rất giỏi về chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp khám và điều trị. Địa chỉ bệnh viện tại số 02 Nguyễn Thông, quận 3, TP. HCM. Điện thoại: 028.3930.1396.
Chi tiết cách phòng tránh bệnh mẩn ngứa
Tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân có thể tái đi tái lại rất nhiều lần. Do đó, người bệnh cần chú ý chăm sóc đúng cách và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Vệ sinh cơ thể nói chung và chân nói riêng mỗi ngày, đặc biệt chú ý phần kẽ ngón chân và lòng bàn chân.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như hóa chất, phấn hóa, bụi bẩn, lông động vật,…
- Hạn chế tuyệt đối đi vào vùng đất bị ô nhiễm, trong trường hợp cần thiết phải mang giày hoặc ủng để bảo vệ chân.
- Không ngâm chân dưới nước quá lâu bởi có thể làm ảnh hưởng không tốt đến da.
- Luôn giữ chân khô thoáng, đặc biệt là trong những ngày hè nắng nóng, cơ thể tiết nhiều mồ hôi.
- Lựa chọn những sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da phù hợp, dịu nhẹ.
- Đi giày có kích cỡ phù hợp, chất liệu mềm, không cọ xát gây kích ứng da.
- Thường xuyên thay tất, giặt sạch sẽ và phơi khô giày, tất.
- Uống đủ nước, nên bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, omega 3 có từ rau xanh, trái cây, cá béo….
- Hạn chế các thực phẩm không tốt cho da và sức khỏe như đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp, chất kích thích,…
- Chú ý khám da thường xuyên và thực hiện chăm sóc theo hướng dẫn từ các bác sĩ da liễu.
Trên đây là những thông tin tổng quát nhất về tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân. Người bệnh cần chú ý quan sát biểu hiện trên da, có các xử lý phù hợp, kịp thời để giúp giải quyết nhanh chóng, tránh được các biến chứng nguy hiểm.
ArrayBình luận (35)
Thg cu tôi 7t mà chẳng hiểu làm gì giờ chân bé cứ 1 năm là 3 đợt nổi ngứa giống mề đay. Mà trẻ 7t thì dùng được thuốc gì chữa rồi vậy các mẹ
Bạn sôi nước và đường, sau đó cho gừng thái lát vào rồi cho bé uống, kết hợp bôi nha đam là sẽ đỡ thôi không cần dùng thuốc gì đâu
Mẹ tham khảo thử bài thuốc tiêu ban hoàn bì thang xem sao, e tìm hiểu thấy bảo bài thuốc này trị mẩn ngứa cho trẻ vừa hiệu quả lại an toàn nữa. Tại trước nhà em cũng có bé từng uống qua rồi thấy hiệu quả, hết ngứa với khó chịu ở chân ấy.