Mẩn Ngứa Ở Trẻ

Mẩn ngứa ở trẻ xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt và sự phát triển của các bé. Do đó, bố mẹ cần chủ động tìm hiểu các thông tin về bệnh để sớm phát hiện và xử lý kịp thời, đúng cách để bảo vệ tốt sức khỏe của con.

Nổi mẩn ngứa ở trẻ là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh

Trẻ có thể bị nổi mẩn ngứa ở bất cứ đâu trên cơ thể. Tình trạng này khiến các bé vô cùng khó chịu, thường gãi trong vô thức, quấy khóc, mất ngủ. Mẩn ngứa ở trẻ thường xảy ra ở các vị trí như:

  • Mặt: Các nốt mẩn đỏ hoặc hồng xuất hiện ở mí mắt, má, quanh miệng,… có thể kèm dịch và thường lan rộng khá nhanh. Nếu không được vệ sinh sạch và có biện pháp điều trị phù hợp, vùng mẩn rất dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
  • Bụng, lưng: Đây là vùng da có nhiều mồ hôi, các nốt mẩn thường tập trung thành những mảng lớn và lan ra toàn cơ thể.
  • Chân và tay: Đây là 2 bộ phận thường xuyên vận động, tiếp xúc với môi trường nên rất dễ bị mẩn ngứa. Bố mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ tay, chân để làm giảm triệu chứng ngoài da và phòng ngừa tình trạng này.
  • Toàn thân: Không ít trường hợp trẻ bị nổi mẩn ngứa toàn thân. Các nốt mẩn đỏ có thể chứa dịch hoặc không, kèm theo cảm giác châm chích, ngứa ngáy rất khó chịu.
Trẻ có thể bị nổi mẩn ngứa toàn thân rất khó chịu
Trẻ có thể bị nổi mẩn ngứa toàn thân rất khó chịu

Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng mẩn ngứa ở trẻ qua những triệu chứng sau:

  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ mọc rải rác hoặc thành các mảng lớn, da trở nên khô, sần sùi.
  • Trẻ bị ngứa nhẹ hoặc dữ dội nên thường dùng tay gãi liên tục.
  • Cảm giác khó chịu khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ.

Nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ

Các bác sĩ cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ. Trong đó bao gồm cả các tác nhân bên ngoài, bệnh lý hoặc các yếu tố trong cơ thể. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân sinh lý

Trẻ bị nổi mẩn ngứa do một số tác nhân bên ngoài gây kích ứng lên da. Bố mẹ cần nắm rõ để có biện pháp phòng ngừa tiếp xúc, giúp quá trình điều trị và phòng tránh hiệu quả. Có thể kể đến như:

  • Thời tiết lạnh: Khi thời tiết lạnh, độ ẩm thấp khiến da bị mất nước, hệ thống bảo vệ suy giảm gây mẩn ngứa. Lúc này, bố mẹ cần giữ ấm cho trẻ và bôi kem dưỡng ẩm da đầy đủ.
  • Nhiệt độ cao: Nắng nóng gay gắt khiến bé ra nhiều mồ hôi, làm bít tắc lỗ chân lông gây ra tình trạng mẩn ngứa và rôm sảy.
  • Dị ứng thực phẩm: Trẻ bị dị ứng với đồ ăn hoặc thức uống sẽ xuất hiện các triệu chứng như nổi mẩn đỏ khắp người, ngứa ngáy, buồn nôn hoặc nôn,… Khi đó, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
  • Tiếp xúc với các dị nguyên: Cụ thể như lông động vật, bụi bẩn, khói thuốc, hóa chất,… đều là những tác nhân quen thuộc gây dị ứng, nổi mẩn ngứa.
  • Di truyền: Nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu bố mẹ đã từng bị mẩn ngứa thì con sinh ra có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao những trẻ em khác.

Mẩn ngứa ở trẻ do bệnh lý

Tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau đây:

  • Thủy đậu: Bệnh thường xuất hiện ở những đối tượng có sức đề kháng yếu, virus varicella-zoster tấn công gây ra những nốt mẩn đỏ chứa dịch, ngứa ngáy khó chịu. Vết mẩn sẽ bị vỡ, chảy dịch và đóng vảy, lây lan ra toàn thân. Các triệu chứng đi kèm khác như mệt mỏi, đau đầu, sốt, đỏ mắt.
  • Chàm sữa: Bệnh viêm da mãn tính, rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Dấu hiệu nhận biết là da nổi mẩn đỏ sau đó chuyển thành các mảng mụn nhỏ, rỉ nước rồi đóng vảy trắng.
  • Mề đay: Đây là bệnh lý cực kỳ phổ biến, có triệu chứng điển hình là da bị nổi mẩn đỏ với kích thước đa dạng, ngứa và sưng tấy rất khó chịu.
  • Nấm da: Có rất nhiều loại nấm gây ra tình trạng mẩn ngứa ở trẻ, với những đặc điểm khác nhau. Bố mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cơ thể, nhất và các vị trí có nếp gấp, khe kẽ.
  • Rôm sảy: Tình trạng này thường xảy ra do thói quen đóng bỉm thường xuyên và thời tiết. Da trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ li ti trải dài trên nhiều bộ phận kèm cảm giác ngứa ngáy.
  • Chàm eczema: Bệnh xảy ra do di truyền hoặc tiếp xúc với kháng nguyên. Trên da có mụn nước li ti, ngứa ngáy, da bị khô và bong tróc.
  • Bệnh chân tay miệng: Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, khả năng lây lan nhanh. Trẻ thường bị sốt kèm theo triệu chứng nổi mẩn đỏ và mụn nước ở miệng, tay và chân.
Mẩn ngứa ở trẻ có thể là triệu chứng của bệnh rôm sảy
Mẩn ngứa ở trẻ có thể là triệu chứng của bệnh rôm sảy

Nguyên nhân do yếu tố bên trong

Mẩn ngứa ở trẻ không chỉ xảy ra do các tác nhân bên ngoài và bệnh lý da liễu mà còn là dấu hiệu của một số bệnh lý bên trong cơ thể. Điển hình như:

  • Bệnh gan mật: Đây là bộ phận có chức năng thải độc và chuyển hóa dinh dưỡng. Khi chức năng gan bị ảnh hưởng, độc tố tích tụ lâu ngày sẽ đào thải qua da, gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy âm ỉ khắp cơ thể.
  • Đái tháo đường: Khi lượng đường trong máu tăng cao, sẽ khiến da bị khô ráp, nứt nẻ, dễ bị kích ứng và nổi mẩn đỏ.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Trẻ bị nhiễm giun, sán, và các động vật ký sinh khác khiến các hệ cơ quan bị rối loạn chức năng, cơ thể tiết ra độc tố kích hoạt phản ứng viêm.

Mẩn ngứa ở trẻ có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các bác sĩ cho biết, đa số trường hợp trẻ bị nổi mẩn ngứa không nguy hiểm đến sức khỏe. Thông thường, các triệu chứng ngoài da sẽ tự biến mất sau vài giờ đến vài ngày.

Ở mức độ nhẹ, bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không có biện pháp điều trị phù hợp, các tổn thương da nghiêm trọng hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ăn ngủ, sức khỏe và sự phát triển của con. Cụ thể như sau:

  • Trẻ biếng ăn, sụt cân: Tình trạng ngứa ngáy, bứt rứt vô cùng khó chịu khiến trẻ chán ăn, sau một thời gian sẽ  gây ra sụt cân và suy giảm hệ miễn dịch.
  • Ngủ không sâu giấc: Cảm giác ngứa thường có xu hướng nặng hơn về đêm làm trẻ quấy khóc, ngủ không say giấc, ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể.
  • Tổn thương da, bội nhiễm: Trẻ thường gãi trong vô thức mà không biết được tác hại của việc này. Khi đó, vùng da bị tổn thương nghiêm trọng hơn, trợt loét và viêm nhiễm. Trường hợp nặng, trẻ có thể bị sốt, mệt mỏi, để lại sẹo và nhiễm trùng máu.
  • Hoại tử da: Đây là biến chứng nguy hiểm, rất khó điều trị, thường để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ.
  • Viêm phổi do tụ cầu hay viêm mủ màng phổi: Vi khuẩn sau khi xâm nhập qua các vết thương hở trên da sẽ tấn công vào phổi, tạo ra nhiều dịch làm cho bóng khí bị vỡ, trẻ cảm thấy khó thở.
  • Tràn mủ màng tim: Vi khuẩn xâm nhập gây viêm tại màng tim, ảnh hưởng đến quá trình đẩy máu tới các cơ quan để nuôi cơ thể.
  • Viêm màng não mủ: Đây là biến chứng nặng nề khi tình trạng mẩn ngứa do nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng nặng ở màng não và tủy sống, đe dọa trực tiếp đến tính mạng trẻ nếu không được cấp cứu kịp thời.
Trẻ biếng ăn, quấy khóc ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển
Trẻ biếng ăn, quấy khóc ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển

Do đó, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ. Khi quan sát thấy trẻ có những dấu hiệu sau đây, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở da liễu để khám và điều trị:

  • Da nổi mẩn đỏ kèm mụn nước hoặc chứa dịch mủ viêm.
  • Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, khó ngủ.
  • Các biểu hiện trên da không tự biến mất sau 2 ngày mà ngược lại còn có xu hướng lan rộng hơn.
  • Trẻ bị sốt cao, diện tích tổn thương rộng, nhiễm trùng da.

Các phương pháp chữa mẩn ngứa cho trẻ em

Trẻ em có làn da nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên các phương pháp điều trị cần ưu tiên tính an toàn. Hiện nay có 3 cách điều trị mẩn ngứa ở trẻ phổ biến nhất là mẹo dân gian, sử dụng thuốc Tây y và liệu pháp Đông y.

Điều trị bằng các phương pháp dân gian

Các mẹo dân gian trị mẩn ngứa ở trẻ được bố mẹ ưa chuộng bởi sử dụng nguyên liệu đơn giản, cách thực hiện dễ dàng, giá thành tiết kiệm và quan trọng là rất lành tính và an toàn. Dưới đây là một số gợi ý bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

  • Lá trà xanh: Các thành phần chống oxy hóa, vitamin và kẽm có công dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, thúc đẩy tái tạo làn da hiệu quả. Bố mẹ rửa sạch 1 nắm lá trà xanh, đun cùng 500ml nước rồi dùng để tắm hoặc lau người mỗi ngày.
  • Lá trầu không: Đây là nguyên liệu trong các bài thuốc điều trị bệnh da liễu bởi các hợp chất phenol và tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, thúc đẩy phục hồi tổn thương trên da rất tốt. Bố mẹ có thể nấu nước tắm từ lá trầu không và dùng phần bã để đắp lên vùng da bị mẩn ngứa.
  • Lá khế chua: Lá khế chứa các hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, tiêu viêm, giải độc rất tốt. Bố mẹ chỉ cần rửa sạch một nắm lá, đem giã nát cùng 1 thìa muối và đắp trực tiếp lên da trẻ trong 15 phút.
Bố mẹ có thể dùng lá trà xanh đun nước tắm để chữa mẩn ngứa ở trẻ
Bố mẹ có thể dùng lá trà xanh đun nước tắm để chữa mẩn ngứa ở trẻ

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng các mẹo dân gian trên chỉ mang lại hiệu quả trong trường hợp nổi mẩn ngứa mới xảy ra, triệu chứng còn nhẹ. Trong quá trình thực hiện, bố mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng da của con để có biện pháp xử lý phù hợp.

Dùng thuốc Tây y

Khi tình trạng nổi mẩn ngứa nghiêm trọng, lan nhanh ra toàn thân khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định một trong các nhóm thuốc điều trị mẩn ngứa ở trẻ em sau đây:

  • Corticoid bôi ngoài: Điển hình như Betamethasone, Triamcinolone, Clobetasol,… có tác dụng giảm mẩn ngứa, viêm nhiễm trên da.
  • Kháng sinh histamin H1: Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin,… là các loại thuốc phổ biến, có tác dụng ngăn chặn histamin, giảm triệu chứng trên da.
  • Thuốc corticoid dạng uống: Thường dùng như Hydrocortison, Prednisolon,… được chỉ định trong trường hợp trẻ bị mẩn ngứa, viêm da nặng.
  • Kem dưỡng ẩm: Sản phẩm chứa vitamin C, E, D, niacinamide hoặc B5,… giúp ngăn ngừa tổn thương, sẹo thâm và thúc đẩy làm lành da.

Thuốc Tây y tuy cho hiệu quả nhanh nhưng có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó bố mẹ cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời cẩn trọng theo dõi sát sao phản ứng của của các bé để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.

Gợi ý bố mẹ địa chỉ khám uy tín, chất lượng

Trẻ bị nổi mẩn ngứa nếu không được điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Các bác sĩ khuyên rằng bố mẹ nên chủ động đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện ra triệu chứng bất thường trên da. Dưới đây là một số địa chỉ khám da liễu cho trẻ em uy tín, chất lượng bố mẹ có thể tham khảo:

  • Bệnh viện Da Liễu Trung Ương: Đây là bệnh viện top đầu cả nước chuyên khám và điều trị các bệnh da liễu, có đội ngũ bác sĩ giỏi và thiết bị hiện đại. Địa chỉ bệnh viện tại 15A Phương Mai, Hà Nội. SĐT: 1900 6951.
  • Bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh: Bố mẹ ở khu vực phía Nam nên đưa trẻ đi khám tại bệnh viện này khi bị mẩn ngứa. Nơi đây quy tụ các bác sĩ giỏi, tận tình cùng thiết bị hiện đại, đầy đủ. Địa chỉ bố mẹ đến khám tại số 2 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, TP. HCM. SĐT: 028 3930 8131.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Nhà thuốc với hơn 150 năm đã nhận được sự tin tưởng của rất nhiều bố mẹ. Địa chỉ khám tại số 37A ngõ 97 Văn Cao, Hà Nội hoặc ở TP. HCM ở số 100 đường D1, Bình Thạnh. SĐT: 024 6253 6649 (HN) hoặc 0938 449 768 (TP. HCM).
  • Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc: Đây là địa chỉ khám, chữa nổi mẩn ngứa theo Y học cổ truyền uy tín, chất lượng, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Thuốc Dân Tộc có địa chỉ tại Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Hà Nội hoặc tại TP. HCM ở 145 Hoa Lan, Phú Nhuận hoặc số 116 Văn Lang, Hạ Long, Quảng Ninh. SĐT: 024 7109 6699 (HN) – 028 7109 6699 (TP. HCM) – 02036570128 (QN).
  • Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện Chứng Quân Dân 102: Kết hợp phương pháp Đông y có biện chứng, trẻ sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ giỏi, có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại và điều trị bằng bài thuốc Đông y hiệu quả cao, an toàn. Địa chỉ khám ở số 7, ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Hà Nội hoặc tại TP. HCM là 179 Nguyễn Văn Thương, Bình Thạnh. SĐT: 088 598 102 (HN) – 0888 698 102 (TP. HCM).
Bố mẹ chú ý đưa trẻ đi khám mẩn ngứa ở những bệnh viện lớn, uy tín để đảm bảo hiệu quả, an toàn
Bố mẹ chú ý đưa trẻ đi khám mẩn ngứa ở những bệnh viện lớn, uy tín để đảm bảo hiệu quả, an toàn

Hướng dẫn cách chăm sóc và phòng ngừa mẩn ngứa cho bé

Để chăm sóc và phòng ngừa tình trạng mẩn ngứa ở trẻ, bố mẹ cần chú ý thực hiện những điều sau đây:

  • Cho con ti sữa mẹ đủ 6 tháng, để bé nhận được nguồn kháng thể từ mẹ, củng cố vững chắc hệ miễn dịch trong tương lai.
  • Tuyệt đối tránh xa các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, phấn hoa, bụi bẩn,… Bố mẹ nên cho trẻ đeo khẩu trang, đi găng tay để đảm bảo an toàn.
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé mỗi ngày, nhất là vùng tay, chân, cổ, mặt.
  • Dùng các loại sữa tắm, dầu gội dịu nhẹ với làn da trẻ, không chứa hóa chất gây kích ứng.
  • Thường xuyên giặt khăn, chăn, gối và vệ sinh khu vực nơi ở của bé.
  • Lựa chọn trang phục cho bé, chú ý chất liệu mềm mịn, thấm hút mồ hôi.
  • Xây dựng một thực đơn khoa học, giúp con bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và tăng cường sức đề kháng như nhắc trẻ uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, đồng thời hạn chế đồ ngọt, nhiều dầu mỡ, món ăn cay nóng,…
  • Hạn chế cho các trẻ ăn các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa bò,…

Trên đây là những thông tin quan trọng nhất về tình trạng mẩn ngứa ở trẻ mà bố mẹ cần nắm rõ. Bố mẹ chú ý quan sát và theo dõi thường xuyên, nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng bất thường.

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Dinh dưỡng
Đeo Bông Tai Bị Ngứa: Cách Chọn Trang Sức An Toàn

Đeo Bông Tai Bị Ngứa: Cách Chọn Trang Sức An Toàn

Đeo bông tai bị ngứa là vấn đề mà nhiều người gặp phải, gây ra không ít phiền toái và...
Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là bệnh gì? Cách xử lý an toàn, hiệu quả

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là bệnh gì? Cách xử lý an...

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là hiện tượng khá phổ biến. Tình trạng này ngoài việc khiến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top