Mẹ Sau Sinh Bị Nổi Mẩn Ngứa

Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe. Việc chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan như triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị sẽ giúp chị em chủ động phòng tránh và khắc phục tình trạng này một cách an toàn nhất.

Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa là bệnh gì?

Có đến 30% phụ nữ sau khi sinh con gặp phải tình trạng nổi mẩn ngứa. Tình trạng này có thể xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc sau đó một vài tháng. Một số triệu chứng điển hình chị em có thể gặp phải bao gồm:

  • Trên da nổi các nốt màu đỏ hoặc hồng với hình dạng, kích thước khác nhau, khi sờ vào da cảm thấy sần sùi. Thông thường chúng sẽ xuất hiện ở vùng cổ, lưng, ngực và sau đó lan rộng ra những bộ phận khác.
  • Phần da bị tổn thương có viền tròn nổi cộm lên, gồ ghề hơn những vùng da xung quanh.
  • Da khô, kèm cảm giác ngứa ngáy, châm chích, nóng rát.
Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa là hiện tượng rất phổ biến
Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa là hiện tượng rất phổ biến

Tình trạng này khiến chị em vô cùng khó chịu, ảnh hưởng lớn đến quá trình chăm sóc con. Chị em cần hết sức lưu ý, theo dõi sự tiến triển của bệnh và có cách xử lý hiệu quả.

Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa

Các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân đến từ bên trong và ngoài cơ thể khiến mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa. Cụ thể như sau:

  • Thay đổi nội tiết tố: Sau khi sinh xong, hàm lượng estrogen trong cơ thể suy giảm đột ngột, trong khi đó hormone prolactin điều hòa sữa mẹ tăng cao. Việc mất cân bằng nội tiết rất khó thiết lập lại dù đã chấm dứt thời kỳ cho con bú. Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp, với những người có cơ địa dễ dị ứng sẽ bị nổi mẩn ngứa.
  • Vệ sinh kém: Sau khi sinh xong, phụ nữ thường có thời gian “ở cữ”, phải hạn chế tắm gội, tránh tiếp xúc với gió. Điều này khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm phát triển mạnh và tấn công gây ra các bệnh lý da liễu.
  • Sức đề kháng suy giảm: Khả năng miễn dịch và đề kháng cơ thể nói chung và của da nói riêng suy giảm nghiêm trọng sau khi sinh xong. Do đó, cơ thể dễ nhạy cảm với các tác nhân gây kích ứng bên ngoài.
  • Căng thẳng thần kinh: Các bà mẹ sau khi sinh xong thường bị xáo trộn giờ giấc sinh hoạt bởi các hoạt động của mẹ đều phụ thuộc vào trẻ. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe, gây mệt mỏi, căng thẳng thần kinh. Điều này làm suy giảm đề kháng, cơ thể dễ bị nổi mẩn ngứa.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Trong quá trình mang thai và sau khi sinh, chị em thường chú trọng bổ sung các thực phẩm nhiều đạm, chất béo, bột đường. Việc này vô tình tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, tăng tích tụ độc tố ở gan khiến da bị kích ứng, nổi mẩn ngứa.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Chị em thường phải sử dụng thuốc gây tê, giảm đau, thuốc chống viêm,… trong quá trình sinh nở, tình trạng nổi mẩn ngứa có thể là tác dụng phụ của các loại thuốc trên.
  • Da tiết mồ hôi quá nhiều: Phụ nữ sau sinh thường gặp phải tình trạng da bị sạm, nhiều nếp nhăn, đổ mồ hôi quá mức gây nổi mẩn, ngứa ngáy.
  • Tiếp xúc với chất dị ứng: Chị em có thể bị nổi mẩn ngứa sau sinh do tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như mỹ phẩm, phấn hoa, lông động vật, côn trùng, mạt bụi,…
Căng thẳng sau sinh là một trong những nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa
Căng thẳng sau sinh là một trong những nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa

Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không?

Các bác sĩ da liễu cho biết, hiện tượng nổi mẩn ngứa sau sinh thường khởi phát đột ngột và biến mất sau vài giờ. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tình trạng này khiến người bệnh vô cùng khó chịu, bứt rứt, tác động tiêu cực đến sinh hoạt, chăm sóc con và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Một số ít trường hợp, tình trạng này kéo dài vài ngày đến vài tuần và có thể chuyển sang mãn tính. Nghiêm trọng hơn, chị em có thể phải đối mặt với biến chứng dị ứng phản vệ, dẫn đến suy hô hấp, trụy tim, sốc phản vệ và tử vong. Do đó, nếu tình trạng nổi mẩn lâu ngày không khỏi kèm dấu hiệu sưng môi, khó thở, co thắt phế quản, chị em cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Hướng dẫn các cách khắc phục tình trạng nổi mẩn ngứa sau sinh

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ cũng như cơ địa của từng người mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Do mẹ sau sinh đang nuôi con bằng sữa nên thường ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc để tránh gây ra những tác động xấu. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng, bác sĩ vẫn sẽ kê đơn thuốc điều trị và có những lưu ý riêng.

Các bài thuốc dân gian phổ biến

Ngoài việc tránh xa những tác nhân gây nổi mẩn ngứa, chị em có thể áp dụng một số mẹo dân gian trị mề đay tại nhà sau đây để giảm các triệu chứng trên da:

  • Nha đam: Hàm lượng các chất như glycoprotein, acid folic, acid cinnamic, vitamin,… có tác dụng kháng viêm, thải độc, thúc đẩy các tổn thương trên da nhanh lành. Chị em lấy phần gel bên trong nha đam, bôi trực tiếp lên những vùng da bị nổi mẩn ngứa.
  • Lá bạc hà: Menthol có trong lá bạc hà có công dụng như chất gây tê, giúp làm mát, giảm đau, ức chế vi khuẩn gây nổi mẩn trên da. Chị em dùng 1 nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch rồi vò nát hoặc giã bằng cối rồi đem đắp trực tiếp lên da.
  • Bột yến mạch: Các chuyên gia cho biết, các hoạt chất trong bột yến mạch có tác dụng dưỡng ẩm, kháng viêm và giảm ngứa hiệu quả. Cách thực hiện khá đơn giản, chị em khuấy tan 100 – 200g bột yến mạch cùng với nước và ngâm mình trong bồn tắm trong khoảng 15 phút.
Chị em có thể dùng nha đam để chữa nổi mẩn ngứa sau sinh
Chị em có thể dùng nha đam để chữa nổi mẩn ngứa sau sinh

Ngoài ra, còn rất nhiều bạn có thể áp dụng để chữa nổi mẩn ngứa sau sinh như dùng gừng, lá trà xanh, tía tô, lá khế chua,… Đây đều là những nguyên liệu rất quen thuộc, dễ tìm mua, chi phí rẻ và rất an toàn đối với sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả trong trường hợp nổi mẩn ngứa ở mức độ nhẹ.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Mẹ sau sinh cần hết sức chú ý khi sử dụng các loại thuốc Tây y. Bởi thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa và chất lượng sữa. Chị em phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra đơn thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh nổi mẩn ngứa sau sinh ở phụ nữ gồm:

  • Thuốc bôi chứa Menthol: Thuốc có mục đích làm mát da, giảm viêm đỏ, ngứa ngáy và nóng rát hiệu quả và tương đối an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng chị em có thể gây buồn ngủ, khô miệng và giảm mức độ tập trung.
  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc ngăn chặn quá trình tiết ra chất gây dị ứng là histamin, từ đó giảm triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy và châm chích trên da.

Sau khi sử dụng những loại thuốc chữa mẩn ngứa trên nhưng không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị chị em ngưng cho trẻ bú và đưa ra các loại thuốc có dược tính mạnh hơn. Dù sử dụng bất cứ loại thuốc nào, chị em cũng cần làm đúng như chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Bên cạnh đó, trong quá trình uống thuốc, mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và trẻ. Nếu trẻ quấy khóc, bỏ bú, bị tiêu chảy,… thì cần ngưng dùng thuốc và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa nên khám ở đâu tốt?

Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa cần thăm khám ở các địa chỉ uy tín để đảm bảo hiệu quả và an toàn cao nhất. Một số bệnh viện, phòng khám được nhiều người đánh giá cao có thể kể đến như:

  • Bệnh viện da liễu Trung ương: Nơi đây quy tụ các bác sĩ có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài bản tại các trường đại học nổi tiếng trong và ngoài nước, cùng với kinh nghiệm tích lũy nhiều năm. Thông tin liên hệ: 15A Phương Mai, Hà Nội ( SĐT: 1900.6951).
  • Bệnh viện Bạch Mai: Khoa da liễu của bệnh viện là địa chỉ uy tín mà chị em không nên bỏ qua, không chỉ có đội ngũ bác sĩ giỏi mà hệ thống cơ sở vật chất hiện đại. Thông tin liên hệ: Số 78 Giải Phóng, Hà Nội (SĐT: 024. 6657.2588).
Hệ thống trang thiết bị hiện đại là yếu tố quan trọng khi lựa chọn địa chỉ khám
Hệ thống trang thiết bị hiện đại là yếu tố quan trọng khi lựa chọn địa chỉ khám

Cách chăm sóc và phòng tránh nổi mẩn ngứa sau sinh

Tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi sinh xong khá phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và quá trình nuôi con. Do đó, ngoài việc thực hiện tốt các biện pháp điều trị, chị em cần chủ động phòng ngừa bằng những biện pháp sau:

  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ cơ thể mỗi ngày bằng nước ấm để tránh các tác nhân như vi khuẩn, bụi bẩn,…gây kích ứng da.
  • Không ăn thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ cay nóng, chứa nhiều chất phụ gia và các chất kích thích.
  • Mẹ cần giữ ấm cơ thể vào thời điểm chuyển mùa và mùa đông để tránh mẩn ngứa.
  • Uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là nhóm chất đạm, chất béo, vitamin, omega 3, khoáng chất,… từ các thực phẩm có lợi như hoa quả, dầu oliu,…
  • Chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tránh tình trạng căng thẳng, khiến cơ thể suy nhược.

Tình trạng các mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa là tổn thương da lành tính nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Nếu không biết cách chăm sóc và điều trị đúng cách có thể trở thành mãn tính, xảy ra biến chứng nguy hiểm. Hy vọng những thông tin trên đã giúp chị em có đầy đủ kiến thức để bảo vệ sức khỏe.

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Dinh dưỡng
Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là bệnh gì? Cách xử lý an toàn, hiệu quả

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là bệnh gì? Cách xử lý an...

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là hiện tượng khá phổ biến. Tình trạng này ngoài việc khiến...
Đeo Bông Tai Bị Ngứa: Cách Chọn Trang Sức An Toàn

Đeo Bông Tai Bị Ngứa: Cách Chọn Trang Sức An Toàn

Đeo bông tai bị ngứa là vấn đề mà nhiều người gặp phải, gây ra không ít phiền toái và...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top