Amidan Lưỡi
00Amidan lưỡi chứa nhiều tế bào miễn dịch, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus. Một khi khu vực này bị viêm, người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề liên quan đến nhiễm trùng như đau nhức họng, ho khan,… Để tìm hiểu thêm về chủ đề nói trên, bạn đọc hãy cùng theo dõi trong bài viết sau đây.
Amidan lưỡi là gì?
Amidan lưỡi (tên tiếng Anh: Lingual tonsils) là một chùm mô bạch huyết nằm ở hai bên gốc lưỡi và có thể quan sát rõ ràng khi mở to miệng. Chúng thuộc vòng bạch huyết waldayer bên cạnh amidan khẩu cái (pharyngeal tonsils), amidan vòm miệng (palatine tonsils) và amidan vòi (tubal tonsils).
Cả vòng amidan này đóng vai trò quan trọng giống như là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập trái phép của các loại vi khuẩn, virus, đặc biệt là qua đường miệng và đường tai – mũi – họng. Chính vì vậy, một khi amidan bị viêm nhiễm, con người sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh lý khác nhau, ví dụ như viêm amidan, viêm amidan hốc mủ, viêm amidan lưỡi.
Nguyên nhân của viêm amidan lưỡi
Amidan lưỡi bị viêm nhiễm có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, nổi bật trong số đó thường bao gồm:
- Vi khuẩn và virus: Đây được xem là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất bất kể là ở độ tuổi nào. Khi những vi khuẩn, virus này xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua đường miệng, chúng bám lấy niêm mạc của amidan lưỡi rồi tiếp tục sinh sôi phát triển, khiến lớp niêm mạc này tổn thương và nhiễm trùng. Ví dụ: Vi khuẩn streptococcus, adenoviruses, virus cúm, parainfluenza, virus herpes complex,…
- Môi trường xung quanh: Đây là một trong những yếu tố chính khiến nguy cơ mắc bệnh gia tăng. Môi trường xung quanh nếu chứa nhiều mầm bệnh, ví dụ ô nhiễm không khí, nơi công cộng nhiều người không đeo khẩu trang,… sẽ rất dễ lây nhiễm qua sự tiếp xúc vật lý quá gần và đường hô hấp.
- Vệ sinh răng miệng kém: Amidan nằm ở cuống lưỡi cũng rất dễ bị viêm nhiễm nếu vệ sinh răng miệng không được đảm bảo. Hàng ngày, con người tiêu thụ nhiều loại thức ăn và đồ uống khác nhau. Do được nghiền nhỏ, thức ăn có thể mắc lại trong kẽ răng hay nướu, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn phát triển, đặc biệt là với các trường hợp không đánh răng, súc miệng thường xuyên.
Người bệnh viêm amidan lưỡi có biểu hiện gì?
Các triệu chứng của viêm amidan lưỡi thường gặp có thể kể đến là:
- Amidan cuống lưỡi sưng tấy, sưng đỏ. Đây là dấu hiệu đặc trưng cho thấy vòng amidan đang bị nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, amidan có thể sưng to nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến đường thở của người bệnh.
- Cảm giác đau rát ở cổ họng kèm theo đó là tình trạng ho kéo dài, càng khiến người bệnh thêm khó chịu.
- Trên niêm mạc amidan lưỡi xuất hiện các mảng đỏ sẫm hoặc mảng trắng đục. Sau đó, chúng có thể trở nên phồng rộp và lở loét gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
- Những triệu chứng đi kèm khó chịu khác như sốt, đầu đau nhức, ớn lạnh, khó nuốt, ăn không ngon, đau tai giữa, sưng hạch ở cổ, hôi miệng, giọng nói khàn đặc.
Ở các bệnh nhi, bên cạnh các triệu chứng nêu trên còn có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như bụng đầy chướng, đau bụng, nôn mửa, miệng chảy nước dãi, chán ăn hoặc không chịu ăn.
Amidan lưỡi bị viêm có nguy hiểm hay không?
Giống như các tình trạng viêm amidan khác, viêm amidan lưỡi nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau đây:
- Áp xe quanh amidan: Một trong các biến chứng thường thấy nhất là tình trạng áp xe quanh amidan. Khi viêm nhiễm kéo dài không chữa trị, bên trong niêm mạc amidan sẽ hình thành nên dịch mủ, theo thời gian, dịch mủ tích tụ ngày càng nhiều dẫn đến áp xe. Người bệnh lúc này cảm thấy vướng mắc trong cổ họng, thậm chí là khó thở hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ (obstructive sleep apnea).
- Nhiễm trùng lan rộng: Với những trường hợp amidan lưỡi bị viêm do nhiễm trùng không được điều trị sớm, nguy cơ nhiễm trùng cục bộ rất dễ xảy ra. Lúc này, vi khuẩn không chỉ tồn tại bên trong amidan mà đã theo đường máu di chuyển đến các vị trí khác trên cơ thể như cổ họng, tai giữa, miệng, khớp xương… Thậm chí có những bệnh nhân còn bị viêm mô tế bào xâm nhập sâu tại nội tạng như phổi, tim và gan.
Cách chẩn đoán bệnh
Các biện pháp kiểm tra thường được áp dụng trong việc chẩn đoán viêm amidan lưỡi có thể kể đến là:
- Kiểm tra sơ bộ: Việc kiểm tra sơ bộ được thực hiện bằng cách đo nhiệt độ cơ thể và xem xét tình trạng viêm sưng của amidan. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng lan rộng, các bác sĩ sẽ kiểm tra thêm mũi, tai và những cục hạch ở dưới hàm hoặc vùng cổ.
- Xét nghiệm nước bọt và mô amidan: Các xét nghiệm chuyên sâu này được thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm ở amidan lưỡi. Các bác sĩ sẽ dùng một đầu tăm bông dài đưa vào sâu bên trong cổ họng người bệnh để thu thập mẫu bệnh phẩm. Sau đó, mẫu bệnh phẩm được đưa đi phân tích và tìm kiếm sự tồn tại của vi khuẩn bên trong đó.
- Xét nghiệm công thức máu: Loại xét nghiệm này được thực hiện với mục đích xác định loại vi khuẩn, virus gây viêm amidan cũng như xem xét liệu vi khuẩn đã lan rộng đến các khu vực khác hay chưa. Máu được lấy ở phần bắp tay và quy trình xét nghiệm có thể cho kết quả trong vòng 30 đến 40 phút.
Điều trị viêm amidan lưỡi
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị viêm amidan lưỡi tùy theo tình trạng thực tế của mỗi người bệnh. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn từ chuyên gia để đảm bảo hiệu quả điều trị đạt được tốt nhất.
Các cách chữa bệnh được áp dụng phổ biến hiện nay gồm có:
Bài thuốc dân gian
Các bài thuốc thảo dược chỉ có tác dụng hỗ trợ và làm giảm một số triệu chứng khó chịu. Bên cạnh đó, bệnh nhân vẫn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ điều trị về những bài thuốc dân gian này.
- Rau diếp cá: Rau diếp cá, hay còn được biết đến với cái tên ngư tinh thảo, là vị thuốc có tính hàn và sở hữu nhiều công dụng tốt như kháng khuẩn, kháng virus, tiêu viêm, thanh nhiệt độc. Người bệnh thực hiện bằng cách sắc uống 100g rau diếp cá với 500ml nước. Bài thuốc nên được sử dụng hàng ngày cho đến khi nhận thấy sự cải thiện rõ rệt.
- Lá xương sông: Lá xương sông theo y học cổ truyền có vị cay, tính bình, công dụng chính là thông kinh hoạt lạc, khu phong trừ thấp và tiêu thũng chỉ thống. Cách thực hiện: Người bệnh đập dập khoảng 5 đến 10 lá xương sông cho tinh dầu dễ dàng tiết ra hơn rồi đem ngâm lá trong giấm trắng khoảng 10 phút. Bệnh nhân sau đó sử dụng dung dịch này để súc miệng, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.
- Húng chanh: Húng chanh có vị cay the, mùi thơm, tính ấm và không có độc. Công dụng chính của vị thuốc này là giúp trừ đờm, giải cảm, giải độc, lợi phế. Cách thực hiện: Người bệnh giã nát khoảng 10g lá húng chanh rồi đem vắt lấy nước cốt, chia nước cốt thành 2 lần uống mỗi ngày.
Tây y trị viêm amidan lưỡi
Đối với những trường hợp viêm amidan lưỡi nặng hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc Tây y dưới đây:
- Thuốc kháng sinh: Đa phần các bệnh nhân amidan đều phải điều trị bằng thuốc kháng sinh dưới dạng đường uống hoặc đường tiêm. Những loại thuốc này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại đồng thời tiêu viêm, tiêu mủ trong niêm mạc amidan. Ví dụ: Kanamycin, tobramycin, amoxicillin,…
- Thuốc kháng viêm non steroid: Người bệnh bị đau họng, sưng amidan, ho và sốt có thể sử dụng thêm thuốc kháng viêm non steroid. Những loại thuốc này giúp ức chế quá trình điều tiết hormone gây viêm của cơ thể với hiệu quả và tác dụng nhanh chóng. Ví dụ: Acetaminophen, naproxen sodium, ibuprofen,..
Tất cả các loại thuốc trị viêm amidan nói trên cần được sử dụng theo đúng liều lượng, thời gian từ đơn kê của bác sĩ. Người bệnh không nên lạm dụng ngay cả khi các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm. Thay vào đó, bệnh nhân nên tìm đến bệnh viện để thăm khám lại và đổi sang phác đồ điều trị hiệu quả hơn.
Dinh dưỡng đối với người bệnh
Người bệnh viêm amidan lưỡi cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng bằng việc tích cực bổ sung vào thực đơn những loại thực phẩm sau:
- Rau xanh và trái cây tươi giàu chất xơ và vitamin C, A như táo đỏ, lựu, kiwi, bắp cải, cần tây, súp lơ xanh,…
- Protein từ thịt ức gà và thịt cá, tuy nhiên người bệnh nên chọn các cách chế biến đơn giản và ít dầu mỡ như hấp, luộc, nấu súp,…
- Các loại đậu như đậu nành, đậu thận, đậu đen với khả năng thanh nhiệt, giải độc và không gây kích ứng cho amidan.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm sau đây:
- Đồ ăn chế biến theo kiểu chiên rán, nướng barbeque và đồ ăn nêm nếm quá nhiều gia vị cay nóng, đường và muối.
- Đồ ăn khô cứng hoặc giòn rất dễ gây kích ứng cho cổ họng và amidan viêm sưng, ví dụ như các loại snack, bánh quy, bánh mì,…
- Đồ uống chứa hàm lượng còn cao như bia đen, rượu gạo nếp, rượu vang,… và các loại nước ngọt có gas.
Khám, chữa amidan lưỡi ở đâu tốt?
Người bệnh viêm amidan lưỡi đang tìm kiếm những địa chỉ khám chữa uy tín, chất lượng có thể tham khảo các cơ sở y tế sau đây:
- Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108: Bệnh viện TW Quân Đội 102 từ lâu đã là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín của nhân dân thủ đô và các tỉnh phía Bắc. Khoa Tai – mũi – họng của bệnh viện không chỉ được đánh giá cao về trình độ chuyên môn mà còn cả các phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn. Địa chỉ của bệnh viện: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 069.572.400.
- Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM: Đây là cơ sở y tế chuyên khoa xếp hạng I nên người bệnh viêm amidan lưỡi hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng. Bệnh viện có quy mô giường bệnh lớn với các y bác sĩ chuyên môn hàng đầu và dày dặn kinh nghiệm, có thể đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa của bệnh nhân. Địa chỉ bệnh viện: Số 153 – 155 – 157 Trần Quốc Thảo, P.9, Q.3, TP.HCM. Điện thoại liên hệ: 028.3931.7381 hoặc 028.3843.9692.
Phòng tránh viêm amidan lưỡi
Các biện pháp giúp phòng tránh tình trạng viêm amidan lưỡi gồm có:
- Thường xuyên đánh răng và súc miệng đầy đủ, tốt nhất là thực hiện ít nhất 2 lần mỗi ngày, bao gồm buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Không sử dụng chung các đồ vật với bệnh nhân amidan như bàn chải đánh răng, khăn mặt, bát đũa, cốc chén và hạn chế các tiếp xúc gần như ôm, hôn,…
- Chăm sóc sức khỏe bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm giàu hoạt chất chống viêm như cam quýt, lựu đỏ, rau cần tây, thịt cá biển, rau bina, bí ngô,.. Đồng thời, tránh ăn quá nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas và những loại thức uống ướp lạnh.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời như bóng đá, chạy bộ, đạp xe đạp, yoga, bơi lội,..
- Đeo khẩu trang môi khi ra ngoài, hạn chế bỏ khẩu trang ở các nơi công cộng và tập trung nhiều người như bệnh viện, phố đi bộ, bến xe bus,…
Bài viết trên đây hy vọng đã mang đến cho bạn đọc một số các thông tin tổng hợp cần thiết xoay xung quanh chủ đề amidan lưỡi và các bệnh lý liên quan. Để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bản thân, mỗi người nên có ý thức đeo khẩu trang nơi công cộng và thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh như rửa tay, súc miệng, đánh răng,… hàng ngày.
Array
Bị amidan nên làm gì để nhanh khỏi bệnh là thắc mắc thường gặp hiện nay. Cùng với việc áp dụng các giải pháp điều trị chuyên sâu, giúp bệnh được dứt điểm hoàn toàn. Người bị viêm amidan cần xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học để cơ thể có thể phục hồi nhanh chóng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề này. [caption id="attachment_7686" align="aligncenter" width="768"] Bị amidan nên làm gì để nhanh khỏi bệnh?[/caption] Bị amidan nên làm gì? Sử...
Xem chi tiếtCắt amidan xong có được đánh răng không là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Theo các bác sĩ, việc vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật là vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu không chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng đặc biệt là nhiễm trùng. Bài viết sau đây sẽ giúp người bệnh tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. Chuyên gia lý giải cắt amidan xong có được đánh răng không? Với câu hỏi cắt amidan có được đánh răng không? Theo các...
Xem chi tiếtViêm amidan hốc mủ có nên cắt không là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, có không ít bệnh nhân còn băn khoăn không biết khi nào nên cắt amidan và các phương pháp điều trị bảo tồn có thể áp dụng là gì. Bạn đọc muốn đi tìm lời giải đáp đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được tổng hợp trong bài viết sau. Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Viêm amidan hốc mủ xảy ra khi bệnh viêm amidan cấp...
Xem chi tiếtViêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không là một trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe nhận được nhiều sự quan tâm. Theo các chuyên gia, bệnh lý này tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể bệnh nhân như áp xe amidan, ngưng thở khi ngủ, thậm chí là ung thư amidan,... nếu người bệnh điều trị muộn. Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Có không ít người thắc mắc liệu bệnh viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm hay không? Theo các...
Xem chi tiếtViêm amidan mãn tính là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến với mọi lứa tuổi khác nhau. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, cắt amidan là một phương pháp thường thấy. Nhiều người bệnh cảm thấy hoang mang liệu viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Trong bài viết này, hãy tìm hiểu về viêm amidan mãn tính và những điều cần biết. Người bệnh bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Viêm amidan mãn tính kéo dài trên 4 tuần...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!