Sốt Viêm Họng
Sốt viêm họng là vấn đề thường gặp, có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để phát hiện và điều trị bệnh đúng cách giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra, bệnh nhân và người chăm sóc cần nắm được những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây sốt viêm họng
Theo các chuyên gia, viêm họng sốt cao có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, một số căn nguyên chính thường gặp hơn cả gồm có:
- Do nhiễm virus và liên cầu khẩu: Khi cơ thể nhiễm virus sởi, Adenovirus hoặc các loại vi khuẩn phế cầu, liên cầu, tụ cầu… sẽ gây ra tình trạng viêm họng cấp kèm sốt cao đột ngột.
- Ảnh hưởng của môi trường sống: Sốt và đau họng thường xuất hiện trong những ngày thời tiết giao mùa hoặc khi bạn làm việc trong môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá.
- Mắc bệnh cảm cúm: Người bị cảm cúm thường kéo theo các vấn đề như hắt hơi, ho, sổ mũi và sốt viêm họng.
- Dị ứng: Một số trường hợp mắc bệnh sốt viêm họng là do cơ thể bị dị ứng với thức ăn hoặc dị ứng thời tiết.
Những dấu hiệu nhận biết sốt viêm họng
Để phân biệt sốt do viêm họng với một số loại bệnh khác, người bệnh cần chú ý đến một số dấu hiệu điển hình như:
- Đau họng: Đây là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân viêm họng với cảm giác đau, khó chịu, khô rát vùng họng nhất là khi ăn, khi nuốt nước bọt.
- Sốt: Tùy mức độ bệnh mà sốt có thể dao động từ 38-40 độ C.
- Cơ thể mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy uể oải, mất sức, chán ăn, khó ngủ.
- Đau một số vị trí: Sốt đau họng đau đầu hoặc đau cơ, đau khớp.
- Một số dấu hiệu khác: Người bệnh có thể ho khan, cảm thấy buồn nôn, chảy nước mũi, tắc mũi, sưng amidan, có cảm giác ớn lạnh…
Bệnh có gây nguy hiểm không? Kéo dài bao lâu?
Nhiều người sẽ thắc mắc sốt kèm viêm họng có nguy hiểm không hoặc sốt viêm họng kéo dài bao lâu. Thực tế, đây là bệnh không quá nguy hiểm, có thể điều trị khỏi sau 5-7 ngày nếu người bệnh áp dụng đúng cách, đúng phương pháp điều trị.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị triệt để, sốt viêm họng có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm cầu thận, viêm phế quả hoặc dẫn tới viêm họng mạn tính. Đặc biệt, nếu sốt cao trên 40 độ mà không áp dụng các phương pháp giúp hạ sốt kịp thời, người bệnh sẽ dễ rơi vào trạng thái co giật, động kinh. Nguy hiểm hơn sẽ gây phá vỡ hồng cầu hay bị bại liệt.
Trong trường hợp sốt cao, đã áp dụng các giải pháp hạ sốt mà không hạ, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.
Biện pháp hạ sốt viêm họng nhanh chóng, hiệu quả, an toàn
Với trường hợp viêm họng sốt không quá cao, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Tùy từng đối tượng, mức độ bệnh mà sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau cụ thể như sau.
Hạ nhiệt khi sốt ở trẻ nhỏ
Trẻ em là nhóm đối tượng dễ mắc sốt viêm họng do sức đề kháng kém, cơ thể ít có khả năng chống chọi trước những tác động xấu đến từ môi trường, của virus, vi khuẩn. Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, phụ huynh có thể thực hiện các bước chăm sóc tại nhà để hạ sốt hiệu quả:
- Đo thân nhiệt cho trẻ: Hãy sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhanh nhiệt độ cơ thể của trẻ. Tùy mức độ sốt nhẹ hay cao mà phụ huynh có thể cân nhắc việc nên hay không nên dùng thuốc.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt: Khi trẻ sốt cao trên 38 độ C, việc dùng thuốc là điều vô cùng cần thiết. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chứa thành phần paracetamol phù hợp và an toàn đối với trẻ nhỏ. Phụ huynh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của các y bác sĩ, đảm bảo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữa các lần uống thuốc phù hợp.
- Dùng nước ấm lau người cho trẻ: Sử dụng nước ấm lau người tại các vị trí như nách, bẹn, lưng, bàn tay, bàn chân sẽ giúp hạ sốt khá nhanh. Tuy nhiên, phụ huynh nên lưu ý sử dụng nước có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ sốt của trẻ từ 2 – 3 độ C. Song song với việc lau người, bố mẹ hãy sử dụng khăn ấm để chườm trán cho trẻ. Trong quá trình thực hiện, lưu ý không sử dụng cồn, giấm hoặc rượu để pha nước lau người cho trẻ.
- Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ: Tuyệt đối không cho trẻ mặc quá nhiều quần áo khi đang bị sốt do tình trạng viêm họng. Bởi điều này sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cho trẻ uống đủ nước: Ngoài nước lọc, phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng thêm nước oresol khi sốt cao kéo dài.
Nếu đã thực hiện đầy đủ các bước trên nhưng tình trạng sốt ở trẻ vẫn không thuyên giảm, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Khắc phục tình trạng sốt viêm họng ở người lớn
So với trẻ em, người lớn có sức đề kháng tốt hơn nên việc hạ sốt cũng sẽ nhanh và đơn giản hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thực hiện các giải pháp hạ sốt kịp thời và đúng cách.
- Sử dụng thuốc hạ sốt: Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, Naproxen… Thuốc thường phát huy hiệu quả trong giảm sốt đau họng nhức đầu chỉ trong ít phút. Tuy nhiên, các bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để đảm bảo dùng thuốc đúng với liều lượng quy định.
-
Lau người bằng khăn ấm: Bạn cũng có thể sử dụng khăn để lau toàn thân, vùng nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân, lưng… để hạ nhiệt nhanh chóng.
Uống đủ nước: Hãy bổ sung cho cơ thể khoảng 2 lít nước mỗi ngày gồm nước lọc, sữa hay nước trái cây.
Cách chăm sóc bệnh nhân sốt viêm họng tốt nhất
Để nhanh khỏi bệnh, việc chăm sóc cơ thể khi đang mắc bệnh giữ vai trò vô cùng quan trọng. Từ đây, bệnh nhân và người nhà cần chú ý đến một số vấn đề như sau:
- Tuân thủ theo đơn thuốc điều trị sốt viêm họng của bác sĩ, không sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ bởi dễ khiến tình trạng viêm họng trở nên nặng hơn.
- Sử dụng máy xông họng hoặc xông họng bằng nước nóng và tinh dầu tại nhà. Giải pháp này sẽ giúp cổ họng bớt đau, khô, rát và dễ chịu hơn.
- Khi bù nước bằng dung dịch oresol (ORS) cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng cũng như pha nước đúng theo chỉ dẫn trên bao bì.
- Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn. Nếu cần ra đường hãy chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bị sốt cao khi viêm họng nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hạ nhiệt?
Bên cạnh việc áp dụng các giải pháp hạ sốt phổ biến như lau người, dùng thuốc điều trị, người bệnh cần chú ý điều chỉnh thực đơn ăn uống để việc điều trị sốt viêm họng nhanh và hiệu quả hơn.
Gợi ý món ăn cho người sốt viêm họng
Người đang sốt viêm họng nên ưu tiên sử dụng những món ăn sau để giảm sốt và giảm viêm họng hiệu quả:
- Sử dụng những món ăn mềm như cháo, súp, củ quả hầm. Những món ăn này dễ nuốt, giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe. Để tránh nhàm chán, bạn có thể thay đổi đa dạng các loại cháo, súp theo khẩu vị của người bệnh.
- Bổ sung nhiều trái cây chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Ngậm mật ong hoặc uống nước mật ong ấm sẽ có giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm giảm các cơn đau rát, tăng cường hệ miễn dịch để tình trạng sốt viêm họng nhanh khỏi hơn.
- Sử dụng một số loại trà thảo mộc như trà xanh, trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà… cũng rất tốt cho người sốt viêm họng do có khả năng làm mát họng, bổ sung lượng nước mất đi hiệu quả và được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng tại nhà.
Người bệnh nên kiêng gì để nhanh khỏi?
Bên cạnh việc ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm nói trên, người đang bị viêm họng sốt cao cũng cần tránh sử dụng một số thực phẩm sau để tránh khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Không sử dụng đồ ăn chiên, rán hoặc đồ ăn nướng bởi chúng thường khô, cứng dễ gây tổn thương niêm mạc họng khi nuốt.
- Hạn chế sử dụng các món ăn cay sẽ khiến họng bị sưng, rát gây cảm giác khó chịu và khiến bệnh lâu phục hồi.
- Người sốt viêm họng không sử dụng đồ uống có cồn bởi đây là nguyên nhân gây ra cảm giác nóng rát ở họng. Ngoài ra, việc sử dụng rượu, bia với liều lượng lớn có thể khiến bạn bị say, khiến khi ngủ phải há miệng ra để thở. Việc hít thở không khí qua họng sẽ làm gia tăng mức độ viêm họng nặng hơn.
Phòng ngừa viêm họng sốt cao và khuyến cáo từ chuyên gia
Để phòng ngừa viêm họng, bạn cần loại bỏ những thói quen xấu và thay thế bằng những thói quen tốt sau đây:
- Nên đánh răng, giữ vệ sinh khoang họng, răng miệng. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên uống nước, đặc biệt là nước ấm có tác dụng tăng độ ẩm và loại bỏ đi những vi khuẩn có hại nằm trong ở cổ họng.
- Không sử dụng rượu bia, các loại đồ uống có cồn, chất kích thích.
- Không hút thuốc, tránh xa môi trường có khói thuốc lá, bụi bặm, ô nhiễm…
- Rửa tay trước khi ăn, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng mỗi ngày.
Không sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người đang mắc bệnh tránh lây bệnh.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về sốt viêm họng. Tốt nhất bạn nên chủ động duy trì những thói quen tốt để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Trong trường hợp bệnh kéo dài kèm theo các triệu chứng nặng, người bệnh nên gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
Array
Viêm họng hạt là bệnh thường gặp nhưng khó trị dứt điểm, tái phát nhiều lần và đặc biệt là dễ gây hôi miệng. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân viêm họng hạt gây hôi miệng cũng như giải pháp đánh bay mùi hôi hiệu quả trong thời gian ngắn. Chuyên gia lý giải viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Tại sao? Viêm họng hạt là một thể bệnh viêm họng mãn tính, khó điều trị dứt điểm và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc trưng của bệnh là viêm...
Xem chi tiếtĐau họng là vấn đề không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp mà còn mang đến nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Việc tìm hiểu đau họng uống gì, ăn gì là điều cần thiết, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được tình trạng đau rát cổ họng trong thời gian ngắn. Đau họng uống gì tốt nhất? Với người mắc viêm họng, đau họng, chế độ ăn uống vốn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm nhất định,...
Xem chi tiếtViêm họng mãn tính có nguy hiểm không và cách chữa trị dứt điểm như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia Tai - Mũi - Họng, nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể biến chứng thành ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Nhiều bệnh nhân lo lắng “viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?” và làm thế nào để chữa trị dứt điểm, an toàn. Thực tế, bệnh viêm họng mãn tính sẽ không gây...
Xem chi tiếtUống nước đá có gây viêm họng không là thắc mắc, câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi theo quan điểm của đa số mọi người, uống nước đá lạnh là nguyên nhân bị viêm họng. Nhiều người cũng cho rằng khi bị viêm họng mà uống nước đá, đồ ăn lạnh sẽ làm bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh sẽ dai dẳng lâu khỏi. Uống nước đá có gây viêm họng không? Nước đá lạnh là thức uống giải nhiệt ngày hè nóng nực phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, đa số mọi người lại cho rằng chính...
Xem chi tiếtViêm họng hạt là bệnh liên quan đến đường hô hấp có thể xuất hiện ở bất cứ ai, trong mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh, liệu rằng viêm họng hạt có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn, lo lắng của mọi bệnh nhân. Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc liên quan đến căn bệnh này. Khi mắc bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không? Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính, xuất hiện khi niêm mạc họng bị tổn...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!