Top 10+ thuốc bôi trị viêm da mủ giúp khỏi bệnh nhanh chóng

Có nhiều loại thuốc bôi trị viêm da mủ, mỗi loại có công dụng khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Do vậy, người bệnh không nên bôi bừa bãi, tránh làm tổn hại đến làn da và gây nên những hệ quả không mong muốn. Tham khảo một số loại thuốc bôi ngoài da trị bệnh và cách sử dụng được bác sĩ da liễu khuyên dùng qua bài viết dưới đây.

Danh sách 10 loại thuốc bôi trị viêm da mủ tốt nhất

Sử dụng đúng loại thuốc, đúng cách sẽ giúp bệnh viêm da mủ nhanh lành hơn. Người bệnh nên dùng thuốc bôi theo kê đơn của bác sĩ. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc khác nhau. Cụ thể:

1. Dung dịch sát khuẩn viêm da mủ Povidon Iod 10%

Povidon Iod 10% là thuốc điều trị viêm da mủ bôi ngoài da. Bản chất thuốc là dung dịch sát khuẩn có chứa iod và polyvinylpyrrolidone. Các chất này dễ tan trong nước và cồn nên sau khi bôi thuốc, người bệnh tránh tiếp xúc với nước trong một thời gian nhất định.

  • Thành phần thuốc: Iod và polyvinylpyrrolidone.
  • Công dụng: Sát trùng vùng da bị viêm mủ, loại bỏ vi khuẩn, chống nhiễm trùng. Ngoài điều trị viêm da mủ, thuốc còn được sử dụng cho nhiều bệnh da liễu khác.
  • Hướng dẫn dùng: Có thể dùng Povidon Iod 10% theo nhiều cách khác nhau. Người bệnh có thể thấm dung dịch vào bông y tế rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Trường hợp diện tích viêm da mủ lớn thì nên pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:5 để rửa.
  • Giá bán thị trường: 90.000 đồng/lọ 500ml.

Lưu ý: Không nên dùng thuốc cho những người bị rối loạn tuyến giáp, trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai. Lạm dụng thuốc có thể gây ra suy giảm chức năng tuyến giáp, thận, gây co giật thần kinh.

2. Hồ nước bôi trị viêm da mủ hiệu quả

Với các trường hợp bị viêm da mủ nhẹ có thể sử dụng hồ nước để làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm. Đây là loại thuốc chuyên dùng trong khoa da liễu, được bán tại tất cả các hiệu thuốc trên toàn quốc.

  • Thành phần thuốc: Zinc oxide, Calcium carbonate, cồn Glycerin, Tacl và nước cất.
  • Công dụng: Làm giảm viêm nhiễm, kích ứng da, giảm sưng, ngăn ngừa hình thành ổ mủ tại các vùng viêm nhiễm.
  • Hướng dẫn dùng: Hồ nước có thể sử dụng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Vệ sinh vùng da bị viêm nhiễm bằng nước muối sinh lý, lau khô rồi bôi hồ nước lên. Mỗi ngày nên bôi thuốc 2 – 3 lần vào buổi sáng và tối, sau khi bôi nên đợi hồ nước khô rồi hãy ra ngoài.
  • Giá bán thị trường: 30.000 đồng/lọ.

Lưu ý: Hồ nước có dạng thuốc mỡ nên có thể gây bít tắc chân lông, người bệnh chỉ nên bôi một lớp mỏng. Thuốc có một số tác dụng phụ như mẩn đỏ, ngứa, nổi mụn ở vùng da bôi thuốc.

3. Dung dịch chữa viêm da mủ xanh Methylen 1%

Thêm một loại thuốc bôi trị viêm da mủ thường gặp đó là Methylen 1%. Sản phẩm này lành tính có thể sử dụng cả cho trẻ nhỏ. Người bệnh có thể dễ dàng mua được xanh Methylen 1% tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

  • Thành phần thuốc: Methylene blue 1% và một số hoạt chất an toàn khác.
  • Công dụng: Phá vỡ cấu trúc các phân tử virus, ức chế hoạt động. Nhờ đó giúp sát khuẩn, giải độc vùng da viêm nhiễm, làm giảm các triệu chứng sưng, viêm do tình trạng viêm da mủ.
  • Hướng dẫn dùng: Làm sạch vùng da bị viêm nhiễm bằng nước muối sinh lý, lau khô sau đó dùng tăm bông chấm dung dịch xanh Methylen 1% lên. Mỗi ngày chấm thuốc 2 – 3 lần, khi rửa lau nhẹ nhàng bằng khăn mềm ẩm, tránh chà xát mạnh khiến da bị tổn thương.
  • Giá bán thị trường: 5.000 đồng/lọ.

Lưu ý: Người bệnh không nên dùng thuốc quá 5 ngày liên tục, xanh Methylen 1% có thể phá hủy hồng cầu, gây ra bệnh thiếu máu cấp tính. Không sử dụng thuốc cho người bị suy thận, thiếu glucose – 6 phosphat dehydrogenase, phụ nữ có thai.

4. Dung dịch Chlorhexidine hỗ trợ điều trị viêm da mủ

Thuốc bôi trị viêm da mủ Chlorhexidine là hoạt chất sát trùng và khử khuẩn bề mặt rất tốt thường được dùng cho nhiều bệnh lý da liễu. Ngoài dạng bôi, Chlorhexidine còn có nhiều dạng chế phẩm khác như dạng súc miệng, dung dịch rửa, khí dung, bông gạc tẩm thuốc. Với trường hợp bị viêm da mủ có thể dùng dung dịch rửa hoặc thuốc dạng bôi.

  • Thành phần thuốc: Chlorhexidine và một số phụ gia khác.
  • Công dụng: Sát trùng tổn thương ngoài da, ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn gây viêm da mủ, viêm da liên cầu khuẩn. Thuốc Chlorhexidine phát huy tác dụng liên tục trong 8h đồng hồ.
  • Hướng dẫn dùng: Với dạng kem bôi, người bệnh bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm mủ 2 – 3 lần/ ngày, bôi một lớp mỏng. Với Chlorhexidine dạng dung dịch, pha với nước tỉ lệ 1:1 để rửa hàng ngày, mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.
  • Giá bán thị trường: 100.000 đồng – 200.000 đồng tùy dạng bào chế.

Lưu ý: Chlorhexidine có thể gây ra một số tác dụng phụ như tim đập nhanh, chóng mặt, bong niêm mạc ở miệng… Không được sử dụng thuốc cho người có tiền sử dị ứng, phụ nữ có thai. Không để thuốc tiếp xúc với tai giữa, não, màng não.

5. Thuốc bôi trị viêm da mủ Benzoyl peroxide 5%

Benzoyl peroxide 5% là một loại thuốc bôi trị viêm da mủ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Thuốc được kê đơn cho các trường hợp bị viêm nhiễm nhẹ, chưa bội nhiễm. Ngoài ra với một số trường hợp cơ địa yếu, da nhạy cảm có thể sử dụng Benzoyl peroxide 2.5% để hạn chế kích ứng.

  • Thành phần thuốc: Chủ yếu là Benzoyl peroxide.
  • Công dụng: Ức chế hoạt động của vi khuẩn, thúc đẩy nhanh quá trình bong tróc lớp sừng, tế bào chết. Nhờ đó làm giảm bít tắc lỗ chân lông, viêm nhiễm, nổi mụn tái phát. Ngoài ra Benzoyl peroxide 5% còn giúp tiêu diệt tạp khuẩn, làm chậm quá trình phát triển thành mụn mủ.
  • Hướng dẫn dùng: Vệ sinh vùng da bị viêm nhiễm, lau khô, bôi thuốc trực tiếp. Mỗi ngày chỉ dùng thuốc 1 – 2 lần, bôi một lớp mỏng.
  • Giá bán thị trường: 170.000 đồng/tuýp.
Benzoyl peroxide được bào chế với nồng độ khác nhau phù hợp với cả người có làn da nhạy cảm
Benzoyl peroxide được bào chế với nồng độ khác nhau phù hợp với cả người có làn da nhạy cảm

Lưu ý: Đây là một loại thuốc trị viêm da mủ có nồng độ cao nên có khả năng bào mòn da mạnh. Người bệnh không nên dùng thuốc trong thời gian quá dài.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

6. Thuốc trị viêm da mủ Clindamycin

Clindamycin là một loại thuốc bôi trị viêm da mủ dạng kháng sinh thường được kê đơn cho trường hợp bị viêm nhiễm nặng. Thuốc có nhiều dạng bào chế như Dalacin C 300mg (dạng uống), Dalacin C 600mg/4ml (dạng dung dịch tiêm), Dalacin T gel 1% (kem bôi ngoài da).

  • Thành phần thuốc: Dalacin và một số hoạt chất khác.
  • Công dụng: Tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ, giảm nhanh các triệu chứng viêm da mủ. Ngoài ra Clindamycin giúp giảm viêm mủ, ngăn ngừa bội nhiễm.
  • Hướng dẫn dùng: Dạng bôi sử dụng trực tiếp trên bề mặt vùng da tổn thương 2 lần/ ngày. Dạng uống và tiêm, dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Giá bán thị trường: Từ 30.000 đồng/hộp.

Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc cho người lớn tuổi, người bị suy gan, thận. Không bôi thuốc lên vùng da có vết thương hở, vùng da viêm nhiễm bị vỡ mủ.

Thuốc mỡ bôi ngoài da Bactroban (mupirocin) 2%

Bactroban thường có mặt trong đơn thuốc của bác sĩ cho những bệnh nhân bị viêm da mủ. Bactroban có chứa thành phần kháng sinh, người bệnh cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Thành phần thuốc: Mupirocin và một số phụ gia khác.
  • Công dụng: Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ, thuốc được dùng để điều trị viêm nang lông, viêm da mủ, đinh nhọt và một số bệnh da liễu khác.
  • Hướng dẫn dùng: Bôi thuốc trực tiếp lên vùng da bị nhiễm khuẩn 3 lần/ngày, không sử dụng thuốc quá 10 ngày. Trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn bôi thuốc Bactroban lên vùng nhiễm khuẩn 3 lần/ngày. Sử dụng trong vòng 5-10 ngày.
  • Giá bán thị trường: 45.000 đồng/tuýp.
Bactroban được bào chế dạng thuốc mỡ, người bệnh chỉ nên bôi một lớp mỏng, tránh để da bị bít tắc bởi kem mỡ
Bactroban được bào chế dạng thuốc mỡ, người bệnh chỉ nên bôi một lớp mỏng, tránh để da bị bít tắc bởi kem mỡ

Lưu ý: Không sử dụng thuốc cho người bị suy thận, bị bỏng. Khi đang tiêm vắc xin không nên sử dụng Bactroban. Ngoài ra không nên dùng thuốc cho phụ nữ đang có thai hoặc trẻ em dưới 2 tuổi.

8. Thuốc Neomycin điều trị viêm da hiệu quả

Một loại thuốc bôi trị viêm da mủ mang lại hiệu quả cao khác cho bệnh nhân viêm da mủ là Neomycin. Đây cũng là một dạng thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid, cần hết sức lưu ý khi sử dụng. Cơ chế điều trị của Neomycin là ngăn cản vi khuẩn tổng hợp protein, tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ.

  • Thành phần thuốc: Neomycin.
  • Công dụng: Tiêu diệt vi khuẩn, điều trị nhiễm trùng, điều trị bệnh viêm da tụ cầu, viêm da mủ.
  • Hướng dẫn dùng: Rửa sạch vùng da bị viêm nhiễm, lau khô sau đó thoa 1 lớp thuốc mỏng lên bề mặt da. Người lớn dùng 1 – 3 lần/ngày, trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Giá bán thị trường: 17.000 đồng/tuýp.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc không nên băng bó kín, chỉ bôi ở vùng da bị viêm mủ, không bôi lan sang vùng da khác. Không được dùng thuốc khi đã bị vỡ mủ, bề mặt da có vết thương hở.

9. Thuốc mỡ bôi ngoài da Penicillin

Penicillin là một nhóm thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp viêm da mủ nặng. Nhóm thuốc này gồm có Penicillin G, Penicillin V, Penaten Penicillin và Penicillin Benzathine.

Thuốc bôi trị viêm da mủ Penicillin làm ức chế hoạt động của vi khuẩn, làm chúng suy yếu và tử vong tại chỗ. Hoạt tính của thuốc khá mạnh có thể gây ra một số tác dụng phụ, bệnh nhân cần lưu ý khi dùng thuốc.

  • Thành phần thuốc: Thành phần chính Penicillin.
  • Công dụng: Tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ, điều trị viêm da thể nặng như viêm da mủ, bệnh viêm da tiếp xúc
  • Hướng dẫn dùng: Mỗi ngày bôi thuốc 1 – 2 lần lên vùng da bị viêm nhiễm. Trước khi dùng thuốc người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ, tránh để bị bội nhiễm.
  • Giá bán thị trường: Tùy vào dạng bào chế, thấp nhất 3.000 đồng/lọ.

Lưu ý: Không nên sử dụng các loại thuốc nhóm Penicillin cho người hen suyễn, người bị rối loạn đông máu, bệnh gan, thận. Một số đối tượng bị bệnh dạ dày như tiêu chảy, viêm loét dạ dày cũng không nên dùng. Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhóm thuốc Penicillin.

10. Thuốc bôi trị viêm da mủ Fucidin

Nằm trong danh sách 10 loại thuốc bôi trị viêm da mủ tốt nhất, Fucidin được dùng cho các trường hợp da bị tổn thương, nhiễm trùng nặng. Người bị viêm da mủ có thể sử dụng thuốc này theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Thành phần thuốc: Acid fusidic, Hydrocortisone acetate.
  • Công dụng: Chống viêm nhiễm, ức chế miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ từ đó làm giảm các triệu chứng viêm da mủ.
  • Hướng dẫn dùng: Thoa một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị viêm nhiễm, không dùng thuốc quá 7 ngày. Trước khi bôi thuốc nên vệ sinh sạch bằng nước muối sinh lý, tránh để vùng da tổn thương bội nhiễm.
  • Giá bán thị trường: 99.000 đồng/tuýp.

Lưu ý: Không nên sử dụng Fucidin cho phụ nữ đang mang bầu hoặc đang cho con bú.

Lưu ý khi sử dụng  thuốc bôi điều trị viêm da mủ

Ngoài việc chọn đúng loại thuốc thì khi sử dụng người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Một số nguyên tắc tiêu chuẩn như sau:

  • Nên đi thăm khám để xác định tình trạng, nguyên nhân gây bệnh, dùng thuốc có trong kê đơn của bác sĩ. Bệnh nhân không được tùy tiện sử dụng thuốc, bôi nhiều loại thuốc cùng lúc.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương và tay trước khi bôi thuốc để hạn chế nguy cơ bội nhiễm.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm để tránh kích ứng.
  • Khi sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần kháng sinh cần cẩn trọng, không dùng thuốc quá 7 – 10 ngày.
  • Ở giai đoạn da bị vỡ mủ, rỉ dịch người bệnh chỉ nên dùng các loại dung dịch vệ sinh, không nên dùng thuốc dạng kem bôi. Thuốc dạng kem hoặc dạng mỡ làm lỗ chân lông bít tắc, bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
  • Sau khi mụn vỡ mủ, đóng vảy lại có thể dùng thuốc bôi kết hợp với kem dưỡng ẩm để nhanh chóng phục hồi.
  • Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, uống đúng liều lượng, tham khảo thêm ý kiến người có chuyên môn khi dùng.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc, cần báo ngay cho bác sĩ chủ trị để có phương án xử lý.

Người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc bôi trị viêm da mủ trong bài viết này nhưng không nên tùy ý sử dụng. Tùy vào cơ địa và mức độ viêm nhiễm sẽ phù hợp với thuốc đặc trị khác nhau, bệnh nhân nên đi thăm khám và dùng thuốc theo hướng dẫn. Như vậy mới đảm bảo an toàn và hiệu quả và nhanh chóng loại bỏ viêm da mủ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm da tiết bã nên ăn gì

Viêm da tiết bã là một tình trạng da phổ biến, thường gây ra ngứa ngáy, đỏ và bong tróc da, đặc biệt là ở vùng mặt, da đầu. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng da, vì vậy việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng. Vậy người bị viêm da tiết bã nên ăn gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm da tiết bã để hỗ trợ điều trị cũng như cải thiện tình trạng da. Ảnh hưởng...

Xem chi tiết
Viêm Da Dị Ứng Nên Kiêng Gì

Viêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu với các triệu chứng như ngứa, khô da, và viêm đỏ. Việc kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào các biện pháp điều trị mà còn cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều yếu tố có thể làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiêng khem đúng cách. Vậy, người bị viêm da dị ứng nên kiêng gì để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện tình...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Tự Khỏi Không

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng từ môi trường. Nhiều người thắc mắc liệu viêm da tiếp xúc có tự khỏi không và cần làm gì để điều trị bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự hồi phục của viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe làn da. Bệnh viêm da tiếp xúc có tự khỏi...

Xem chi tiết
Viêm Da Có Tự Hết Không

Viêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Bao Lâu Thì Khỏi

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Thuốc chữa
Thuốc

Bình luận (37)

  1. Nguyễn Huệ says: Trả lời

    mình dùng đủ loại thuốc chữa trị rồi, nghe thuốc có vẻ quảng cáo rầm rộ nhưng mình mất niền tin vào mấy loại thuốc nay rồi

  2. Hoàng Ngô says: Trả lời

    cho em hỏi bác sĩ là bị vảy nến dùng thuốc bên trung tâm có cam kết là khỏi dứt điểm được không ạ, với hiện giờ em đang ở nước ngoài không biết bên trung tâm có nhận ship thuốc ra nước ngoài không

  3. Trịnh Hiếu Minh says: Trả lời

    con gái em đang học cấp 2 bị viêm da dị ứng khá nặng, nhất là vào mua hè da con mẩn ngứa, đỏ ửng nghiêm trọng hơn. gia đình em đã đưa con đi thăm khám ở nhiều cơ sở cũng như dùng thuốc tây hay sử dụng những bài thuốc của ông bà thậm chí còn dùng mẹo chữa rồi nhưng chỉ đỡ và đến hè lại bị lại.

  4. Đỗ Đạt says: Trả lời

    cho em hỏi là thuốc nhất nam an bì thang phải dùng cả combo mới có tác dụng ạ nếu dùng riêng mỗi thuốc uống có được không ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gợi ý 12 loại sữa rửa mặt cho viêm da tiết bã tốt nhất

Top 12 Loại Sữa Rửa Mặt Cho Viêm Da Tiết Bã Tốt Nhất 2023

Sữa rửa mặt cho viêm da tiết bã là nhóm các sản phẩm hữu ích, giúp cải thiện hiệu quả...

Bài thuốc chữa viêm da của Nhất Nam Y Viện được VTV đưa tin giới...

Viêm da là bệnh lý mãn tính, khó điều trị dứt điểm và dễ dàng tái phát. Thị trường hiện...

[Tọa đàm] Chuyên gia Da liễu hơn 40 năm kinh nghiệm chia sẻ BÍ QUYẾT...

Với hơn 40 năm kinh nghiệm khám và xử lý các bệnh về da liễu, TTƯT. BS Lê Phương đã...
nhất nam an bì thang thumb

Sự thật về hiệu quả ĐẨY LÙI viêm da bền vững của bài thuốc Nhất...

Y học có nhiều phương pháp giúp loại bỏ bệnh viêm da nhưng không phải phương pháp nào cũng mang...

Thực hư hiệu quả điều trị viêm da mủ bằng Nhất Nam An Bì Thang

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn, hội nhóm về chăm sóc sức khỏe, có rất nhiều người bệnh...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top