Viêm Da Tiếp Xúc Ở Tay

Viêm da tiếp xúc ở tay là dạng tổn thương da do tiếp xúc với các chất kích ứng dị ứng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nhận biết, điều trị cũng như hướng dẫn phòng tránh căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.

Viêm da tiếp xúc ở tay là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc ở tay là một dạng kích ứng da thường gặp, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường mang đến cho người người bệnh cảm giác khó chịu. Bệnh thường khởi phát sau khi người bệnh tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, kim loại, thực phẩm, mỹ phẩm…

Viêm da tiếp xúc ở tay là vấn đề thường gặp
Viêm da tiếp xúc ở tay là vấn đề thường gặp

Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ được đẩy lùi hoàn toàn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số người thường chủ quan khiến bệnh có cơ hội lan rộng và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, tổn thương trên da có xu hướng kéo dài, tái phát nhiều lần và gây ngứa ngáy, làm ảnh hưởng đến tâm lý, ngoại hình và làm tăng nguy cơ phát sinh một số biến chứng sau:

  • Bội nhiễm da: Khi mắc viêm da tiếp xúc, người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến muốn cào, gãi. Điều này vô tình khiến da bị tổn thương, tạo điều kiện cho bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm xuất hiện với những triệu chứng phổ biến gồm da nổi mụn mủ, da sưng đau, nóng rát, sốt cao, mệt mỏi,…
  • Ảnh hưởng đến móng và đầu ngón tay: Ở một số trường hợp, móng và đầu ngón tay có thể bị ảnh hưởng bởi viêm da tiếp xúc. Nếu người bệnh không chú ý, bộ phận này thường bị tổn thương nghiêm trọng, gây biến dạng và thay đổi màu sắc của móng.
  • Thương tổn lây lan: Viêm da tiếp xúc dù ở vị trí nào trên cơ thể cũng đều có xu hướng phát triển dần theo thời gian. Khi tình trạng bệnh kéo dài, lớp sừng của da có thể bị ăn mòn, làm suy giảm sức đề kháng khiến tổn thương thêm phần nặng hơn.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở tay

Do bàn tay thường phải hoạt động thường xuyên, dễ chịu ảnh hưởng bởi những tác nhân gây hại đến từ môi trường bên ngoài. Bởi vậy viêm da tiếp xúc ở tay thường xuất hiện phổ biến hơn các dạng viêm da khác. Một số yếu tố thường gặp, có thể là nguyên nhân gây bệnh gồm có:

  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: Các loại hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa, axit, dung môi công nghiệp,… đều có thể gây ăn mòn lớp sừng trên da. Đặc biệt, chúng sẽ gây phá vỡ màng lipid và làm suy giảm sức đề kháng của da khiến da dễ bị viêm.
  • Thường xuyên ma sát: Khi tay thường xuyên hoạt động, việc ma sát có thể gây ra các tổn thương trên da. Từ đây, nó sẽ kích thích các phản ứng quá mẫn của cơ thể khiến da tay dễ bị viêm, dị ứng hơn.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Việc sử dụng các loại mỹ phẩm có độ pH mất cân đối, tỷ lệ dầu – nước không phù hợp hoặc chứa các thành phần độc hại sẽ gây phá vỡ hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Sau một thời gian, da thường trở nên khô ráp, bong tróc và dễ kích ứng.
  • Làm một số công việc: Những người làm các công việc như nội trợ, dọn vệ sinh, phục vụ, chăm sóc sức khỏe, làm tóc… thường dễ mắc viêm da tiếp xúc ở tay hơn những người bình thường. Bởi lẽ, tay thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, kim loại và các chất dị ứng khác.
  • Di truyền và cơ địa mỗi người: Theo các kết quả khảo sát được công bố trước đây, viêm da tiếp xúc thường có xu hướng phát triển ở những người có cơ địa dị ứng. Ngoài ra, những người đang mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, lupus ban đỏ, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa… cũng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với bình thường. Trong trường hợp cha hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị viêm da cơ địa cao hơn những người khác.

Tùy từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà các bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn các phương pháp hoặc thuốc điều trị viêm da tiếp xúc ở tay phù hợp. Do vậy, người bệnh nên tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh trước khi tiến hành điều trị.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Để điều trị bệnh hiệu quả, việc nhận biết dấu hiệu bệnh là điều vô cùng cần thiết. Viêm da tiếp xúc ở tay thường đi kèm một số triệu chứng thường gặp như:

  • Trên da tay xuất hiện các nốt đỏ kèm theo ngứa ngáy sau khi tiếp xúc với chất kích ứng trong khoảng thời gian từ 24h- 48h.
  • Các nốt mẩn đỏ có dấu hiệu sưng đỏ, xuất hiện mụn nước tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
    Khi nốt mụn nước vỡ ra sẽ gây bỏng rát. Nếu người bệnh ngứa, gãi nhiều có thể gây nhiễm trùng da.
Bệnh có triệu chứng rõ ràng, dễ nhận biết
Bệnh có triệu chứng rõ ràng, dễ nhận biết

Chẩn đoán viêm da dị ứng tiếp xúc ở tay

Để có thể chẩn đoán bệnh chính xác, các bác sĩ thường tiến hành thăm khám lâm sàng cũng như xem xét tiền sử bệnh lý của người bệnh. Đặc biệt, viêm da tiếp xúc thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý sau đây nên người bệnh cần tham khảo để biết cách phân biệt khi cần thiết.

  • Nổi mề đay: Đây được biết đến là một dạng tổn thương da cấp tính, đặc trưng bởi những nốt sần xuất hiện trên da đột ngột. Thông thường, nổi mề đay thường có xu hướng biến mất trong thời gian ngắn.
  • Vẩy nến: Bệnh thuộc dạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi những mảng da màu hồng/ đỏ trên da. Kiểm tra kỹ bên trong thấy xuất hiện nhiều vảy bong màu bạc và thường có tính chất đối xứng.
  • Nấm da/ nấm móng: Để xác phân biệt nấm da và viêm da tiếp xúc ở tay, các bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết da mô da.

CLICK ĐỌC NGAY:

Hướng dẫn điều trị bệnh viêm da tiếp xúc ở tay hiệu quả

Để điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc ở tay, người bệnh cần được cách ly khỏi tác nhân gây bệnh cũng như kiểm soát, cải thiện triệu chứng. Nếu được điều trị đúng cách, thông thường các tổn thương ngoài da sẽ được hồi phục trong thời gian từ 1 – 4 tuần. Một số phương pháp điều trị mà người bệnh có thể tham khảo gồm có:

Điều trị viêm da ở tay tại nhà

Thông thường, tình trạng viêm da tiếp xúc sẽ được cải thiện đáng kể khi người bệnh không tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Do đó, điều đầu tiên người bệnh cần làm chính là cách ly với các tác nhân gây dị ứng.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc và tự điều trị tại nhà như:

  • Không sử dụng xà phòng hay các loại mỹ phẩm dưỡng da trong thời gian trị bệnh. Nếu muốn sử dụng cần tham khảo chuyên gia về một số sản phẩm an toàn, sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên không chứa hóa chất.
  • Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất, người bệnh cần sử dụng găng tay cao su bảo vệ và làm sạch tay sau khi thực hiện.
  • Không để tay tiếp xúc với nước trong thời gian dài, đặc biệt là nước nóng.
  • Sử dụng khăn lạnh để chườm lên tay giúp làm dịu da hiệu quả. Đây là giải pháp được khuyến khích đặc biệt trong các trường hợp da phồng rộp, bỏng rát… Ngoài nước lạnh, người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý, natri bicarbonate… để chườm lên vùng da tổn thương.
  • Ngâm rửa tay bằng các loại nước lá cây như lá khế, lá trầu không, lá tía tô… Những nguyên liệu này có tác dụng sát trùng, chống viêm, giảm ngứa khá tốt.

Điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc ở tay bằng thuốc Tây

Thông thường, các biện pháp điều trị tại nhà chỉ phát huy tốt hiệu quả trong những trường hợp bệnh nhẹ. Trong trường hợp người bệnh mắc viêm da ở mức độ nặng, người bệnh nên sử dụng thêm thuốc Tây để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Sử dụng thuốc Tây trị viêm da tiếp xúc ở tay khá hiệu quả
Sử dụng thuốc Tây trị viêm da tiếp xúc ở tay khá hiệu quả

Các loại thuốc sử dụng bôi ngoài da

Các loại thuốc Tây chữa viêm da tiếp xúc được sử dụng tùy theo mức độ của bệnh gồm:

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Các loại thuốc như Eumovate, fusidicort, lacticare HC, gentrisone… khi thoa lên da có tác dụng chống viêm, giảm ngứa hiệu quả.
  • Thuốc bôi giúp ức chế miễn dịch: Danh sách các loại thuốc thuộc nhóm này gồm Pimecrolimus, Tacrolimus… Cơ chế hoạt động của thuốc tương tự như corticoid nhưng an toàn hơn, ít gây tác dụng phụ như teo da, mỏng da. Các bác sĩ thường sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để thay thế corticoid hoặc sử dụng song song để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Thuốc bôi dưỡng ẩm: Sử dụng Vitamin E, lacticare, physiogel… giúp dưỡng da, dưỡng ẩm nên góp phần hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc ở tay khá tốt. Đặc biệt, người bệnh có thể bôi nhiều lần trong ngày mà không lo gặp phải các tác dụng phụ.

Các loại thuốc uống

Các loại thuốc uống được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng gồm có:

  • Thuốc kháng sinh: Khi da có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh với thời gian điều trị kéo dài 5 – 7 ngày. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chống viêm: Trong các trường hợp viêm da tiếp xúc nặng hoặc tổn thương lan tỏa, người bệnh thường cần dùng thêm thuốc chống viêm Steroid.
  • Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc gồm Loratadin, chlopheniramin, phenergan… được sử dụng trong thời gian 5-10 ngày để giảm ngứa hiệu quả.

Khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như viêm loét da, mỏng da, giãn tĩnh mạch, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa, suy tuyến thượng thận… Do đó, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Mắc viêm da tiếp xúc ở tay nên làm gì?

Để việc trị bệnh đạt hiệu quả, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cụ thể như sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên uống đủ nước và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh để góp phần giải độc hiệu quả.
  • Thăm khám, mua và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng.
  • Để loại bỏ chất gây dị ứng, người bệnh hãy sử dụng các loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ. Tuyệt đối không dùng các loại có chứa chất khử mùi hoặc hương liệu.
  • Nếu xuất hiện triệu chứng sốt, nôn mửa, tiêu chảy, mẩn ngứa nặng, thở khò khè hoặc khó thở, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ.

Cách phòng ngừa hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc ở tay hiệu quả, người bệnh cần chú ý đến một số yếu tố bao gồm:

  • Không tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây kích ứng da. Nếu xác định được nguyên nhân viêm da tiếp xúc là do tính chất nghề nghiệp, người bệnh nên cân nhắc thay đổi công việc.
  • Khi tiếp xúc với hóa chất cần sử dụng găng tay bảo vệ.
  • Chú ý dưỡng ẩm cho da thường xuyên, ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc một số tinh dầu tự nhiên như dầu ô liu, dầu dừa,…
  • Thường xuyên uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm lành mạnh để nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch.
  • Giữ tâm trạng thoải mái hạn chế căng thẳng, không hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn.
Nên chú ý dưỡng ẩm cho da để ngăn ngừa bệnh viêm da tiếp xúc
Nên chú ý dưỡng ẩm cho da để ngăn ngừa bệnh viêm da tiếp xúc

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm da tiếp xúc ở tay mà bạn đọc có thể tham khảo. Bệnh thường gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến giao tiếp nên cần được thăm khám và điều trị sớm nhất, đừng nên chủ quan mà làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH: Viêm da cơ địa khi mang thai: Nguyên nhân, cách điều trị an toàn cho mẹ và bé

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Da Tiếp Xúc Bao Lâu Thì Khỏi

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiết Bã Có Lây Không

Viêm da tiết bã là một bệnh da liễu khá phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, da bị khô, bong tróc, mẩn đỏ,... rất khó chịu. Căn bệnh này tuy lành tính nhưng thường kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Vậy viêm da tiết bã có lây không? Trong quá trình điều trị bệnh cần lưu ý những gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông tin về bệnh qua nội dung dưới đây. Viêm da tiết bã có lây không? Viêm da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiết Bã Nhờn Có Chữa Được Không

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Người mắc bệnh này thường có các biểu hiện như da bị khô, đỏ, tróc vảy,... gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Vậy bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Mời bạn đọc cùng tìm câu trả lời qua nội dung bài viết sau. Bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Viêm da tiết bã nhờn hay còn được biết đến với tên gọi khác là viêm da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Để Lại Sẹo Không

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cần làm gì để hạn chế tình trạng thâm, sẹo trên da sau điều trị? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc lý giải những băn khoăn thắc mắc này. Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Viêm da tiếp xúc là một loại bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải ở bất cứ...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Lây Không

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu mang đến nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt bệnh rất dễ tái phát, kéo dài dai dẳng và khó điều trị triệt để. Vậy bị bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Phòng bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời chính xác cho những thắc mắc trên. Viêm da tiếp xúc có lây không? Viêm da tiếp xúc là một căn bệnh da liễu thường gặp với những triệu chứng điển hình như: Ngứa ngáy, đau...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc
Thuốc chữa
Dinh dưỡng

Bình luận (33)

  1. Song Bui says: Trả lời

    Thg cu nhà tôi 3t, cứ chuyển trời là người nó tay nó nổi mẫn đỏ, trẻ nhỏ ngứa thì cứ gãi thôi nên tay thâm sẹo nhiều lắm. Không biết có loại sữa tắm nào phù hợp cho tình trạng của bé không?

    1. 9460_Mai Thông says:

      Bạn cho bé dùng sữa tắm johnson baby đi. Loại này trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dùng được, không gây kích ứng gì đâu. 

    2. Hoài thu Nguyễn says:

      Đây đây mẹ tham khảo ngay mấy loại sữa tắm mà chuyên gia khuyên dùng dành cho trẻ bị viêm da tiếp xúc này 

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NSƯT Thanh Hiền

NSƯT Thanh Hiền Chữa Bệnh Viêm Da Thành Công Sau 3 Tháng

“Tôi vốn là người kín kẽ, ít chia sẻ về chuyện đời sống riêng tư. Tuy nhiên, hôm nay tôi...
Gợi ý 12 loại sữa rửa mặt cho viêm da tiết bã tốt nhất

Top 12 Loại Sữa Rửa Mặt Cho Viêm Da Tiết Bã Tốt Nhất 2023

Sữa rửa mặt cho viêm da tiết bã là nhóm các sản phẩm hữu ích, giúp cải thiện hiệu quả...

Bài thuốc chữa viêm da của Nhất Nam Y Viện được VTV đưa tin giới...

Viêm da là bệnh lý mãn tính, khó điều trị dứt điểm và dễ dàng tái phát. Thị trường hiện...

Mách mẹ cách xử lý viêm da cơ địa ở trẻ AN TOÀN – LÀNH...

Viêm da cơ địa là bệnh lý về da liễu phổ biến hàng đầu hiện nay, đặc biệt, trẻ em...

[Tọa đàm] Chuyên gia Da liễu hơn 40 năm kinh nghiệm chia sẻ BÍ QUYẾT...

Với hơn 40 năm kinh nghiệm khám và xử lý các bệnh về da liễu, TTƯT. BS Lê Phương đã...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top