Viêm Da Cơ Địa Khi Mang Thai
Viêm da cơ địa khi mang thai là tình trạng bệnh lý da liễu thường gặp ở mẹ bầu. Cần có phương án điều trị kịp thời để không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe mẹ và bé. Chị em nên chủ động tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị an toàn để không bị hoang mang và biết cách xử lý khi nhiễm bệnh.
Viêm da cơ địa khi mang thai là bệnh gì?
Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) là bệnh lý da liễu thường gặp ở nhiều đối tượng trong đó có phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh. Bệnh hình thành do nhiều yếu tố tác động, chủ yếu là do di truyền và thay đổi nội tiết tố đột ngột.
Viêm da cơ địa khi mang thai khiến mẹ bầu bị mẩn ngứa ở một số vùng da nhạy cảm như bụng, cổ… kèm theo nhiều triệu chứng khác. Bệnh viêm da cơ địa được xác định là một bệnh lý mãn tính. Vì vậy sau khi phát hiện và điều trị, mẹ bầu cần thực hiện những biện pháp ngăn ngừa để bệnh không tái phát.
Một con số đáng chú ý là có đến 80% số trẻ em có bố mẹ viêm da cơ địa bị nhiễm bệnh. Như vậy để thấy được tỉ lệ di truyền từ mẹ sang con rất cao. Khi mẹ bầu thấy có dấu hiệu viêm nhiễm cần đi thăm khám và điều trị ngay để giảm thiểu tối đa khả năng mắc bệnh cho con.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở bà bầu
Đến thời điểm hiện tại, chưa có thông tin chính thức nào về nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa khi mang thai nói riêng. Bệnh được xác nhận có tính di truyền từ bố mẹ sang con. Khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ khởi phát và tái diễn nhiều lần.
Đối với phụ nữ mang bầu có một số yếu tố làm tăng khả năng phát bệnh viêm da cơ địa như:
- Sự thay đổi đột ngột hormone nội tiết: Khi bước vào giai đoạn đầu thai kỳ nội tiết ở phụ nữ có sự thay đổi mạnh, tăng sinh progesterone và prolactin. Hai hormone này làm tăng nguy cơ kích ứng da, tăng khả năng phát bệnh. Sau khi sinh con một lần nữa lại có sự thay đổi hormone nên cũng có nhiều trường hợp bị viêm da cơ địa sau sinh.
- Suy giảm chức năng miễn dịch tự nhiên: Khi mang thai, cơ địa phụ nữ nhạy cảm hơn, hệ miễn dịch suy yếu nên dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài hơn. Đặc biệt nồng độ IgE gia tăng, kích thích phản ứng giải phóng Histamin gây bất lợi cho da.
- Thần kinh căng thẳng: Phụ nữ mang bầu thường có tâm lý nhạy cảm, dễ bị căng thẳng, stress dẫn đến mất ngủ, căng thẳng thần kinh. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến làn da.
- Do ốm nghén: Khi bị nghén, đặc biệt là những trường hợp nghén không ăn được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mệt mỏi. Trong các trường hợp viêm da cơ địa khi mang thai thì có đến 60% trường hợp bị ốm nghén.
- Do tiếp xúc dị nguyên: Khi mang thai, da nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với xà phòng, sữa tắm hoặc một số hóa chất khác.
- Một số nguyên nhân khác: Các yếu tố thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, dị ứng đồ ăn, dị ứng lông thú nuôi… Đây cũng có thể là yếu tố khiến viêm da cơ địa khởi phát.
Những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa khi mang thai
Bệnh viêm da cơ địa khi mang thai có nhiều dấu hiệu dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Tuy nhiên khi mới khởi phát, bệnh tự khỏi sau 1 vài ngày sau đó tái phát lại nhiều lần. Điều này khiến người bệnh chủ quan, cho rằng bệnh không nguy hiểm. Đến khi viêm da cơ địa chuyển biến nặng sẽ khó điều trị và ảnh hưởng đến thai nhi.
Mẹ bầu cần hết sức lưu ý, khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây cần đi khám ngay để sớm điều trị.
- Trên da xuất hiện các mụn nước li ti đỏ, có thể mọc đơn lẻ hoặc kết thành từng cụm.
- Bề mặt da nóng rát, kèm theo các cơn ngứa, khó chịu, cường độ tăng mạnh về đêm.
- Da khô ráp, bong vảy trắng, chuyển biến nặng sẽ bị lichen hóa, dày sừng.
- Vị trí xuất hiện thường ở bụng, vòng quanh rốn, các nếp gấp khuỷu tay…
- Một số trường hợp bị viêm nhiễm nặng, viêm da cơ địa bội nhiễm có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như sốt, chán ăn…
Phụ nữ có thai bị viêm da cơ địa có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nỗi lo chung của các mẹ bầu là viêm da cơ địa có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Thực tế, bệnh viêm da cơ địa chỉ là bệnh ngoài da nhưng lại có tính di truyền. Bên cạnh đó việc mẹ bầu sử dụng thuốc điều trị sai cách có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thai nhi.
Nhiều trường hợp viêm da cơ địa ở bà bầu có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm như:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp: Theo thống kê có đến 50% mẹ bầu bị viêm da cơ địa sẽ bị hen suyễn, viêm phế quản.
- Ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh: Khi bị viêm da ở một số vị trí như mắt, mặt, đầu có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh. Người bệnh dễ bị đau đầu, mệt mỏi, thị lực giảm sút.
- Viêm da bội nhiễm: Nếu không cẩn thận khiến vùng da viêm nhiễm bị xây xát, vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng máu: Một số trường hợp mẹ bầu bị nhiễm trùng máu từ các vị trí viêm da cơ địa, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
- Để lại sẹo thẩm mỹ: Có 30% các trường hợp viêm da cơ địa để lại sẹo thâm lớn khiến chị em mất tự tin về làn da.
- Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn cho trẻ sau khi sinh: Có đến 70% mẹ bầu bị viêm da cơ địa sinh con bị mắc bệnh tự miễn như chàm da, viêm da, viêm mũi dị ứng….
Từ những dữ liệu và con số cụ thể trên chúng ta có thể thấy được mức độ nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa khi mang thai. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bé.
Chẩn đoán viêm da cơ địa khi mang thai
Bệnh viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở bà bầu nói riêng cần được chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, và mức độ tiến triển của bệnh. Cụ thể:
Chẩn đoán lâm sàng dựa trên 3 giai đoạn của bệnh:
- Giai đoạn cấp tính: Xuất hiện các đám ban đỏ, không rõ ranh giới, mụn tiết dịch nước, da bị phù nề…
- Giai đoạn bán cấp: Các triệu chứng cấp tính có dấu hiệu thuyên giảm nhẹ hơn nhưng da dày bì hơn.
- Giai đoạn mãn tính: Da dày thâm do tổn thương lặp lại nhiều lần, có ranh giới rõ ràng, bị lichen hóa, xuất hiện các vết nứt kẽ.
Chẩn đoán cận lâm sàng dựa trên các xét nghiệm:
- Xét nghiệm định lượng IgE toàn phần: Nếu hàm lượng IgE càng cao thì nguy cơ thai phụ bị viêm da cơ địa càng lớn. Có đến 80% trường hợp viêm da cơ địa khi mang thai có chỉ số IgE cao.
- Xét nghiệm số lượng tuyệt đối BC ái toan: Người bị viêm da cơ địa sẽ có chỉ số này cao.
- Test áp da: Nhằm xác định các yếu tố gây dị ứng.
- Xét nghiệm RAST: Để tìm dị ứng nguyên huyết thanh, phát hiện sự xuất hiện của IgE với kháng nguyên trong ống nghiệm.
Chẩn đoán chính xác dựa trên 4 tiêu chuẩn:
- Ngứa, tần suất các cơn ngứa.
- Mức độ tái phát bệnh.
- Hình thái tổn thương trên da.
- Tiền sử mắc bệnh của thai phụ và người thân trong gia đình.
Dựa trên kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ kết luận thai phụ có bị viêm da cơ địa hay không và tư vấn phương án điều trị phù hợp.
Những cách điều trị viêm da cơ địa cho bà bầu an toàn nhất
Trường hợp viêm da cơ địa sau sinh và khi mang thai cần hết sức lưu ý khi áp dụng các phương pháp điều trị. Đặc biệt là khi sử dụng các loại thuốc Tây có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vậy bà bầu bị viêm da cơ địa phải làm sao để khỏi bệnh?
Thứ nhất khi lựa chọn phương án điều trị viêm da cơ địa khi mang thai cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Phương pháp an toàn, không để lại tác dụng phụ, không sử dụng thuốc trong thời gian quá dài.
- Hiệu quả nhanh chóng, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.
- Phục hồi tổn thương ngoài da, ngăn ngừa sẹo thâm, chàm da.
- Yếu tố quan trọng nhất là phải đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Thứ 2, mẹ bầu nên đi thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Viêm da cơ địa chưa thể chữa trị tận gốc xong nếu áp dụng đúng phương pháp có thể loại bỏ được 80% triệu chứng. Ngoài ra người bệnh hợp tác, kiêng cữ tốt thì bệnh sẽ không tái phát. Dưới đây là một số giải pháp chữa viêm da cơ địa được bác sĩ khuyến cáo:
Chữa viêm da cơ địa ở bà bầu bằng mẹo dân gian
Trong dân gian có nhiều cây thuốc có tác dụng làm mát da, loại bỏ độc tố, vi khuẩn trên bề mặt. Trường hợp đang mang thai bị viêm da cơ địa nhẹ có thể áp dụng mẹo chữa viêm da cơ địa.
1. Sử dụng mật ong rừng nguyên chất
Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt nên có thể loại bỏ vi khuẩn bề mặt, hạn chế viêm nhiễm. Người bệnh có thể bôi mật ong hàng ngày để hạn chế nguy cơ bùng phát mạnh, đồng thời cấp ẩm cho da.
- Chuẩn bị: Mật ong rừng (chọn loại tốt, không pha đường để tránh kích ứng da).
- Cách thực hiện: Sát trùng vùng da bị tổn thương bằng nước muối loãng, lau khô bằng khăn mềm sau đó thoa trực tiếp mật ong lên da. Nghỉ 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm, mỗi ngày thực hiện 1 lần trước khi đi ngủ để có kết quả tốt nhất.
2. Chữa viêm da cơ địa bằng trầu không
Tinh dầu trầu không có tác dụng kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn và giảm ngứa cực hiệu quả. Bà bầu có thể áp dụng công thức này 2 – 3 lần/ tuần để kiểm soát các triệu chứng viêm da cơ địa.
- Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không (nên lựa lá bánh tẻ).
- Cách thực hiện: Mang lá trầu không rửa sạch, để ráo nước sau đó giã nát, cho thêm vài hạt muối ăn. Có thể đắp trực tiếp lên da hoặc bọc vào vải xô mỏng rồi đặt lên, để 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
3. Phụ nữ có thai dùng lá trà xanh chữa viêm da cơ địa
Một loại cây khác có thể dùng để chữa các bệnh ngoài da, giảm ngứa đó là trà xanh. Thành phần dưỡng chất có trong trà xanh vừa giúp loại bỏ vi khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa vừa ngăn ngừa vết thâm.
- Chuẩn bị: 1 nắm lá trà xanh mang rửa sạch, để ráo nước.
- Cách thực hiện: Vò nát lá rồi cho vào nồi, đun cùng với 1,5 – 2 lít nước trong khoảng 15 phút. Gạn lấy nước pha ấm tắm toàn thân, mỗi tuần nên thực hiện 2 – 3 lần.
Lưu ý: Mẹo dân gian chỉ sử dụng khi bệnh viêm da cơ địa mới khởi phát. Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý khi lựa chọn và làm sạch nguyên liệu, tránh để da bị kích ứng.
Chữa viêm da cơ địa khi mang thai bằng Tây y
Điều trị Tây y vẫn là phương pháp được đánh giá mang lại hiệu quả nhanh nhất. Tuy nhiên khi chữa bệnh thai phụ cần hết sức lưu ý tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để an toàn cho thai nhi. Tùy vào tình trạng bệnh lý nặng hay nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại chỗ hoặc quang trị liệu. Cụ thể:
Điều trị tại chỗ
Mục đích của phương pháp này là sử dụng thuốc nhằm loại bỏ các vị trí bị viêm da, giúp mẹ bầu giảm bớt ngứa ngáy, khô ráp da. Các loại thuốc thường dùng bao gồm:
- Sử dụng kem bôi ngoài da: Bà bầu có thể dùng một số loại kem bôi dưỡng ẩm như Vaseline, eucerin. Mức độ bệnh nặng hơn sẽ được chỉ định dùng sản phẩm có chứa corticoid nồng độ thấp.
- Thuốc đặc trị bệnh: Một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau, ức chế miễn dịch, kháng histamin loại dành cho bà bầu.
Điều trị toàn thân
Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, viêm nhiễm không thể ức chế bằng các loại thuốc cần áp dụng liệu pháp ánh sáng. Phương pháp này lợi dụng hoạt động của các tia UVA, UVB tiêu diệt vi khuẩn, làm se bề mặt ngăn ngừa bệnh tái phát.
Khi mang thai bị viêm da cơ địa nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều trị viêm da cơ địa. Một số món ăn kích ứng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng và làm tăng nguy cơ tái phát.
Mẹ bầu nên tham khảo những món ăn nên và không nên xuất hiện trong thực đơn cho người bị viêm da cơ địa dưới đây:
- Các loại thực phẩm nên ăn: Mẹ bầu nên ăn nhiều các loại rau, củ, quả tự nhiên có chứa nhiều vitamin tốt cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, vitamin giúp làm đẹp da, tăng cường chức năng hệ miễn dịch tự nhiên. Điều này giúp mẹ bầu hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm, ho thông thường. Ưu tiên ăn các loại quả mọng, táo, chuối, carot, rau có màu xanh đậm…
- Các loại thực phẩm không nên ăn: Đồ ngọt, hải sản, đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, dưa chua là những thực phẩm top đầu mẹ bầu cần tránh. Ngoài ra khi bị viêm da cơ địa cần kiêng sử dụng chất kích thích, uống rượu bia…
Biện pháp ngăn ngừa viêm da cơ địa khi mang thai
Do viêm da cơ địa là bệnh mãn tính nên sau khi điều trị thai phụ cần hết sức cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày, tránh để bệnh tái phát. Dù chưa bị bệnh hay đã điều trị khỏi thì mẹ bầu cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức khiến thần kinh căng thẳng.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày nhằm tăng độ ẩm cho da. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung nước và vitamin thông qua các loại trái cây như cam, kiwi, ổi,… để da luôn được cung cấp nước và dưỡng chất cần thiết, tránh thô ráp do ngứa ngáy.
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chiết xuất tự nhiên, không gây kích ứng.
- Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát, giảm ma sát tác động khiến bề mặt da bị tổn thương.
- Không nên ăn các đồ ăn gây kích ứng da mạnh như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ…
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ da khi ra ngoài, nên bôi kem chống nắng hàng ngày, hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm, khói bụi.
Hi vọng những thông tin về viêm da cơ địa khi mang thai trong bài viết này giúp thai phụ nhận biết được bệnh và có hướng xử lý. Tốt nhất mẹ bầu nên đi khám chính xác, không nên dùng thuốc bừa bãi. Ngoài ra, mỗi người cũng nên chủ động trang bị các kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và con yêu.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Array
Viêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu với các triệu chứng như ngứa, khô da, và viêm đỏ. Việc kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào các biện pháp điều trị mà còn cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều yếu tố có thể làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiêng khem đúng cách. Vậy, người bị viêm da dị ứng nên kiêng gì để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện tình...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng từ môi trường. Nhiều người thắc mắc liệu viêm da tiếp xúc có tự khỏi không và cần làm gì để điều trị bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự hồi phục của viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe làn da. Bệnh viêm da tiếp xúc có tự khỏi...
Xem chi tiếtViêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...
Xem chi tiếtViêm da tiết bã là một bệnh da liễu khá phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, da bị khô, bong tróc, mẩn đỏ,... rất khó chịu. Căn bệnh này tuy lành tính nhưng thường kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Vậy viêm da tiết bã có lây không? Trong quá trình điều trị bệnh cần lưu ý những gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông tin về bệnh qua nội dung dưới đây. Viêm da tiết bã có lây không? Viêm da...
Xem chi tiếtBình luận (20)
Nhất nam an bì thang có chữa đc khỏi hẳn viêm da cơ địa ko nhỉ chứ em bị tái đi tái lại nhiều lần nản quá. Bầu đứa nào cũng bị luôn, vùng bụng ngứa rát sần sùi khó chịu, đến khi hết thì để lại rất nhiều sẹo xấu, mà đâu có hết hẳn, đc thời gian lại bị, cứ luẩn quẩn như vậy
Nghe nói nó là bệnh da mãn tính nên là sẽ ngăn ngừa tái phát ở mức cao nhất ấy. T dùng nhất nam an bì thang mà trộm vía khỏe mạnh ko thấy bị nữa, từ ngày thoát đc cái bệnh này sướng hẳn
Mình mới kết thúc liệu trình nhất nam an bì thang chữa viêm da cơ địa, đi tái khám bác sĩ nói ok rồi nè, chăm sóc da với ăn uống điều độ hơn để nâng cao công dụng ngừa tái phát nữa thui
T bị lâu năm thì trong các thuốc đã dùng thấy nhất nam an bì thang là hiệu quả nhất để chữa viêm da cơ địa. Ko phải quá khen đâu, thuốc cho kết quả tốt mà lại ko bị ảnh hưởng các tác dụng ko mong muốn như các thuốc khác, ngừa tái phát cao nên ko bị tái đi tái lại nhiều lần nữa
Đc cái nữa là nhất nam an bì thang chữa khỏi mà ko để lại sẹo xấu đâu, da mịn màng đủ ẩm mà quan trọng là thấy da khỏe hơn rất nhiều nữa
Em bị viêm da cơ địa định dùng nhất nam an bì thang để chữa khi đang bầu. Em muốn tiềm hiểu trước liệu trình dùng thuốc với cả có phải kiêng hay chế độ dinh dưỡng lưu ý gì ko ạ
Theo kinh nghiệm của mình thì khi dùng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng có nhiều rau xanh, củ quả, bổ sung vitamin nhé thì các triệu chứng viêm ngứa, rát đỏ hay khô da thuyên giảm nhanh lắm. Hạn chế những đồ dầu mỡ cay nóng, nói chung bầu thì cũng ko nên dùng những đồ như này rồi
Liệu trình thuốc thì có kết hợp giữa thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa đó. Thuốc uống thì tác động vào bên trong, có tác dụng loại trừ căn nguyên ngừa tái phát. Còn thuốc bôi với rửa thì điều trị các triệu chứng bên ngoài, làm giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu của mẹ bầu. Bài thuốc toàn các vị thuốc tốt sạch thôi
Nhất nam an bì thang kết hợp cả điều trị bên trong và bên ngoài nên điều trị đc triệt để lắm, mà còn ko có tác dụng phụ mang lại sự an toàn cho người dùng đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ em cũng dùng đc luôn mà
Giờ người ta cũng chuộng đông y hơn rồi. Nước mình tính ra rất nhiều các dược liệu quý chữa bệnh rất tốt. Các chuyên gia cũng kiểm định rồi chế biến cho phù hợp rồi nên cứ yên tâm dùng thôi
Các chị cho em hỏi viêm da cơ địa này có di truyền hay ảnh hưởng gì đến con ko ạ? Em đang bầu bị viêm da cơ địa mà lo quá
Nó là bệnh ngoài da nên ko ảnh hưởng lắm nhưng có khả năng di truyền đó em, nên là mình cứ chữa triệt để sớm cho đỡ ảnh hưởng, hạn chế thuốc tây y thôi, dùng đông y ấy
T đọc bài báo thấy ghi là viêm da cơ địa có tỉ lệ di truyền cao ấy nên ko chủ quan đc đâu. T bị lúc mang thai cái là phải đi tìm hiểu chữa trị ngay. Có thuốc nhất nam an bì thang của trung tâm da liễu đông y an toàn mà hiệu quả lắm. Dùng khỏi hẳn mà ko lo bị tái phát, bầu bì dùng thoải mái
Bệnh nó cũng ko nguy hiểm lắm, quan trọng là mình phải tìm đúng thuốc chữa bệnh để vừa tốt cho mẹ vừa ko ảnh hưởng đến thai nhi. Nhiều trường hợp dùng sai thuốc đáng tiếc lắm vì đang trong thời kì nhạy cảm. Mình thì chỉ tin tưởng nhất nam an bì thang thôi
Em cứ dùng nhất nam an bì thang với thoải mái tin thần lên, đừng lo lắng nhiều ảnh hưởng đến thai kì. Thuốc này tốt mà an toàn, chị dùng rồi mới chia sẻ giới thiệu cho nhiều người biết đến
Em đang bầu 5 tháng mà bị viêm da cơ địa ngứa quanh vùng bụng luôn, nứt nẻ, mẩn đỏ rất khó chịu, ko biết vì sao tự nhiên bị nữa. Ai có mẹo gì chữa ko chứ em ko dám dùng thuốc gì sợ ảnh hưởng đến em bé
Trước chị gái em bị thì hay đun nước lá trầu không lên tắm, 2-3 lần/ tuần thì thấy cũng đỡ nhiều đó. Tuy nhiên trường hợp chị gái em là bị nhẹ thôi, em nghĩ nặng là vẫn phải dùng thuốc, mấy thuốc nguồn gốc thảo dược không lo ảnh hưởng đến em bé đâu chị
Lá trà xanh, lá trầu không hoặc mật ong nhé. Lưu ý là mẹo dân gian chỉ dùng cho những trường hợp nhẹ mới khởi phát thôi, chứ viêm da cơ địa lâu với nặng thì ko xi nhê đâu. T thì bị viêm da cơ địa di truyền, bình thường cũng hay bị rồi mà đến khi có bầu em bé thì bị rối loạn nội tiết nên bị nặng hơn nhiều. Trên da vùng bụng xuất hiện đầy những mụn nhỏ liti kết lại thành cụm, ngứa và nóng rát lắm, càng về đêm càng khó chịu nên mất ngủ gầy xọp đi mà. Đang bầu nên tìm thuốc cũng khó khăn, may mắn đc giới thiệu nhất nam an bì thang đấy, thuốc dược liệu sạch, hoàn toàn từ thiên nhiên nên ko lo tác dụng phụ ảnh hưởng đến em bé đâu. T dùng vài ngày là thấy các triệu chứng nóng rát ngứa ngáy khó chịu giảm đi nhiều lắm. Đủ liệu trình là hơn 2 tháng, ngăn ngừa tái phát luôn. Các mẹ bầu mà bị tình trạng viêm da cơ địa có thể tham khảo nè
Bầu bì rối loạn nội tiết sức đề kháng giảm nên dễ bị viêm da cơ địa lắm. Tớ bị sau thấy 1 vài ngày sau khỏi nên cũng chủ quan ko nghĩ nhiều, sau nó cứ tái đi tái lại mới lo. Da dẻ cứ khô nứt rồi đau rát khó chịu lắm. Dùng nhất nam an bì thang mới hết đc đấy
T đi khám các bác sĩ tư vấn là nhất nam an bì thang chữa viêm da cơ địa an toàn lành tính cho bà bầu. Trong bài thuốc còn có các vị thuốc nhằm nâng cao sức khỏe của mẹ và tốt cho con nữa. Các mẹ cứ yên tâm sử dụng