Cách Chữa Đau Khớp Gối Khi Chơi Thể Thao
Cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao là một trong những vấn đề được không ít người quan tâm. Theo các chuyên gia, tình trạng tổn thương đầu gối trong khi tham gia các hoạt động thể thao nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.
Nguyên nhân đau khớp gối khi chơi thể thao
Đau khớp gối trong khi chơi thể thao có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
- Chấn thương: Chấn thương trong khi chơi thể thao là điều khó có thể tránh khỏi, nhất là với những bộ môn yêu cầu sử dụng đôi chân như bóng đá, điền kinh,… Khi chấn thương xảy ra, phần sụn đệm của khớp gối rất dễ gặp phải tổn thương. Hậu quả là người bệnh cảm thấy những cơn đau nhức dai dẳng ở vùng đầu gối.
- Sai tư thế: Tư thế trong thể thao đóng một vai trò rất quan trọng, nó giúp đảm bảo khả năng chấn thương ít xảy ra nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sai tư thế, phần dây chằng khớp gối cùng sụn đệm có thể phải chịu căng giãn và ma sát quá mức, dẫn đến những cơn đau khó chịu.
- Tập luyện quá sức: Nhiều người chơi thể thao quá sức thường bị đau khớp gối. Lý do là vì việc hoạt động với cường độ cao trong một thời gian dài có thể khiến phần khớp gối chịu căng thẳng và áp lực quá lớn, dẫn đến tình trạng viêm và cảm giác đau nhức ở bệnh nhân.
- Khởi động không kỹ: Trước khi tập thể thao, để tránh chuột rút và căng cứng khớp, việc khởi động để làm nóng cơ thể là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu khởi động không kỹ mà đã bắt đầu chơi thể thao ngay, người chơi rất dễ khiến khớp gối bị tổn thương, dẫn đến tình trạng đau khớp gối.
Đau khớp gối trong khi chơi thể thao không phải là tình trạng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời thì nó có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh nên nắm bắt được những cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao để có phương hướng điều trị kịp thời, tránh gây hại về sau.
Cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao hiệu quả nhất
Để giảm thiểu cảm giác đau nhức vùng đầu gối khi chơi thể thao, người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp sau đây:
Cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao tại nhà
Nếu tình trạng đau nhức không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể dùng các cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao tại nhà đơn giản như sau:
1. Chườm đá lạnh
Với những cơn đau khớp gối có nguyên nhân do chấn thương thể thao, chườm đá lạnh luôn là một trong các biện pháp tại chỗ được ưu tiên hàng đầu. Nhiệt độ từ đá lạnh có thể giúp giảm nhanh tình trạng sưng tấy và bầm tím, đồng thời giúp lưu lượng máu đến vùng bị tổn thương chậm hơn, nhờ đó mà cơn đau thuyên giảm hẳn.
Trong quá trình chườm đá lạnh, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:
- Không áp trực tiếp đá lạnh nên vùng đầu gối chịu tổn thương vì có thể gây bỏng da, tốt nhất bệnh nhân nên sử dụng khăn bông hoặc túi chườm.
- Thời gian chườm lạnh tối đa là 5 phút. Người bệnh sau đó nên để vùng da nghỉ ngơi vài phút trước khi tiếp tục chườm trở lại.
XEM THÊM:
2. Tắm nước ấm
Bên cạnh chườm đá lạnh, tắm nước ấm cũng là cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao được nhiều người áp dụng. Người bị đau đầu gối do chấn thương không nên chườm nóng ngay lập tức mà chỉ nên tắm nước ấm để điều hòa cơ thể. Nước ấm cũng giúp các cơ bắp đang căng cứng được thả lỏng và kích thích lưu thông máu tới từng tế bào.
Trong quá trình tắm nước ấm, người bệnh có thể sử dụng thêm muối epsom để sát khuẩn cho làn da, tránh gây viêm nhiễm ở vùng đầu gối đang bị tổn thương. Thời gian ngâm mình không nên kéo dài quá lâu, rơi vào khoảng 10 đến 15 phút là phù hợp nhất.
3. Cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao bằng bài thuốc dân gian
Người bệnh cũng có thể áp dụng thêm một số bài thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ và an toàn sau đây:
- Lá ngải cứu: Lá ngải cứu có chứa hàm lượng lớn tinh dầu cùng các hoạt chất chống viêm có lợi cho cơ thể. Đông y xếp lá ngải cứu vào “hàng ngũ” những loại dược liệu có khả năng giảm đau nhức xương khớp, đặc biệt là những cơn đau do chấn thương rất hiệu quả. Do vậy, dân gian rất hay dùng ngải cứu chữa viêm khớp, đau khớp do chấn thương…
- Lá lốt: Trong lá lốt có chứa rất nhiều các hoạt chất chống oxy hóa quá khả năng kháng viêm, giảm sưng tấy và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Đối với y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, quy vị kinh can, thích hợp dùng trong các bài thuốc trị đau xương khớp do chấn thương ngoài.
Các loại dược liệu kể trên đều được sử dụng làm thuốc đắp bên ngoài, vì vậy mà chúng ít gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng thêm một số vị thuốc dân gian khác như rượu trắng, muối hột,… để gia tăng hiệu quả điều trị.
4. Xoa bóp cho vùng đầu gối đau nhức
Xoa bóp là cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao có hiệu quả lâu dài mà người bệnh không thể bỏ qua. Thông qua tác động ngoại lực từ bàn tay, những cơ bắp đang căng cứng của vùng đầu gối sẽ được làm mềm và thư giãn tối đa.
Không những vậy, xoa bóp còn giúp làm dịu những cơn đau nhức khó chịu và thúc đẩy lưu thông khí huyết đến khớp gối bị thương tổn. Cách xoa bóp cho vùng khớp gối bị đau do chơi thể thao gồm các bước sau đây:
- Người bệnh duỗi thẳng vùng khớp gối, nếu thấy khó chịu có thể kê ở dưới một chiếc gối mềm.
- Xoa hai bàn tay vào nhau trong vài phút để tạo nhiệt rồi áp lên vùng đầu gối. Sau đó, người bệnh sử dụng các đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng theo hình vòng tròn trên khu vực bị đau nhức, thời gian khoảng 15 đến 20 phút.
- Thoa thêm tinh dầu thảo mộc có tác dụng chống viêm như hoa cúc, bạc hà,…vào vùng đầu gối. Đợi tinh dầu thẩm thấu thì tiếp tục massage trong khoảng 10 phút nữa.
Chữa đau khớp gối khi chơi thể thao bằng biện pháp y tế
Trong các trường hợp như vùng khớp gối sưng tấy khó chịu, cơn đau kéo dài dai dẳng không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp bảo tồn,… người bệnh nên nhờ đến sự trợ giúp của điều trị y tế.
1. Sử dụng các loại thuốc Tây y
Người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc Tây y sau đây:
- Thuốc chống viêm liều nhẹ: Các loại thuốc chống viêm liều nhẹ như ibuprofen hay naproxen có thể được tìm mua dễ dàng tại hiệu thuốc. Chúng thường có tác dụng giảm đau và sưng tấy nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc người bệnh có khả năng bị viêm loét dạ dày, vì thế cần cẩn trọng trong khi dùng.
- Thuốc giãn cơ: Người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thuốc trị đau xương khớp có tác dụng giãn cơ như baclofen, tizanidine,… để giúp cải thiện tình trạng đau nhức và căng cứng cơ. Khác với thuốc chống viêm liều nhẹ, thuốc giãn cơ cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Thuốc tiêm giảm đau: Nếu các cơn đau có cường độ và tần suất lớn hơn bình thường, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc tiêm giảm đau. Đây thường là thuốc corticoid liều mạnh được tiêm trực tiếp dưới màng cứng, có khả năng cải thiện những triệu chứng khó chịu một cách nhanh chóng.
2. Vật lý trị liệu
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng nên áp dụng thêm các liệu pháp vật lý để tăng khả năng phục hồi và phòng tránh biến chứng lâu dài về sau. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà phương pháp điều trị sẽ được các bác sĩ xây dựng với lộ trình điều trị phù hợp. Hiện nay, cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao bằng vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến nhất là bài tập phục hồi và châm cứu.
Cách phòng tránh đau khớp gối khi chơi thể thao
Mọi người có thể phòng tránh tình trạng đau nhức khớp gối khi chơi thể thao bằng các biện pháp sau đây:
- Khởi động đầy đủ trước khi chơi thể thao: Nên dành khoảng 5 đến 10 phút để khởi động cho các cơ khớp trên cơ thể trước khi chơi thể thao. Điều này giúp hạn chế nguy cơ chấn thương hoặc chuột rút gây mất cân bằng trong quá trình chơi thể thao.
- Sử dụng đồ bảo hộ đầu gối: Khi tham gia thể thao, việc sử dụng đồ bảo hộ đóng vai trò rất quan trọng. Các thiết bị bảo hộ giúp bảo vệ đầu gối khỏi va chạm hoặc ngoại lực trong quá trình vận động, từ đó phòng ngừa hiệu quả các chấn thương khớp gối có thể xảy ra cũng như giảm tỷ lệ tổn thương xuống mức thấp nhất.
- Lựa chọn giày tập phù hợp: Giày thể thao cũng là một yếu tố cần thiết để phòng ngừa tình trạng đau khớp gối. Nếu giày thể thao không phù hợp, ví dụ như quá chật, đế cứng,… có thể khiến quá trình vận động kém hiệu quả cũng như dễ gặp chấn thương thể thao hơn.
- Tham gia vừa sức: Điều cuối cùng nhưng cũng quan trọng không kém chính là việc biết lắng nghe cơ thể. Mọi người chỉ nên vận động theo sức chịu đựng của cơ thể. Việc chơi thể thao quá mức rất dễ gây ảnh hưởng đến xương khớp, đặc biệt là khớp đầu gối.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Một chế độ ăn uống khoa học, cân đối sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, củng cố sức khỏe tổng thể. Điều này giúp hệ thống xương khớp thêm chắc khỏe, hạn chế chấn thương trong thể thao. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất bảo quản thực phẩm, các loại đồ ăn nhanh và thức uống chứa cồn.
Trên đây là một số thông tin tổng hợp liên quan đến chủ đề “Cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao”, hy vọng có thể giúp ích phần nào cho bạn đọc. Điều quan trọng để đảm bảo an toàn trong quá trình vận động thể chất chính là trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ cần thiết cũng như nghỉ ngơi đúng lúc để tránh tổn thương cho sức khỏe.
ArrayĐỌC NGAY:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!