Cách Chữa Viêm Họng Mủ Trắng
Viêm họng mủ trắng là giai đoạn nặng của bệnh viêm họng. Việc áp dụng các cách chữa viêm họng mủ trắng ngay khi mắc bệnh là điều vô cùng cần thiết. Điều này giúp bệnh được chữa trị tận gốc, dứt điểm hoàn toàn.
Top 3 cách chữa viêm họng mủ trắng phổ biến hiện nay
Viêm họng có mủ trắng là tình trạng bệnh viêm họng nặng. Khi họng bị viêm nhiễm nghiêm trọng sẽ dẫn đến xuất hiện mủ trắng kèm theo những triệu chứng như ho, đau rát họng, hơi thở có mùi hôi… Điều này và có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Tùy tình trạng bệnh mà bạn có thể áp dụng các cách điều trị viêm họng có mủ trắng khác nhau. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến gồm chữa bằng dân gian, bằng Đông y và Tây y cụ thể như sau:
Trị viêm họng mủ bằng Tây y
Nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng mủ là do sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Do đó, thuốc chữa bệnh viêm họng sẽ chủ yếu là các loại kháng sinh kết hợp cùng với thuốc điều trị triệu chứng để tiêu diệt virus, vi khuẩn hiệu quả. Một số loại thuốc Tây y được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có.
Thuốc kháng sinh Cephalexin
Có nhiều loại kháng sinh khác nhau được sử dụng trong điều trị viêm họng mủ trong đó Cephalexin là phổ biến hơn cả. Thuốc được sử dụng cho mọi đối tượng người dùng, từ trẻ em cho đến người lớn.
- Công dụng: Cephalexin hoạt động bằng cách kiểm soát và phá vỡ sự phát triển của các tế bào vi khuẩn bên trong niêm mạc họng. Nhờ đó, việc sử dụng thuốc sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng viêm họng và cũng như hỗ trợ điều trị vùng niêm mạc họng đang bị tổn thương.
- Liều lượng sử dụng: Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi sử dụng 125mg/lần và uống 2 lần/ngày. Trẻ nhỏ từ 1 tuổi đến 5 tuổi sử dụng 125mg/lần và uống 3 lần/ngày. Trẻ em từ 5 tuổi đến 12 tuổi sử dụng 250mg/lần và uống 3 lần/ngày. Người từ 12 tuổi trở lên sử dụng 500mg/lần và uống 3 lần/ngày.
- Chống chỉ định: Người có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc hoặc có mẫn cảm với các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin. Bên cạnh đó, người bị suy thận, đang mắc bệnh đường ruột, viêm đại tràng cũng không được dùng thuốc.
- Tác dụng phụ: Khi sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, đau khớp, nổi mề đay, khó thở, sưng mặt hoặc môi.
Thuốc chống viêm giảm đau Ibuprofen
Ibuprofen là một trong những loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc được sử dụng trong nhiều trường hợp, trong đó có hỗ trợ giảm đau khi mắc viêm họng.
- Công dụng: Ibuprofen có khả năng ức chế sinh tổng hợp Prostaglandin – một chất gây viêm cũng nhưgiúp giảm đau hiệu quả.
- Liều lượng sử dụng: Tùy trường hợp mà liều dùng Ibuprofen ở mức 200-400mg uống cách mỗi 4-6 giờ. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tuân thủ việc sử dụng thuốc theo liều lượng của bác sĩ chuyên khoa.
- Chống chỉ định: Người mắc các bệnh lý như đau dạ dày, suy gan, chảy máu không kiểm soát, người dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc không áp dụng cách chữa viêm họng mủ trắng này. Thuốc cũng chống chỉ định với phụ nữ có thai ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối, phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú.
- Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm thận kẽ cấp hoặc suy gan, suy thận. Người bệnh cũng cần chú khi không sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không Steroid trong cùng thời điểm vì có thể gây quá liều, làm tăng tác dụng phụ.
CLICK ĐỌC NGAY:
Thuốc làm loãng dịch đờm và long đờm Acemuc
Một trong những loại thuốc nữa được sử dụng phổ biến khi chữa viêm họng mủ trắng là thuốc long đờm, tiêu đờm Acemuc. Sử dụng thuốc giúp giảm cảm giác khó chịu, cải thiện tình trạng ho hiệu quả cho người mắc bệnh.
- Công dụng: Acemuc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm mũi dị ứng với khả năng long đờm, tiêu đờm, giảm dịch nhầy tiết trong vòm họng, tạo sự dễ chịu cho người bệnh.
- Liều lượng sử dụng: Trẻ sơ sinh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trẻ dưới 7 tuổi dùng 1 gói liều lượng 100mg/ngày, từ 2-3 lần/ngày. Người lớn dùng dạng viên liều lượng 200mg/lần, ngày 3 lần.
- Chống chỉ định: Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, mắc bệnh hen phế quản.
- Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ thường gặp gồm phát ban, phù nề ở môi, miệng, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Cách chữa viêm họng mủ trắng bằng bài thuốc dân gian
Áp dụng cách thức điều trị bằng dân gian là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi tính tiện lợi, chi phí thấp và vô cùng lành tính. Tuy nhiên, do bài thuốc thường tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện, tránh tâm lý nóng vội mà sử dụng quá liều hoặc bỏ dở giữa chừng sẽ không đạt hiệu quả.
Mặt khác, nếu sau một thời gian áp dụng bài thuốc nhưng bệnh không thuyên giảm, người bệnh cần lập tức ngừng điều trị và chuyển sang cách thức điều trị khác.
1. Sử dụng mật ong trị viêm họng mủ trắng
Mật ong có vị ngọt, tính ấm cùng khả năng sát khuẩn cao. Do đó, loại nguyên liệu này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị ho, viêm họng và đặc biệt là phù hợp với mọi đối tượng người dùng.
Để trị viêm họng bằng mật ong, người bệnh cần chuẩn bị và thực hiện theo hướng dẫn sau:
Chuẩn bị: 2 thìa cà phê mật ong rừng nguyên chất, 200ml nước ấm.
Cách thực hiện:
- Bạn hoà tan mật ong cùng với nước ấm và uống thành từng ngụm nhỏ để mật ong ngấm vào thành họng.
- Mỗi ngày nên uống từ 1-2 cốc nước mật ong sẽ giảm cảm giác đau họng giúp họng nhanh phục hồi.
2. Sử dụng củ tỏi
Trong tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh allicin, một trong những chất được mệnh danh là khắc tinh của các loại vi khuẩn gây bệnh. Do đó sử dụng tỏi trị viêm họng mủ trắng sẽ mang đến hiệu quả cao cho người thực hiện.
Chuẩn bị: 1 củ tỏi nhỏ.
Cách thực hiện:
- Bạn hãy bóc vỏ củ tỏi sau đó thái thành từng lát mỏng. Tiếp đến, hãy ngậm 1-2 lát tỏi và nhá, nuốt tỏi sau vài phút.
- Một cách sử dụng tỏi nữa cũng được nhiều người áp dụng đó là nướng cháy tỏi, bóc sạch vỏ, giã nát và thêm chút nước để chắt lấy nước cốt và uống. Người bệnh nên sử dụng 2 lần/ngày để cho hiệu quả tốt nhất.
3. Sử dụng củ gừng
Nhắc đến gừng là nhắc đến một trong những loại gia vị có vị cay, tính ấm, có khả năng tiêu viêm, trừ đờm hiệu quả. Để áp dụng cách chữa viêm họng mủ trắng này, bạn hãy thực hiện theo cách thức sau:
Chuẩn bị: 1 nhánh gừng nhỏ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch gừng, gọt bỏ vỏ rồi giã nhỏ gừng.
- Thêm 200ml và đun sôi trong thời gian từ 5-10 phút.
- Uống nước gừng khi còn ấm, người dùng có thể thêm 1-2 thìa mật ong để dễ uống hơn.
Một số lưu ý khi điều trị viêm họng mủ trắng
Để chữa viêm họng mủ nhanh và hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Song song với cách chữa viêm họng mủ trắng, người bệnh cần thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Sau khi đánh răng, bạn nên sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng.
- Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, không bị ẩm mốc hay bụi bẩn.
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện sức khỏe bằng cách luyện tập thể dục – thể thao hàng ngày để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng sức đề kháng như thực phẩm chứa nhiều vitamin, omega3, đặc biệt là rau quả tươi. Hạn chế sử dụng đồ ăn cứng, thô, đồ cay nóng, đồ lạnh, chất kích thích,… bởi sẽ gây thêm tổn thương cho niêm mạc họng.
Trên đây là một số cách chữa viêm họng mủ trắng hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh mà các bạn có thể vận dụng các cách thức khác nhau để trị bệnh dứt điểm trong thời gian ngắn nhất.
ArrayBÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Viêm họng hạt là bệnh thường gặp nhưng khó trị dứt điểm, tái phát nhiều lần và đặc biệt là dễ gây hôi miệng. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân viêm họng hạt gây hôi miệng cũng như giải pháp đánh bay mùi hôi hiệu quả trong thời gian ngắn. Chuyên gia lý giải viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Tại sao? Viêm họng hạt là một thể bệnh viêm họng mãn tính, khó điều trị dứt điểm và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc trưng của bệnh là viêm...
Xem chi tiếtĐau họng là vấn đề không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp mà còn mang đến nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Việc tìm hiểu đau họng uống gì, ăn gì là điều cần thiết, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được tình trạng đau rát cổ họng trong thời gian ngắn. Đau họng uống gì tốt nhất? Với người mắc viêm họng, đau họng, chế độ ăn uống vốn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm nhất định,...
Xem chi tiếtViêm họng mãn tính có nguy hiểm không và cách chữa trị dứt điểm như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia Tai - Mũi - Họng, nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể biến chứng thành ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Nhiều bệnh nhân lo lắng “viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?” và làm thế nào để chữa trị dứt điểm, an toàn. Thực tế, bệnh viêm họng mãn tính sẽ không gây...
Xem chi tiếtUống nước đá có gây viêm họng không là thắc mắc, câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi theo quan điểm của đa số mọi người, uống nước đá lạnh là nguyên nhân bị viêm họng. Nhiều người cũng cho rằng khi bị viêm họng mà uống nước đá, đồ ăn lạnh sẽ làm bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh sẽ dai dẳng lâu khỏi. Uống nước đá có gây viêm họng không? Nước đá lạnh là thức uống giải nhiệt ngày hè nóng nực phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, đa số mọi người lại cho rằng chính...
Xem chi tiếtViêm họng hạt là bệnh liên quan đến đường hô hấp có thể xuất hiện ở bất cứ ai, trong mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh, liệu rằng viêm họng hạt có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn, lo lắng của mọi bệnh nhân. Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc liên quan đến căn bệnh này. Khi mắc bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không? Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính, xuất hiện khi niêm mạc họng bị tổn...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!