Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ thận thực hiện quá trình loại bỏ các chất thải trong máu. Với người bệnh suy thận giai đoạn cuối thì chạy thận là giải pháp tốt nhất để duy trì sự sống. Hiện nay, vấn đề an toàn trong khi chạy thận được thắt chặt theo quy chuẩn của thế giới.

Chạy thận nhân tạo là gì?

Chạy thận nhân tạo tiếng Anh là dialysis. Đây là phương pháp giúp cho người bệnh suy thận đào thải lượng nước thừa, các chất độc tố, muối, chất thải. Nói cách khác, chạy thận nhân tạo chính là làm thay công việc của thận khi thận không còn khả năng hoạt động. Tuy nhiên, thận có khả năng tiết ra một số thành phần quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Trong khi đó, chạy thận không làm được việc này.

Nguồn nước có vai trò quan trọng trong quá trình chạy thận nhân tạo
Nguồn nước có vai trò quan trọng trong quá trình chạy thận nhân tạo

Quá trình chạy thận nhân tạo cũng giúp giữ lại một số dưỡng chất trong máu ở mức độ an toàn như: Natri, kali, bicarbonate. Ngoài ra, chạy thận nhân tạo còn giúp cho người bệnh cân bằng được huyết áp, hạn chế cao huyết áp trong suy thận.

Cần lưu ý, chạy thận nhân tạo giúp duy trì sự sống chứ không phải là phương pháp điều trị bệnh. Người bệnh nếu được ghép thận thì khả năng sống sót cao và không phải chạy thận. Người bệnh cũng cần có kiến thức về nguyên nhân, biểu hiện bệnh và hiểu rõ chạy thận nhân tạo là gì.

Khi nào cần chạy thận?

Chức năng thận suy giảm khiến nước dư thừa, các chất độc hại không được đưa ra khỏi cơ thể. Chúng tích tụ lại và gây ra nhiều triệu chứng, biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, tình trạng bệnh ngày càng nặng theo thời gian có thể dẫn đến hôn mê, tử vong.

Bệnh nhân mắc suy thận giai đoạn cuối khi mức lọc máu chỉ còn dưới 15ml/phút sẽ được chỉ định chạy thận. Khi thận gần như mất hoàn toàn chức năng, chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị để duy trì sự sống. Ngoài ra, chạy thận còn được chỉ định trong điều trị suy thận cấp, lọc máu khi ngộ độc, dùng quá liều thuốc.

Quy trình chạy thận nhân tạo

Giai đoạn cuối của bệnh suy thận bắt buộc phải điều trị bằng phương pháp chạy thận hoặc ghép thận. Quy trình chạy thận nhân tạo được ban hành bởi Bộ y tế, ngày càng được thắt chặt theo đúng tiêu chuẩn của thế giới.

Chuẩn bị trước khi chạy thận nhân tạo

Trước khi bệnh nhân được chạy thận, bác sĩ phải chuẩn bị từ vài tuần đến vài tháng. Bác sĩ sẽ tạo ra một nơi truy cập mạch máu nhằm mục đích dễ dàng đi sâu vào máu. Vị trí này ở bên ngoài của cơ thể, máu được lấy ra để chạy thận sau đó quay trở lại. Trước khi bắt đầu chạy thận cần có thời gian chữa lành việc truy cập phẫu thuật.

Chi phí chạy thận ở nước ta thấp hợp nhiều so với thế giới
Chi phí chạy thận ở nước ta thấp hợp nhiều so với thế giới

Ba loại truy cập được sử dụng:

  • Lỗ động tĩnh mạch (AV): Phẫu thuật tạo ra một kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Lỗ AV thường ở cẳng tay của cánh tay không thuận. Lỗ AV cũng là loại tương thích của truy cập.
  • AV ghép: Bác sĩ sử dụng một ống linh hoạt tổng hợp được gọi là ghép, cũng thể được gọi là ghép cây cầu tổng hợp. Dùng cho trường hợp mạch máu quá nhỏ để tạo thành một lỗ rò AV.
  • Ống thông tĩnh mạch trung ương: Trường hợp bệnh nhân chạy thận nhân tạo cấp cứu, bác sĩ phẫu thuật chèn một ống nhựa (ống thông) vào một tĩnh mạch lớn ở cổ hoặc gần háng. Tuy nhiên, ống thông chỉ là tạm thời.

XEM THÊM:

Quá trình lọc máu

Hai cây kim loại được đưa vào cánh tay thông qua truy cập và ghi sẵn tại chỗ để duy trì an toàn. Mỗi cây kim loại được gắn vào một ống nhựa dẻo có kết nối với máy tính, gọi là 1 dialyzer. Tại một thời điểm, dialyzer lọc máu một vài ounce. Thông qua ống 1, máy lọc máu cho phép chất thải và các chất lỏng được loại bỏ khỏi máu và một chất lỏng làm sạch gọi là dialysate. Máy được lọc trở lại cơ thể thông qua ống thứ 2.

Trong quá trình chạy máy lọc, bệnh nhân có thể ngồi hoặc dựa ngửa trên ghế. Người bệnh cũng có thể ngủ trong suốt thời gian chạy máy.

Khi chạy thận nhân tạo chu kỳ kết thúc, hai cây kim được rút ra khỏi vùng tiếp cận mạch máu. Người bệnh được trở về nhà và sinh hoạt bình thường chờ tới lần chạy thận tiếp theo.

Dây lọc máu chạy thận nhân tạo
Dây lọc máu chạy thận nhân tạo

Các biến chứng có thể xảy ra

Mặc dù chạy thận nhân tạo không làm tổn thương bệnh nhân, tuy nhiên có thể có vài dấu hiệu xảy ra:
Chuột rút ở bụng và buồn nôn. Tình trạng này xảy ra khi chất lỏng dư thừa được lấy ra. Đặc biệt dễ xảy ra trong trường hợp lọc máu ba lần một tuần.

  • Ngứa da.
  • Những người tiểu đường dễ bị huyết áp thấp.
  • Khó ngủ vì ngứa, tê chân hoặc gặp vấn đề về hô hấp, khó thở.
  • Phồng rộp hoặc nặng hơn bị nhiễm trùng vùng can thiệp để lọc máu.
  • Đau ngực và lưng.
  • Có thể bị chứng trầm cảm, rối loạn tâm trạng.
  • Thiếu máu.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc người chạy thận nhân tạo

Đối với người chạy thận lâu năm chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Vì đó là một phần của quá trình điều trị, người bệnh cần phải bền bỉ và có tinh thần lạc quan.

Chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận

Thời gian đầu lọc máu, hàm lượng ure, creatinin, acid uric máu và một số nitơ phi protein khác được kéo xuống mức an toàn. Người bệnh cảm thấy thoải mái, ăn ngon hơn và khoẻ ra. Tuy nhiên, thời gian sau của chu kỳ lọc máu, ure, creatinin, acid uric máu lại tăng. Do đó lúc này bệnh nhân không được ăn uống tự do.

Người bệnh chạy thận nhân tạo cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức khoẻ
Người bệnh chạy thận nhân tạo cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức khoẻ

Người bệnh cần lưu ý một số yêu cầu về dinh dưỡng như sau:

  • Ăn giảm đạm: Do thận yếu nên không đào thải được chất do chuyển hóa đạm sinh ra.
  • Bổ sung tăng cường tinh bột, đường, chất béo.
  • Nên sử dụng thực phẩm đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa… Tránh ăn đồ ăn giàu đạm nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, vừng, lạc để không làm gia tăng các triệu chứng suy thận mạn.
  • Thêm vào thực đơn hàng ngày thực phẩm giàu canxi. Nên bổ sung ngũ cốc có hàm lượng đạm thấp như khoai lang, khoai sọ,… Ăn dưới 200gr gạo mỗi ngày.
  • Nên ăn các loại rau như bầu, bí, mướp, dưa chuột, cải trắng, cải bắp, su su. Đồng thời hạn chế rau củ có hàm lượng đạm cao như rau muống, rau dền, rau ngót, giá đỗ, rau mồng tơi, rau đay, cải xanh.
  • Không nên ăn các thực phẩm muối như cà muối, dưa muối, thịt muối,… và các loại thức ăn chế biến sẵn như đồ cá hộp, thịt hộp, giò, chả, thịt hun khói, xúc xích,…
  • Ít ăn thực phẩm giàu phốt pho như nội tạng động vật, chocolate, ca cao,…
  • Hạn chế thực phẩm giàu kali như cam, chuối, bơ, hạt họ đậu, dâu, nho khô.
  • Không nên uống quá nhiều nước.
  • Tập thể dục hàng ngày, giữ tinh thần lạc quan.

Chăm sóc cho bệnh nhân chạy thận

Bệnh nhân chạy thận hay người thân đều cần phải hiểu thế nào là chạy thận nhân tạo, từ đó có kế hoạch chăm sóc cho người bệnh.

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, yên tĩnh, nằm ở tư thế đầu cao.
  • Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
  • Chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân.
  • Người bệnh luôn được giữ ấm cơ thể.
  • Đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng/ngày.

Chạy thận nhân tạo thường không cố định thời gian sống cho bệnh nhân. Tuổi thọ của người bệnh kéo dài thêm bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng, tình trạng bệnh, chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc. Để việc chạy thận đạt kết quả cao, người bệnh nên đảm bảo dinh dưỡng, có thái độ tích cực, lạc quan, tinh thần vui vẻ.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Array

Chia sẻ

Thiếu máu trong suy thận mạn: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Thiếu Máu Trong Suy Thận Mạn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Thiếu máu trong suy thận mạn là biểu hiện phổ biến mà người bệnh gặp phải. Tình trạng này cho...
Xét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt nhất là vấn đề nhiều người quan tâm

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Top 8+ bệnh viện tốt nhất hiện nay

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu có kết quả chính xác chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều...
Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người...
Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn và cấp

Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn...

Suy thận phải lọc máu khi bệnh đã chuyển sang mức nguy hiểm, khả năng lọc máu và thải độc...
Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Suy thận gây tăng huyết áp là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Theo thống kê, thế giới hiện...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top