Chỉ số creatinin là gì? Ý nghĩa trong y học như thế nào?

Creatinin là một chỉ số quan trọng giúp bác sĩ nhận định được chính xác tình trạng sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là đánh giá khả năng hoạt động của thận. Đối với những người có nghi ngờ mắc bệnh lý tại thận, xét nghiệm chỉ số này là điều vô cùng cần thiết. Cùng theo dõi bài viết này để hiểu chi tiết hơn về chỉ số này.

Chỉ số Creatinin là gì?

Creatinin là chất có trong máu tổng hợp từ Arginin và Methionine. Nó được sinh ra từ gan, thận, tủy hoặc hấp thụ trong thức ăn.  Creatinin sẽ được thận đào thải ra ngoài cơ thể. Do đó, chỉ số Creatinin là thước đo chính xác phản ánh tình trạng hoạt động của thận.

Chỉ số creatinin thường được dùng để đánh giá chức năng thận
Chỉ số creatinin thường được dùng để đánh giá chức năng thận

Chỉ số này thường tăng nhẹ sau khi ăn, và biến đổi theo thời gian. Thông thường, chỉ số thấp nhất vào 7 giờ sáng và cao nhất khi 7 giờ tối.

Quy trình xét nghiệm như thế nào?

Hiện nay có 2 cách xét nghiệm Creatinin là:

  • Xét nghiệm Creatinin trong máu: xét nghiệm này được thực hiện khá thường xuyên hoặc trong trường hợp mắc bệnh lý cấp tính và tổn thương thận. Nồng độ Creatinin trong máu tăng cao do chấn thương cơ hoặc một số loại thuốc về huyết áp, thuốc gây độc cho thận, cimetidine, aminoglycosides.
  • Xét nghiệm Creatinin nước tiểu: được chỉ định thực hiện trong trường hợp chức năng thận có vấn đề.

Quy trình xét nghiệm creatinin được thực hiện qua 3 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị xét nghiệm

Trước khi xét nghiệm, bạn cần phải đảm bảo tuân thủ 3 nguyên tắc sau:

  • Không làm việc hoặc tập thể dục quá sức trước 48 giờ (2 ngày).
  • Không ăn quá 225g thịt (đặc biệt là thịt chứa nhiều protein) trước 24h khi xét nghiệm.
  • Uống đủ nước lọc và dùng thuốc lợi tiểu trong 24h để thu thu thập nước tiểu. Tuy nhiên không được uống cafe, trà, nước ngọt.
  • Không sử dụng các loại thuốc nhóm cephalosporin và thuốc kháng nấm như amphotericin B, cimetidine…

Bước 2: Lấy mẫu xét nghiệm

Đối với trường hợp lấy mẫu máu, bác sĩ sẽ thực hiện như sau:

  • Quấn thun y tế quanh cánh tay để tìm tĩnh mạch.
  • Làm sạch vị trí đưa kim vào bằng cồn.
  • Từ từ đặt kim vào trong tĩnh mạch.
  • Gắn ống vào kim để chứa máu.
  • Sau khi đã thu thập đủ máu thì tháo băng.
  • Đặt bông gòn lên vị trí rút kim rồi băng lại bằng gạc.

Trong quá trình lấy mẫu, bạn có thể cảm thấy hơi đau và xuất hiện vết tím bầm ở nơi lấy máu hoặc sưng tĩnh mạch. Tuy nhiên, đây đều là biểu hiện bình thường, không nguy hiểm đến sức khỏe.

Trong trường hợp xét nghiệm Creatinin trong nước tiểu, quy trình thực hiện sẽ diễn ra trong 24 giờ với các bước như sau:

  • Quá trình lấy mẫu thường bắt đầu vào buổi sáng. Người bệnh mới ngủ dậy và đi tiểu để làm trống bàng quang. Thời gian này sẽ được đánh dấu lại.
  • Trong 24 giờ kể từ thời điểm được đánh dấu, bác sĩ sẽ thu tập tất cả nước tiểu. Bạn đi tiểu vào hộp nhỏ, sau đó đổ vào thùng lớn hơn có chứa chất bảo quản và lưu giữ trong tủ lạnh.

Bác sĩ phải đảm bảo mẫu nước tiểu sạch sẽ, không chứa tạp chất nào như giấy vệ sinh, máu, phân…. Ngoài ra, không ai được chạm tay vào hộp và thùng đựng nước tiểu.

Quá trình lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm nồng độ creatinin rất an toàn
Quá trình lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm nồng độ creatinin rất an toàn

Bước 3: Tiến hành xét nghiệm

Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị để đo lượng creatinin và đưa ra kết luận.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm creatinin?

Chỉ số creatinin có thể đánh giá được khả năng hoạt động của thận hay cụ thể hơn là tốc độ lọc. Từ đó đánh giá về tình trạng bệnh lý đang xảy ra.

Xét nghiệm Creatinin có thể thực hiện như một phần trong xét nghiệm sinh hóa. Nhưng đa phần, kỹ thuật này thường được chỉ định và thực hiện kỹ càng khi nghi ngờ thận bị tổn thương. Một số dấu hiệu cảnh báo là:

  • Cảm thấy mệt mỏi trong người, chán ăn, mất ngủ.
  • Không thể tập trung, thường xuyên cáu gắt.
  • Bị sưng phù toàn thân, nhưng tập trung chủ yếu là cùng mặt, bụng, chân.
  • Đi tiểu có màu lạ, kèm máu, nước tiểu nhiều bọt.
  • Đau rát khi đi tiểu, tiểu nhiều về đêm.
  • Vùng lưng, khung sườn đau nhức.
  • Huyết áp tăng cao.

Đặc biệt, đối với những bệnh nhân bị tiểu đường, mắc bệnh về thận phải thường xuyên thực hiện xét nghiệm creatinin để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Ý nghĩa của nồng độ creatinin

Nồng độ creatinin là một yếu tố quan trọng để bác sĩ xem xét, đánh giá thận đang hoạt động như thế nào. Không có mức quy chuẩn chung để đánh giá chỉ số creatinin là bình thường. Bởi nó còn phụ thuộc vào yếu tố như giới tính, tuổi tác, trọng lượng cơ thể. Thông thường, nồng độ creatinin sẽ ở mức như sau:

Creatinin máu

  • Nam giới: nồng độ creatinin đạt 0,6 – 1,2 miligam/decilitre (mg / dL) hoặc tính theo đơn vị lít (mcmol / L) là l53 – 106 mcmol/lít
  • Nữ giới: 44 – 97 mcmol / L hoặc 0,5 – 1,1mg / dL
  • Thanh thiếu niên: 0,5 – 1,0 mg / dL
  • Trẻ em: 0,3 – 0,7 mg / dL

Creatinin nước tiểu

  • Nam giới (trẻ hơn 40 tuổi): 107 – 139 mililít mỗi phút (mL /phút) hoặc 1.8 – 2.3 mililít mỗi giây (mL /giây).
  • Nữ giới (trẻ hơn 40 tuổi): 87 – 107 mL /phút hoặc 1,5 – 1.8 mL /giây.

Tuổi càng cao thì nồng độ creatinin càng giảm. Trung bình chứ sau 10 năm (tính từ 20 tuổi) sẽ giảm 6,5 ml/phút.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Nồng độ creatinin được xem là bình thường sẽ thay đổi theo giới tính, độ tuổi, cân nặng
Nồng độ creatinin được xem là bình thường sẽ thay đổi theo giới tính, độ tuổi, cân nặng

Trong trường hợp nồng độ creatinin tăng cao, rất có thể bạn đang gặp các vấn đề như:

Chỉ số Creatinin máu giảm so với mức bình thường trong các trường hợp:

  • Tình trạng hòa loãng máu.
  • Quá trình tiết hormon ADH không thích hợp.
  • Phụ nữ có thai.
  • Suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
  • Teo mô cơ.

Chỉ số Creatinin trong nước tiểu tăng cao khi:

  • Hoạt động, làm việc quá sức.
  • Mắc chứng to đầu chi.
  • Bị đái tháo đường, nhiễm trùng, suy giáp.

Creatinin trong nước tiểu có nồng độ thấp hơn so với bình thường trong các trường hợp:

  • Bị thiếu máu, cường giáp.
  • Bệnh  lơxemi.
  • Ăn chay không đảm bảo dinh dưỡng.
  • Bệnh thận đã ở giai đoạn nặng.

Hy vọng những thông tin về creatinin trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số này. Nó giúp bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng hoạt động của thận, từ đó đưa ra phương hướng điều trị thích hợp. Bạn hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để kiểm tra kết quả chính xác nhất.

XEM NGAY:

Array

Chia sẻ

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ thận thực hiện quá trình loại bỏ các chất thải trong...
Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn và cấp

Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn...

Suy thận phải lọc máu khi bệnh đã chuyển sang mức nguy hiểm, khả năng lọc máu và thải độc...
Thiếu máu trong suy thận mạn: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Thiếu Máu Trong Suy Thận Mạn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Thiếu máu trong suy thận mạn là biểu hiện phổ biến mà người bệnh gặp phải. Tình trạng này cho...
Nhất Nam Tiêu Thạch Khang - KHẮC TINH của sỏi thận, XÓA SỔ sỏi thận lên tới 20mm

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang – KHẮC TINH của sỏi thận, XÓA SỔ sỏi thận...

Nổi bật trong số rất nhiều bài thuốc chữa sỏi thận Nhất Nam Tiêu Thạch Khang được xem như cứu...
Xét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt nhất là vấn đề nhiều người quan tâm

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Top 8+ bệnh viện tốt nhất hiện nay

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu có kết quả chính xác chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top