Suy thận nên ăn gì, kiêng gì giúp phục hồi nhanh?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bị bệnh thận. Nếu ăn uống đúng cách có thể giảm lượng chất thải có trong máu. Do đó, suy thận nên ăn gì hay kiêng gì là mối quan tâm của rất nhiều người mắc bệnh này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Ăn uống dinh dưỡng đảm bảo cải thiện bệnh suy thận
Ăn uống dinh dưỡng đảm bảo cải thiện bệnh suy thận

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người suy thận

Đối với những người bị bệnh thận, chế độ ăn uống của từng giai đoạn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả người bệnh đều cần đảm bảo nguyên tắc trong bữa ăn hàng ngày như sau:

  • Thực phẩm ít protein chỉ khoảng 0,6 – 0,8g/kg cân nặng/ngày và đảm bảo không vượt quá 33g/ngày
  • Thực phẩm giàu năng lượng cung cấp cho cơ thể là 35 – 40 kcal/kg/ngày
  • Lượng lipid nạp vào cơ thể là 40-50g/ngày.
  • Nhu cầu về chất đạm tùy thuộc vào tình trạng bệnh, tuy nhiên trung bình là  0,8g/kg/ngày.
  • Các thực phẩm chứa chất béo chiếm nhỏ hơn 30% tổng năng lượng mỗi bữa ăn
  • Chất bột đường chiếm 55-60% tổng năng lượng khẩu phần ăn.
  • Sắt chỉ bổ sung khi chế độ ăn uống thiếu đạm hoặc ăn chay.
  • Bổ sung vitamin như vitamin nhóm B (B1, B2), đặc biệt  là vitamin C. Tuy nhiên, người bị suy thận cần hạn chế vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K). Chỉ trong trường hợp người bệnh bị loạn dưỡng xương hoặc cường phó giáp thì mới bổ sung vitamin D3.
  • Lượng canxi trong thực phẩm khoảng 900-1.200mg/ngày
  • Người bệnh nên hạn chế lượng natri, chỉ nên bổ sung khoảng 1.000-2.000mg/ngày (gần 2,5-5g muối ăn NaCl/ngày)..
  • Kali đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể phát triển. Tuy nhiên, những người bị bệnh thận cần tránh ăn nhiều thực phẩm có kali bởi nó có thể gây nguy hiểm cho thận. Lượng kali là 2.000-3.000 mg/ngày. Nếu bệnh nhân bị phù, tiểu ít thì nên hạn chế dưới 1000mg.
  • Phospho là một trong những chất thận không thể thanh lọc khi bị tổn thương. Điều này gây nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, mỗi ngày chỉ nên bổ sung lượng phospho là 300 – 600mg.
  • Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung keto/aminoacid.
Tùy thuộc vào tình trạng suy thận mà bác sĩ sẽ đưa ra nguyên tắc và gợi ý thực đơn
Tùy thuộc vào tình trạng suy thận mà bác sĩ sẽ đưa ra nguyên tắc và gợi ý thực đơn

Suy thận nên ăn gì?

Suy thận nên ăn gì? Cùng tham khảo top những thực phẩm tốt cho người bệnh sau đây:

Súp lơ

Đây là loại rau chứa nhiều vitamin C, vitamin K và vitamin B. Nó cung cấp chất xơ, và hợp chất chống viêm như indoles. Trong 124g súp lơ khi được nấu chín có chứa:

  • Natri: 19mg
  • Kali: 176mg
  • Phospho: 40mg

Suy thận nên ăn gì? – Việt quất

Việt quất là trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa là anthocyanins. Chất này có thể ngăn ngừa bệnh tim, bệnh ung thư, tiểu đường và suy giảm trí tuệ. Bên cạnh đó, việt quất cũng chứa khá ít natri, phospho và kali. Trong 148g việt quất tươi có:

  • Natri: 1,5mg
  • Kali: 114mg
  • Phospho: 18mg
Suy thận nên ăn gì? - Việt quất là trái cây cực kỳ tốt
Suy thận nên ăn gì? – Việt quất là trái cây cực kỳ tốt

Suy thận nên ăn gì? – Cá chẽm

Cá chẽm chứa nhiều omega 3 giúp giảm viêm, hạn chế trầm cảm, lo âu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng 1 lượng nhỏ cá chẽm bởi nó có chứa phospho không tốt cho thận. Trong 85g cá chẽm khi đã nấu chín chứa:

  • Natri: 74 mg
  • Kali: 279mg
  • Phospho: 211mg

THAM KHẢO:

Nho đỏ

Một trong những loại hoa quả bệnh nhân suy thận nên ăn là nho đỏ. Nho đỏ cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa và giảm viêm. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều resveratrol – Chất ngăn ngừa bệnh tiểu đường và tốt cho tim mạch. Trong 75g nho có chứa:

  • Natri: 1,5mg
  • Kali: 144mg
  • Phospho: 15mg

Suy thận nên ăn gì? – Tỏi

Tỏi không chỉ giúp tăng hương vị món ăn mà còn là sự lựa chọn cực kỳ hợp lý để thay thế muối. Ngoài ra, tỏi chứa nhiều mangan, vitamin C và vitamin B6 và hợp chất lưu huỳnh có tác dụng kháng viêm. Trong 3 tép (khoảng 9g) tỏi chứa:

  • Natri: 1,5mg
  • Kali: 36mg
  • Phospho: 14mg

Dầu ô liu

Suy thận nên ăn gì? Một trong những gợi ý của bác sĩ chính là dầu ô liu. Nó chứa nhiều chất béo không có phospho nên rất tốt cho người bị bệnh về thận. Trong 28g dầu ô liu chứa:

  • Natri: 0,6mg
  • Kali: 0,3mg
  • Phospho: 0mg

Bắp cải

Bắp cải chứa lượng vitamin, khoáng chất và hợp chất thực vật. Thực phẩm này còn cung cấp chất xơ cho cơ thể. Trong 70g bắp cải có chứa:

  • Natri: 13mg
  • Kali: 119mg
  • Phospho: 18mg

Ớt chuông

Ớt chuông có lượng vitamin A và C dồi dào nhưng lại rất ít kali. Do đó với thắc mắc người bị suy thận nên ăn gì? không được bỏ qua những món ăn chế biến từ ớt chuông. Một quả ớt chuông 74g có chứa:

  • Natri: 3 mg
  • Kali: 156 mg
  • Phospho: 19 mg

Hành tây

Hành tây hoàn toàn không chứa natri nên rất thích hợp cho người bị bệnh suy thận. Thêm vào đó, hành tây còn chứa nhiều vitamin B, C, mangan giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Một củ hành tây khoảng 70g chứa:

  • Natri: 3mg
  • Kali: 102mg
  • Phospho: 20mg

Suy thận nên ăn gì? – Hạt macca

Hạt macadamia là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bị suy thận. Nó cung cấp vitamin B, đồng, sắt, mangan, chất béo lành mạnh… Trong 28g hạt macadamia có chứa:

  • Natri: 1,4mg
  • Kali: 103mg
  • Phospho: 53mg
Hạt macca là một thực phẩm thích hợp khi được hỏi người bị suy thận nên ăn gì
Hạt macca là một thực phẩm thích hợp khi được hỏi người bị suy thận nên ăn gì

Thực phẩm tốt cho thận – Củ cải

Củ cải chứa rất ít kali, phospho và cung cấp nhiều vitamin C. Đây đều là những thành phần tốt cho bệnh lý tại thận và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Trong 58g củ cải chứa:

  • Natri: 23mg
  • Kali: 135mg
  • Phospho: 12mg

Bệnh suy thận nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm có lợi, được khuyến khích ăn nhiều thì có có nhiều thực phẩm kiêng kị, nên hạn chế với người bị suy yếu như:

Hạn chế muối – Đáp án cho câu hỏi “Suy thận nên ăn gì, kiêng gì?”

Người bị suy thận phải kiêng ăn muối bởi có thể xảy ra tình trạng bị phù, tăng huyết áp. Nguyên nhân là do thận không thể đào thải muối ra ngoài. Do đó, hạn chế thêm muối quá nhiều vào bữa ăn hàng ngày, nên ăn uống thanh đạm, hạn chế dùng nhiều gia vị. Đồng thời, người bệnh không nên ăn cá muối, thịt hun khói, thịt sấy, mắm tôm, hoa quả đóng hộp…

Không uống nhiều nước

Người bị suy thận khi uống nhiều nước rất dễ bị phù nề, cao huyết áp. Người bệnh chỉ nên uống mỗi lần 1 chút nước và hạn chế ăn canh, súp, cam, dưa hấu…

Uống nhiều nước trong ngày và chia nhỏ lượng nước trong ngày
Uống nhiều nước trong ngày và chia nhỏ lượng nước trong ngày

Thực phẩm nhiều phospho và kali

Khi thận yếu, quá trình đào thải phospho và kali bị ngưng trệ. Vì vậy, người suy thận nên hạn chế ăn phomai, sữa chua, đậu phộng, khoai tây, cà chua, mơ, chuối, dưa hấu, dứa…

Thực phẩm nhiều protein

Protein là chất tham gia vào mọi quá trình diễn ra bên trong tế bào. Tuy nhiên, khi protein bị vỡ thì các chất thải trong máu được tạo ra nhiều hơn. Điều này gây áp lực rất lớn đến thận. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn các nhóm thực phẩm chứa nhiều protein như thịt lợn, bò, ức gà…Để cung cấp đủ protein cho cơ thể, người bệnh có thể thay thế bằng tôm, đậu phụ…

Hạn chế tối đa thực phẩm nhiều dầu mỡ

Người bị suy thận nên ăn đồ luộc hoặc nướng thay vì chiên rán nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, hãy tránh các đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn để tránh tiến triển sang suy thận nghiêm trọng hơn.

Suy thận ăn gì, kiêng gì? Hạn chế ăn thịt gia cầm

Thịt gia cầm chứa nhiều đạm và làm tăng lượng urê có trong máu. Điều này khiến cho tình trạng suy thận nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh hạn chế sử dụng protein từ thịt gà, thịt vịt,….

Đồ uống có cồn

Cũng tương tự như các bệnh khác, người bị suy thận cần hạn chế tuyệt đối đồ uống có cồn như bia rượu… Nó làm tăng lượng acid lactic làm thận phải thanh lọc, đào thải. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là câu trả lời của bác sĩ về vấn đến suy thận nên ăn gì? Hy vọng nó đã giúp bạn hiểu rõ hơn và có thể cải thiện tình trạng bệnh. Chế độ dinh dưỡng tác động cực lớn đối với sức khỏe người bị suy thận. Người bệnh cần điều chỉnh thói quen để đảm bảo bệnh có tiến triển tốt. Hãy ăn chậm, mỗi bữa không quá no. Trong khi ăn không được làm việc khác như xem phim, làm việc….Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp với việc sinh hoạt nghỉ ngơi khoa học.

TÌM HIỂU THÊM:

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không

Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và các diễn biến của bệnh. Đối với những người đang có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận, việc đầu tiên nên làm là thực hiện các xét nghiệm thận để có phác đồ điều trị kịp thời.  Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Các giai đoạn của bệnh Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Với vai trò...

Xem chi tiết
Khám Suy Thận Ở Đâu

Khám suy thận ở đâu tốt nhất là vấn đề mà nhiều người bệnh cực kỳ quan tâm. Bởi chỉ khi được kiểm tra và điều trị chất lượng thì bệnh mới nhanh chóng được giải quyết, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay danh sách địa chỉ khám suy thận dưới đây. Những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ thăm khám suy thận Suy thận được hiểu là tình trạng thận suy giảm chức năng hoạt động. Đây là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người...

Xem chi tiết
Suy Thận Có Con Được Không

Suy thận có con được không là điều mà những người mắc căn bệnh này luôn đắn đo. Thực tế, các chuyên gia khẳng định, tuỳ vào mức độ bệnh và thời điểm mang thai mà người suy thận vẫn có khả năng sinh con bình thường. Suy thận có con được không? Suy thận có con được không luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người làm cha mẹ đang mắc căn bệnh này. Khi bị suy thận, chức năng lọc của thận sẽ bị suy giảm và kéo theo nhiều hệ luỵ. Cả nam...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Dinh dưỡng
Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người...
Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ thận thực hiện quá trình loại bỏ các chất thải trong...
Thiếu máu trong suy thận mạn: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Thiếu Máu Trong Suy Thận Mạn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Thiếu máu trong suy thận mạn là biểu hiện phổ biến mà người bệnh gặp phải. Tình trạng này cho...
Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể

Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể – Thông tin chi tiết

Suy thận cấp chức năng và thực thể là hai khái niệm để chỉ tình trạng suy thận do những...
Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Suy thận gây tăng huyết áp là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Theo thống kê, thế giới hiện...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top