Bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm khiến bệnh nhân đau đớn và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt do không thể cử động bình thường. Bởi lúc này nhân nhầy của đĩa đệm đã chèn ép tủy sống làm phát sinh bệnh lý tủy rễ, khi không có biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì?

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm nằm giữa các đốt sống bị thoát ra ngoài. Lúc này, đĩa đệm bị thoát vị sẽ lồi rồi lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép tủy sống, rễ thần kinh và khiến bệnh nhân bị đau nhức kéo dài.

Không ít bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm trung tâm
Không ít bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm trung tâm

Nhiều báo cáo y tế đã chỉ ra rằng tình trạng thoát vị đĩa đệm này gây ảnh hưởng không nhỏ tới động mạch. Nếu xảy ra ở vùng thắt lưng có thể gây thiếu máu cột sống lưng, phát sinh ở vùng cổ sẽ gây thiếu máu cột sống cổ… Thậm chí nếu sự chèn ép diễn biến nghiêm trọng có thể gây phù tủy, hóa tủy… gây nhiều khó khăn cho hoạt động điều trị.

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm được chia thành 3 loại sau:

  • Thoát vị đệm giữa: Vị trí đĩa đệm bị thoát vị là giữa thân đốt sống, gây chèn ép tủy sống từ đó làm phát sinh nhiều bệnh lý xương khớp như hẹp ống sống, viêm tủy, u tủy,…
  • Thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm: Có thể là thoát vị đĩa đệm thể trung tâm lệch trái hoặc lệch phải gây chèn ép rễ tủy sống, làm phát sinh bệnh lý về tủy rễ.
  • Thoát vị đĩa đệm bên: Thường phát sinh ở vị trí cạnh đĩa đệm gây nên hiện tượng chèn ép, làm phát sinh nhiều bệnh lý liên quan đến rễ thần kinh.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm trung tâm

Là tình trạng xương khớp dễ gặp, thoát vị đĩa đệm trung tâm có thể do những nguyên nhân sau gây nên:

  • Lão hóa tự nhiên: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. Bởi theo năm tháng, sức khỏe hệ xương khớp sẽ yếu dần, đĩa đệm mất đi tính đàn hồi khiến bao xơ dễ bị rách vỡ, nhân nhầy thoát ra ngoài. Do vậy những người càng lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Làm việc, hoạt động sai tư thế: Những người thường xuyên phải làm các công việc nặng nhọc nhưng không đảm bảo đúng tư thế sẽ khiến cột sống bị cong vẹo, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đĩa đệm. Ngoài ra, đối tượng làm việc quá sức, ngồi lâu trong một tư thế cũng dễ khiến cong vẹo cột sống và gây nên hiện tượng thoát vị đĩa đệm thể trung tâm.
  • Chấn thương: Tai nạn giao thông, va đập trong khi làm việc cũng có thể gây ảnh hưởng đến đĩa đệm.
  • Do ảnh hưởng của các bệnh lý xương khớp: Gai cột sống, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, viêm khớp,…
  • Chế độ sinh hoạt: Ăn uống thiếu khoa học gây thừa cân, béo phì khiến cột sống phải chịu áp lực do trọng lượng cơ thể lớn. Từ đó làm phát sinh những ảnh hưởng tiêu cực đến đĩa đệm.
  • Bệnh lý bẩm sinh liên quan đến cột sống: Đối tượng đang mắc các bệnh lý bẩm sinh liên quan đến cột sống hoặc bị di truyền từ bố mẹ thường có nguy cơ thoát vị thể trung tâm cao hơn.

Các triệu chứng của bệnh

Thực tế, các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm không đồng nhất ở các bệnh nhân. Những dấu hiệu lâm sàng của bệnh thường phát sinh theo mức độ và giai đoạn phát triển của bệnh. Trong đó, các biểu hiện chung nhất, thường gặp ở đa số các bệnh nhân là:

  • Đau nhức tại khu vực đĩa đệm bị tổn thương. Bệnh nhân có thể đau âm ỉ rồi chuyển sang dữ dội, cơn đau sẽ tái phát mỗi khi người bệnh vận động mạnh hoặc khuân vác đồ nặng.
  • Lâu dần cơn đau nhức trở nên trầm trọng hơn, chúng có thể xuất hiện ngay cả khi bệnh nhân hắt hơi, ho. Những cơn đau của bệnh có thể lan từ vùng đĩa đệm bị bệnh đến thắt lưng, mông, tay, chân…
  • Bệnh nhân bị yếu cơ, khó cầm nắm đồ vật, kèm theo đó là hiện tượng tê bì vô cùng khó chịu.
  • Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm lệch trái gây đau đớn các cơ quan bên trái, thoát vị đĩa đệm thể trung tâm lệch phải sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận bên phải cơ thể.
  • Các cơn đau sẽ bùng phát mạnh và kéo dài dai dẳng khi bệnh ở mức độ trầm trọng.
Đau nhức, khó vận động là biểu hiện dễ gặp ở bệnh nhân
Đau nhức, khó vận động là biểu hiện dễ gặp ở bệnh nhân

Bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là bệnh lý xương khớp gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị sớm, khả năng đi lại của người bệnh không chỉ bị hạn chế mà còn kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe:

  • Đau mỏi vai gáy: Đây là tình trạng rất phổ biến ở các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thể trung tâm. Bởi khi đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu có thể gây bất ổn cho cấu trúc của cột sống, chèn ép lên rễ thần kinh, cơ bắp cũng như nhiều mô mềm xung quanh khiến vai gáy bị đau mỏi.
  • Đau thần kinh tọa: Đĩa đệm bị thoát vị sẽ khiến các dây thần kinh từ đốt sống lưng tới chân, hông, đùi bị chèn ép. Điều này gây ra cảm giác nóng ran, tê bì, yếu cơ, hạn chế đáng kể khả năng vận động của người bệnh.
  • Biến chứng khác: Thoát vị đĩa đệm trung tâm có thể gây thiểu năng tuần hoàn máu, khiến bệnh nhân bị hội chứng đuôi ngựa, teo cơ, khiến cột sống cong vẹo, đe dọa nguy cơ bại liệt vĩnh viễn.

Những biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là rất nghiêm trọng. Do vậy nếu đang gặp phải một trong những dấu hiệu của bệnh cần chủ động đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa chụp X-Quang, MRI hoặc làm một số xét nghiệm để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Điều trị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm

Bệnh thoát vị đĩa đệm trung tâm cần được điều trị sớm để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ xương khớp và sức khỏe tổng thể. Trong đó, các biện pháp điều trị chủ yếu có tác dụng loại bỏ triệu chứng đau nhức tê bì bệnh nhân đang gặp phải.

Bài thuốc dân gian giảm đau nhức tại nhà

Mẹo dân gian trị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là lựa chọn của nhiều bệnh nhân do tiết kiệm chi phí, dễ thực hiện và ít gây tác dụng phụ cho gan, thận. Dưới đây là một vài bài thuốc dân gian hiệu nghiệm:

  • Gạo lứt: Sử dụng 1 nắm gạo lứt đem răng thơm rồi bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy. Mỗi ngày sử dụng 2-3 muỗng gạo lứt đã rang hãm cùng nước sôi như pha trà, sau khoảng 10 phút là có thể đem ra sử dụng.
  • Chìa vôi: Rang nóng 200g lá chìa vôi cùng 1 nắm muối trắng. Hỗn hợp thu được đem bọc trong miếng vải rồi chườm lên vùng đĩa đệm bị đau nhức cho đến khi nguội, nên lặp lại 2-3 lần để giảm cảm giác đau nhức, tê bì.
  • Cây mần ri: Dùng 50g cây mần ri khô sắc nước uống trong ngày. Mỗi lần dùng tối đa 200ml, không uống quá 5 lần/ngày. Để bài thuốc phát huy hiệu quả mong muốn cần kiên trì sử dụng từ 7-10 ngày.
Các bài thuốc dân gian lành tính, tiết kiệm chi phí
Các bài thuốc dân gian lành tính, tiết kiệm chi phí

Tuy những mẹo trị bệnh từ dân gian an toàn, lành tính, dễ thực hiện nhưng chỉ phù hợp với thể bệnh nhẹ. Khi thoát vị đĩa đệm thể trung tâm đã làm phát sinh các biến chứng cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý điều trị tại nhà vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Tây y điều trị thoát vị đĩa đệm trung tâm

Nguyên tắc chung trong điều trị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là giảm đau đớn cho bệnh nhân, kiểm soát các triệu chứng và ngăn chặn biến chứng của bệnh. Trong trường hợp việc sử dụng thuốc không đáp ứng hoặc đĩa đệm đã rách bao xơ và làm phát sinh nhiều vấn đề trầm trọng thì biện pháp phẫu thuật có thể được chỉ định.

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc thoát vị đĩa đệm được sử dụng với mục đích giảm đau, ổn định cấu trúc cột sống. Trong điều trị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau chống viêm: Phổ biến nhất là Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Nếu bệnh nhân không đáp ứng, người bệnh có thể được chỉ định dùng thêm thuốc giảm đau gây nghiện opioid.
  • Thuốc giãn cơ: Nhằm loại bỏ các cơn đau do co thắt quá mức, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh, cơ địa mỗi người mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Đây là nhóm thuốc đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, phổ biến nhất là Pregabalin và Gabapentin.
  • Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Mục đích của các loại thuốc này là phục hồi mô sụn, ức chế quá trình lão hóa ở khớp.
  • Corticoid đường tiêm: Corticoid được tiêm khu vực quanh rễ thần kinh hoặc bên ngoài màng cứng. Các loại thuốc thuộc nhóm này có tác dụng chống viêm mạnh, loại đỏ đau nhức, sưng tấy hiệu quả.
Thuốc Tây giúp giảm đáng kể triệu chứng đau nhức ở bệnh nhân
Thuốc Tây giúp giảm đáng kể triệu chứng đau nhức ở bệnh nhân

Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc Tây kéo dài hoặc quá liều lượng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thể trung tâm nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng – giảm liều dùng khi chưa được chỉ định.

Điều trị bằng phương pháp bảo tồn

Nếu thoát vị đĩa đệm trung tâm ở giai đoạn khởi phát, ngoài dùng thuốc bệnh nhân có thể được điều trị một số phương pháp bảo tồn như:

  • Sử dụng laser: Tia laser được chiếu vào để đốt một phần nhân nhầy trong đĩa đệm nhằm hạn chế nguy cơ rách bao xơ, ngăn chặn sự chèn ép dây thần kinh cũng như cơ xung quanh.
  • Dùng sóng radio: Mục đích của phương pháp này là đưa nhân nhầy về đúng vị trí ban đầu, qua đó ổn định cột sống, giải phóng dây thần kinh khỏi sự chèn ép và ngăn chặn đĩa đệm bị thoát ra ngoài.
  • Cấy tế bào gốc: Sử dụng tế bào gốc được lấy từ mô mỡ vùng bụng sau đó chiết tách thành tế bào gốc tạo máu và tế bào trung mô. Tiếp đến, bệnh nhân được lấy máu để tách huyết tương giàu tiểu cầu, cuối cùng là tiêm vào đĩa đệm bị bệnh để phục hồi bao xơ tổn thương.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng được áp dụng khi việc điều trị bằng thuốc hoặc phương pháp bảo tồn không được đáp ứng. Ngoài ra, phẫu thuật cũng được chỉ định cho các bệnh nhân có bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát vị di trú và gây ra các triệu chứng chèn ép dây thần kinh.

Đối với bệnh lý thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, các biện pháp phẫu thuật có thể được chỉ định gồm:

  • Phẫu thuật bóc nhân đĩa đệm di trú.
  • Thay đĩa đệm nhân tạo.
  • Cắt gai xương.
  • Chỉnh hình cột sống.

Dù phẫu thuật theo hình thức nào thì mục tiêu chính của biện pháp này vẫn là loại bỏ nhân nhầy bị thoát vị, cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân và đặc biệt là bảo tồn rễ thần kinh. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật cũng tồn tại một vài rủi ro nhất định, trong đó có nguy cơ tái phát thoát vị trong 1 năm đầu.

Bị thoát vị đĩa đệm trung tâm nên làm gì?

Khi bị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm mỗi người cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Theo đó bệnh nhân cần chú ý những điều sau:

Về chế độ ăn uống:

Trong thực đơn hằng ngày, người bệnh nên bổ sung và hạn chế các nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm nên bổ sung: Rau có màu sẫm như bắp cải tím, ớt chuông xanh và đỏ, súp lơ xanh… Cùng với đó là các loại ngũ cốc tinh chế, sữa tươi không đường và các sản phẩm chế biến từ sữa.
  • Thực phẩm nên kiêng: Những món ăn có gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ, tinh bột trắng (xôi nếp, mì ống, bánh mì…) và một số loại nước ép đóng hộp, nước có gas, cà phê lon… Đặc biệt cần tránh xa rượu bia, các loại thức uống có chất kích thích vì chúng có thể kích thích phản ứng viêm, khiến đĩa đệm thêm tổn thương.

Về chế độ sinh hoạt:

  • Tránh vận động quá sức, bê vác đồ nặng gây áp lực cho cột sống.
  • Ngồi đúng tư thế, tránh ngồi lâu một chỗ. Nếu là nhân viên văn phòng, người làm công việc phải ngồi lâu thì thỉnh thoảng nên đứng lên đi lại để xương khớp được thư giãn.
  • Tham gia vận động nhẹ nhàng, tránh tập những môn thể thao đòi hỏi cột sống phải liên tục hoạt động vì có thể khiến đĩa đệm gia tăng tổn thương.
Chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát triệu chứng bệnh
Chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát triệu chứng bệnh

Khám, chữa thoát vị đĩa đệm thể trung tâm ở đâu?

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khám và chữa trị kịp thời. Khi không may gặp phải tình trạng này, bệnh nhân có thể đến thăm khám và điều trị tại một số địa chỉ sau:

  • Khoa xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai: Đây là đơn vị được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác vấn đề thoát vị đĩa đệm của bệnh nhân. Đồng thời, bệnh viện cũng là nơi quy tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi, giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả như mong muốn. Viện có địa chỉ tại: Số 87 thuộc đường Giải Phóng, phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 8424 3869 3731.
  • Bệnh viện Đại học Y Dược: Là cơ sở khám chữa bệnh uy tín tại phía Nam được đông đảo bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tìm đến. Trong đó chuyên khoa xương khớp của bệnh viện luôn nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người bệnh. Người bệnh có nhu cầu khám và điều trị bệnh xương khớp có thể liên hệ số 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, Hồ Chí Minh – 8428 3855 4269.
Bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám
Bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám

Biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm trung tâm

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là thể bệnh mãn tính và luôn tồn tại nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do vậy, để tránh bị tình trạng xương khớp này “làm phiền”, mỗi người nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia… để cơ thể khỏe mạnh, hạn chế phát sinh các vấn đề sức khỏe cũng như xương khớp.
  • Khi làm việc luôn ngồi đúng tư thế, tránh ngồi quá lâu một chỗ mà không đứng lên vận động đi lại.
  • Không bê vác đồ nặng quá sức, thường xuyên vì điều này có thể tác động tới đĩa đệm và gây ra thoát vị.
  • Giảm thiểu nguy cơ thoát vị đĩa đệm bằng việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tham gia vận động thể thao vừa sức.
  • Trường hợp bị béo phì hoặc đang có dấu hiệu thừa cân cần xây dựng chế độ ăn uống, đưa cân nặng về trạng thái phù hợp với chỉ số chiều cao. Bởi cân nặng hợp lý sẽ làm giảm các áp lực lên cột sống, phòng tránh bệnh hiệu quả.
  • Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe cũng như xương khớp, từ đó kịp thời đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp.

Ngày nay, thoát vị đĩa đệm thể trung tâm không còn là căn bệnh xương khớp hiếm gặp. Tình trạng này có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cùng những biến chứng khó lường. Do vậy, mỗi người cần chủ động thăm khám để sớm phát hiện vấn đề đang gặp phải, từ đó kịp thời đưa ra biện pháp xử lý bảo vệ sức khỏe xương khớp.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Array

Chia sẻ

Top 5 đai đeo thoát vị đĩa đệm của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Top 5 đai đeo thoát vị đĩa đệm của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong nghiên cứu phát triển các sản phẩm hỗ trợ...
Hội chứng đuôi ngựa là gì? Dấu hiệu bệnh, chẩn đoán và điều trị

Hội chứng đuôi ngựa là gì? Dấu hiệu bệnh, chẩn đoán và điều trị

Hội chứng đuôi ngựa có tỷ lệ mắc phải thấp nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến...
Có nên mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức? Chi phí thế nào?

Có nên mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức? Chi phí thế...

Bệnh viện Việt Đức là một trong những bệnh viện được nhiều bệnh nhân lựa chọn khi điều trị các...
Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108 và những thông tin cần biết

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108 và những thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm nằm trong top 3 bệnh lý xương khớp phổ biến hàng đầu hiện nay. Vì vậy...
Rách vòng xơ đĩa đệm là gì? Hình ảnh, triệu chứng và cách điều trị

Rách vòng xơ đĩa đệm là gì? Hình ảnh, triệu chứng và cách điều trị

Rách vòng xơ đĩa đệm làm hạn chế chức năng của cơ quan này, tạo điều kiện cho bệnh lý...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top