[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó xem xét việc xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng người. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ những tiêu chuẩn trong chẩn đoán viêm khớp dạng chính xác nhất.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng giúp người bệnh nhận biết tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp thông qua các triệu chứng bên ngoài thường được biểu hiện qua những cơn đau. Tuy nhiên các triệu chứng này cũng rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác về xương khớp.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xương khớp thường gặp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xương khớp thường gặp

Để có thể chẩn đoán được bệnh viêm khớp dạng thấp một cách chính xác và đưa ra được phác đồ điều trị bệnh viêm khớp phù hợp, người bệnh cần được chẩn đoán dựa trên nhưng tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp 1987

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp này được trường Đại học Thấp khớp Hoa Kỳ – ACR (American College of Rheumatology) đưa ra vào năm 1987. Phương pháp này tập trung vào các biểu hiện lâm sàng ở khớp. Trong 7 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp có 2 tiêu chí là dựa vào kết quả cận lâm sàng.

Cụ thể, 7 tiêu chuẩn này bao gồm:

  • Cứng khớp sau khi ngủ dậy: Cứng khớp là tình trạng các khớp tay khớp chân bị cứng, khó cầm nắm hoặc co duỗi sau khi ngủ dậy. Tình trạng này thường kéo dài khoảng 1 giờ rồi biến mất.
  • Viêm khớp từ 3 vị trí trở lên: Người bị mắc viêm khớp dạng thấp thường có khoảng 14 khớp bị viêm. Tiêu biểu là các khớp ở đốt ngón tay, ngón chân, cổ tay, khủy tay, đầu gối và mắt cá chân. Khi bị viêm từ 3 khớp trở lên, người bệnh có thể quan sát vị trí sưng bằng mắt thường. Tình trạng này sẽ kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần.
  • Viêm khớp ở bàn tay: Người bị viêm khớp dạng thấp, bàn tay của người bệnh sẽ có ít nhất một khớp bị viêm. Nó có thể xuất hiện ở cổ tay, khớp nối giữa các đốt ngón tay, khớp nối xương bàn tay, khớp gian xương bàn tay.
  • Viêm khớp đối xứng: Các khớp bị viêm xảy ra đồng thời ở cả hai bên trai và phải.
  • Xuất hiện hạt dưới da: Các hạt này thường xuất hiện ở gần khuỷu tay, khớp gối, quanh khớp cổ tay, nổi lên bề mặt da nên dễ dàng quan sát được. Đường kính mỗi hạt chỉ khoảng 5-15mm, cứng, không đau và không có khả năng di chuyển.
  • Có yếu tố dạng thấp trong huyết thanh: Các yếu tố dạng thấp trong huyết thanh chính là các kháng thể tự sinh RF. Nó được sinh ra bởi hệ thống miễn dịch trong cơ thể. ở người bình thường, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 5%. Tuy nhiên đối với bị bệnh thì con số này 75%.
  • Chẩn đoán hình ảnh trên phim X-quang: Khi bệnh diễn biến ở thể nặng, dấu hiệu của viêm khớp sẽ thể hiện rõ qua anh chụp X-quang, nhất là đối với viêm khớp ở bàn tay.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thông qua phim chụp X-quang
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thông qua phim chụp X-quang

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp 2010

Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp được Hội Thấp Khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn Chống thấp khớp của Châu Âu đưa ra. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho nhiều trường hợp. Bác sĩ có thể đánh giá bệnh dựa trên những thang điểm như sau:

Biểu hiện của khớp

  • Viêm 1 khớp lớn = 0 điểm
  • Viêm từ 2 đến 10 khớp lớn = 1 điểm
  • Viêm 1 đến 3 khớp nhỏ = 2 điểm
  • Viêm từ 4 đến 10 khớp nhỏ = 3 điểm
  • Viêm trên 10 khớp = 5 điểm

Xét nghiệm huyết thanh

  • RF âm tính với Anti CCp âm tính = 0 điểm
  • RF dương tính thấp hoặc Anti CCP dương tính thấp = 2 điểm
  • RF dương tính cao hoặc Anti CCP dương thấp cao = 3 điểm

Xét nghiệm các yếu tố phản ứng pha cấp

  • CRP bình thường, tốc độ lắng máu bình thường = 0 điểm
  • CRP tăng, tốc độ lắng máu tăng = 1 điểm

Thời gian triệu chứng biểu hiện

  • Dưới 6 tuần = 0 điểm
  • Từ 6 tuần trở lên = 1 điểm
Người bệnh có dấu hiệu đau nhức khớp kéo dài trên 6 tuần cho thấy là năng bạn bị viêm khớp dạng thấp là rất cao
Người bệnh có dấu hiệu đau nhức khớp kéo dài trên 6 tuần cho thấy là năng bạn bị viêm khớp dạng thấp là rất cao

Dựa trên kết quả chẩn đoán này, nếu người bệnh có từ 6 điểm trở lên cần tiến hành thăm khám kỹ càng hơn tình trạng viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, những đánh giá này có thể không chính xác hoàn toàn. Người bệnh có thể bị mắc căn bệnh nào đó mà không phải là viêm khớp dạng thấp. Do đó bạn cần theo dõi định kỳ để có những đánh giá lại chính xác nhất.

Xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Các chuyên gia cho biết, để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp, ngoài việc đánh giá theo tiêu chuẩn thì các xét nghiệm cần thiết được thực hiện sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng, cụ thể như:

Các xét nghiệm chung

Viêm khớp dạng thấp có ảnh hưởng đến các chức năng khác trong cơ thể như tim, phổi, gan. Do đó, việc thực hiện các xét nghiệm chung là rất quan trọng. Một số loại xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bạn cần phải thực hiện đó là:

  • Đo điện tâm đồ: Kiểm tra nhịp đập của mạch, nhịp tim và các vấn đề khác ở tim.
  • Xét nghiệm công thức máu: Kiểm tra tốc độ lắng hồng cầu, kháng thể kháng nhân, yếu tố dạng thấp, protein phản ứng C, Cyclic citrullinated peptide (CCP).
  • Xét nghiệm chức năng gan phổi: Tiến hành xét nghiệm chức năng gan, thận, chụp X-quang tim, phổi, thực hiện ECG,… nhằm phát hiện những tổn thương ở các cơ quan ngoài khớp.
Xét nghiệm máu giúp đánh giá bệnh viêm khớp dạng thấp
Xét nghiệm máu giúp đánh giá bệnh viêm khớp dạng thấp

Xét nghiệm đặc hiệu

Một số loại xét nghiệm đặc hiệu giúp chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF+): Xét nghiệm này có tác dụng giúp phát hiện những kháng thể ở dạng tháo bên trong máu. Khi các kháng thể này > 4 nghĩa là bạn đang bị bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Xét nghiệm yếu tố Anti CCP (+): Xét nghiệm này được thực hiện khi người bệnh có những biểu hiện của bệnh nhưng xét nghiệm RF lại ra kết quả âm tính. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm Anti CCP để có được kết quả chẩn đoán chính xác hơn.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, do đó người bệnh cần phải hết sức chú ý nếu không may mắc phải căn bệnh này. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích đến từ các bác sĩ chuyên khoa mà người bệnh nên lưu ý:

  • Nên đến gặp bác sĩ từ sớm

Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường của xương khớp như: Đau khớp vùng bàn tay, ngón tay, khuỷu tay, những cơn đau đối xứng ở hai bên trái phải cùng một lúc,… bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và kiểm tra.

  • Tập thể dục thường xuyên

Ngoài trừ các trường hợp được bác sĩ chỉ định nên hạn chế đi lại thì người bệnh viêm khớp dạng thấp nên cố gắng duy trì việc rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những bài tập aerobic, đi bộ, đạp xe, yoga giúp chữa bệnh xương khớp và cải thiện tình trạng cứng khớp hiệu quả.

Đi bộ mỗi ngày giúp hệ xương khớp của bạn linh hoạt hơn
Đi bộ mỗi ngày giúp hệ xương khớp của bạn linh hoạt hơn
  • Không hút thuốc

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể phát triển do sự kết hợp giữa các gen trong cơ thể. Trong đó, thói quen hút thuốc lá kích hoạt các gen trong cơ thể hoạt động dữ dội hơn. Do vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ngưng sử dụng thuốc lá thậm chí là tránh xa những nơi có khói thuốc.

  • Nữ giới bị bệnh vẫn có thể mang thai

Phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp vẫn có thể mang thai như người bình thường. Bởi khả năng đứa trẻ bị bệnh là rất ít. Do đó, bạn chỉ cần có một kế hoạch mang thai cẩn thận và khoa học là hoàn toàn có thể mang thai và sinh con như bao người mẹ khác.

  • Không sử dụng rượu bia trong thời gian điều trị viêm khớp

Việc sử dụng rượu bia trong thời gian sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp như methotrexate, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

  • Bổ sung dinh dưỡng cần thiết để nâng cao thể trạng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp. Người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho việc tái tạo và nuôi dưỡng xương khớp như: Cá hồi, bông cải xanh, đậu nành, ngải cứu, sữa, trứng, phomai…

Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D và canxi, photpho để xương luôn khỏe mạnh
Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D và canxi, photpho để xương luôn khỏe mạnh
  • Hãy ra ngoài hít thở không khí

Đừng chỉ mãi ngồi trong nhà, bạn cần ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để giúp cơ thể hấp thu được một lượng vitamin D cần thiết. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn tăng cường sản xuất canxi, giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

  • Nhớ đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các bệnh về răng nướu do vệ sinh kém có thể là yếu tố kích hoạt bệnh viêm khớp dạng thấp phát triển. Ngược lại, khi bạn bị các vấn đề về viêm khớp thì cũng rất dễ mắc các bệnh về nướu. Bởi vậy việc giữ gìn vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng ngày 2 lần là điều vô cùng cần thiết.

Thông qua những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đã biết thêm được các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất và chính xác nhất. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm khớp hay bất kỳ bệnh lý nào về xương khớp, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám và chữa trị kịp thời.

Array

Chia sẻ

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top