Viêm Khớp Thiếu Niên

Viêm khớp thiếu niên là bệnh lý về xương khớp thường gặp ở trẻ từ 2-16 tuổi. Tình trạng này nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể để lại các di chứng đến suốt đời cho con trẻ. Vậy triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát như thế nào?

Bệnh viêm khớp thiếu niên là tình trạng gì?

Viêm khớp thiếu niên là bệnh tổn thương xương khớp thường gặp ở thiếu niên trong độ tuổi từ 2 đến 16. Đây là bệnh lý xương khớp mạn tính kéo dài ít nhất trong khoảng 6 tuần ở trẻ em dưới 16 tuổi. Viêm khớp tự phát thiếu niên rất khó để nhận biết, diễn biến của bệnh vô cùng phức tạp.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp thiếu niên không có nguyên nhân rõ ràng, tuy nhiên, bệnh có tính chất tự miễn với tình trạng nhiễm trùng khiến phát khởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống này bao gồm phức hợp lympho T trong dịch khớp và miễn dịch hoạt hóa bổ thể, thường xuất hiện sau nhiễm virus Chlamydia, Streptococcus, Mycoplasma, Salmonella….

Viêm khớp tự phát không có nguyên nhân rõ ràng
Viêm khớp tự phát không có nguyên nhân rõ ràng

Bên cạnh đó, bệnh có thể do nhiều yếu tố tác động như yếu tố di truyền, kết hợp với yếu tố môi trường, vai trò của hormone, rối loạn hệ thống miễn dịch và các tác nhân nhiễm khuẩn cũng khiến tăng nguy cơ ra bệnh.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp tự phát là cận lâm sàng. Triệu chứng lâm sàng thể hiện ở các dấu hiệu như:

  • Mệt mỏi, sốt theo từng cơn kèm theo ban hồng, ban đỏ, ban dát sẩn…
  • Xuất hiện các hạch bạch huyết.
  • Viêm khớp, thường là khớp gối, khớp ngón tay, ngón chân, khớp cổ tay, cổ chân.

Ngoài ra, tùy thuộc vào các thể viêm khớp tự phát người bệnh mắc phải, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

Bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng khác nhau tùy theo thể bệnh
Bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng khác nhau tùy theo thể bệnh
  • Viêm nhiều khớp âm tính: Người bệnh sẽ bị viêm khoảng 5 khớp trở lên trong 6 tuần. Chỗ viêm có thể là khớp đối xứng hoặc khớp không đối xương như khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay và bàn ngón tay.
  • Viêm nhiều khớp dương tính: Bệnh nhân viêm khớp ngón tay 2 và 3, viêm các khớp nhỏ đối xứng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể gặp phải triệu chứng viêm mạch, nổi hạt dưới da.
  • Viêm một hoặc một vài khớp: Viêm khớp gối, cổ tay, cổ chân, các khớp nhỏ ở tay chân, khớp không đối xứng. Đồng thời, người bệnh cũng có thể xơ hóa đục giác mạch, viêm dính mống mắt, glaucoma…
  • Viêm khớp mở rộng: Bệnh có xu hướng tiến triển nhanh chóng, nguy cơ biến dạng khớp và hủy xương.
  • Viêm cột sống dính khớp: Bệnh nhân thường sẽ viêm các điểm bám tận tại dây chằng vào xương, điểm bán tận của gân vào xương gót, gan bàn chân, gai chậu trước trên.
  • Viêm khớp vảy nến: Người bệnh dễ gặp phải các vấn đề về tổn thương da như cùng da quanh rốn, da đầu, kẽ móng, tổn thương móng tay cùng với viêm khớp gối.

Điều trị bệnh viêm khớp thiếu niên hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như độ tuổi của bệnh nhu thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp như dùng thuốc, điều trị ngoại khoa, phương pháp Đông y.

Sử dụng các loại thuốc Tây

Sau khi bác sĩ xét nghiệm ra người bệnh đã mắc viêm khớp tự phát thiếu niên và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Phương pháp này giúp loại bỏ nhanh các dấu hiệu của bệnh, tuy nhiên, phụ huynh cần theo dõi và đảm bảo bệnh nhi thực hiện theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh
Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh

Một số loại thuốc Tây trị viêm khớp tự phát thiếu niên có thể kể đến như:

  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID): Ibuprofen và Naproxen là các loại thuốc phổ biến thuộc nhóm thuốc chống viêm NSAID, có tác dụng giảm đau và sưng viêm cho người bệnh. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là nguy cơ bị đau dạ dày và các bệnh lý về gan.
  • Thuốc chống thấp tác dụng chậm (DMARDs): Khi thuốc NSAID không cải thiện được triệu chứng của bệnh hoặc mang lại tác dụng cao thì bác sĩ có thể chỉ định DMARDs kết hợp. Thuốc có thể làm chậm ảnh hưởng của bệnh viêm khớp thiếu niên, thường mang lại hiệu quả trong vài tuần hoặc vài tháng.
  • Corticosteroid: Thuốc thường được kê đơn đối với trường hợp viêm khớp thiếu niên nghiêm trọng. Phổ biến là Prednison, có khả năng cải thiện các triệu chứng nghiêm trọng. Thuốc Corticosteroid có dạng thuốc uống, thuốc tiêm trực tiếp và thuốc tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
  • Thuốc sinh học: Thuốc sinh hoạt có thể chỉ định cho trẻ em bị viêm khớp dạng thấp nếu các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả. Đây là các loại thuốc biến đổi gen, có khả năng cải thiện tình trạng viêm khớp và giảm viêm toàn thân. Các loại thuốc phổ biến có thể kể đến như Abatacept, Canakinumab, Tocilizumab và Adalimumab.

Mẹo dân gian chữa viêm khớp thiếu niên

Mẹo dân gian chữa viêm khớp thiếu niên cũng được rất nhiều người lựa chọn vì đơn giản, an toàn và dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh chứ không thể điều trị dứt điểm.

Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo đơn giản tại nhà chữa viêm khớp phản ứng dưới đây:

Sử dụng ngải cứu

Ngải cứu là bài thuốc nam chữa xương khớp an toàn và hiệu quả. Trong ngải cứu có chứa nhiều hoạt chất chống viêm tốt như flavonoid, tinh dầu… có công dụng chữa viêm khớp thiếu niên hiệu quả.

Ngải cứu là bài thuốc dân gian có tác dụng chữa các bệnh về khớp hiệu quả
Ngải cứu là bài thuốc dân gian có tác dụng chữa các bệnh về khớp hiệu quả
  • Chuẩn bị: Lá ngải cứu 200g, mật ong 50ml.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá ngải cứu, để ráo nước rồi cho vào cối giã nát. Sau đó, lọc lấy nước rồi pha khoảng 50ml mật ong vào cùng. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần uống 50ml.

Lá đinh lăng chữa viêm khớp

Trong đinh lăng có chứa nhiều vitamin B1, lysin, saponin… có giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp cho trẻ em.

  • Chuẩn bị: Lá đinh lăng 1 nắm.
  • Cách thực hiện: Đem lá đinh lăng rửa sạch, phơi khô, tránh để lá quá héo. Sau đó, nấu lá đinh lăng cùng nước trong khoảng 20 phút. Sử dụng nước lá đinh lăng uống thay trà mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.

Địa chỉ chữa bệnh

Để khám và điều trị viêm khớp thiếu niên hiệu quả, bệnh nhân cần đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Dưới đây là một số địa chỉ phụ huynh có thể tham khảo khi đưa con em mình đi khám và chữa bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên:

  • Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức: Bệnh viện Việt Đức là địa chỉ khám và điều trị bệnh uy tín tuyến Trung ương. Một trong những thế mạnh hàng đầu của bệnh viện là khám và điều trị các bệnh về xương khớp. Khoa chia nhỏ để khám và chữa bệnh hiệu quả hơn, đồng thời quy tụ đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản trong nước và ngoài nước.

Địa chỉ: Bệnh viện ở địa chỉ số 16 – 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Bệnh viện Y Hà Nội là địa chỉ khám xương khớp nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ là giảng viên và chuyên gia của Đại học Y Hà Nội. Bệnh viện khám cả nội cơ xương khớp và ngoại xương khớp, trong đó, bệnh viện có thế mạnh hơn về Nội Cơ xương khớp.

Địa chỉ: Bệnh viện ở số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Tp.Hà Nội.

  • Bệnh viện Bạch Mai: Đây là bệnh viện tuyến cao nhất trên cả nước, được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn. Khoa cơ xương khớp của bệnh viện là đơn vị đầu ngành của cả nước về Cơ xương khớp. Ngoài ra, bệnh viện còn là nơi làm việc của các bác sĩ xương khớp giỏi và giàu kinh nghiệm.

Địa chỉ: Bệnh viện ở địa chỉ số 78 Giải Phóng, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội.

Lưu ý khi bị viêm khớp thiếu niên

Khi điều trị viêm khớp thiếu nhi tự phát, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả:

  • Phụ huynh cần chủ động đưa con em mình đi kiểm tra mắt định kỳ, bởi đây là nguy cơ gây viêm màng bồ đào.
  • Trẻ bị viêm vài khớp cần đi khám mắt 4 lần mỗi tháng, trẻ bị viêm khớp âm tính cần khám 6 lần mỗi tháng.
  • Bạn nên tạo cho trẻ một lối sống khoa học, năng động, vui vẻ để giúp bé phát triển tích cực và tham gia các trò chơi.
  • Định hướng và sắp xếp cho trẻ thời gian sinh hoạt khoa học, không để trẻ lười vận động.
  • Tuy nhiên, không nên bắt trẻ vận động quá mức, điều cần nhất là luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái cho trẻ.
  • Xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất, tăng cường bổ sung các loại rau củ quả tốt cho xương, canxi như cà chua, rau bina, giá đỗ, hành tây, đậu nành…
  • Phụ huynh nên tạo niềm tin cho bé, khích lệ và động viên các em vận động với tinh thần tích cực và nghỉ ngơi đúng lúc.

Viêm khớp thiếu niên là bệnh lý tổn thương xương khớp thường gặp ở trẻ em dưới 16 tuổi. Bố mẹ cần hết sức lưu ý khi con cái mắc phải tình trạng này vì viêm khớp thiếu niên có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa là vô cùng cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Array
Câu hỏi thường gặp
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Phản Ứng Có Hết Không

Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Có Nên Tập Thể Dục

Đau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên.  Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không

Việc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...
Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...
[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top