Viêm Khớp Vai

Viêm khớp vai gây ra các cơn đau nhức, tê buốt làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Nghiêm trọng hơn, bệnh lý này có thể dẫn đến teo cơ, dị dạng khớp hoặc thậm chí là bại liệt. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm bệnh lý này? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn cụ thể nhất và đáp án chi tiết nhất.

Viêm khớp vai là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm khớp vai là xảy ra khi vùng khớp quanh vai bị viêm, đau buốt, sưng đỏ. Tình trạng này có thể xuất hiện tại các bộ phận như gân, cơ, dây chằng, sụn khớp… với các dạng thường gặp là viêm đau khớp vai phải, đau khớp vai trái, viêm quanh khớp vai thể đông cứng…

Viêm khớp vai làm suy giảm chất lượng cuộc sống, cần sớm tiến hành điều trị tích cực
Viêm khớp vai làm suy giảm chất lượng cuộc sống, cần sớm tiến hành điều trị tích cực

Một thống kê cho thấy, viêm quanh khớp vai chiếm 12,5% trong tổng số các bệnh liên quan đến xương khớp. Về cơ bản, tình trạng này không ảnh hưởng quá nhiều đến an toàn sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, việc để lâu, không tiến hành điều trị tích cực có thể khiến bệnh trở thành mãn tính, làm hạn chế khả năng vận động cũng như khởi phát một số biến chứng khác bao gồm:

  • Khớp bị biến dạng: Chậm trễ trong hoạt động điều trị có thể khiến vai bị sưng, khớp biến dạng, không thể vận động một cách bình thường được.
  • Tiềm ẩn nguy cơ bị bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất, lúc này chức năng các khớp tại vai bị tổn thương và không thể phục hồi khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ bị bại liệt, tàn phế.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Khi tình trạng đau nhức diễn ra thường xuyên, người bệnh sẽ ở trong trạng thái mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ. Điều này làm trạng thái tinh thần bị bất ổn, mọi hoạt động học tập, làm việc cũng bị xáo trộn.

Nguyên nhân gây viêm khớp vai

Khớp vai thường xuyên phải vận động, va chạm với nhiều thứ nên rất dễ bị tổn thương. Trong đó, có nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp làm khởi phát tình trạng này đòi hỏi người bệnh phải biết rõ để xây dựng được hướng điều trị phù hợp.

Viêm khớp vai khởi phát từ nhiều nguyên nhân, từ tác động vật lý đến bệnh lý
Viêm khớp vai khởi phát từ nhiều nguyên nhân, từ tác động vật lý đến bệnh lý

Theo đó, những nguyên nhân chính gây viêm khớp bả vai là:

  • Thoát vị đĩa đệm cổ: Khi đĩa đệm cổ bị lệch, nhân nhầy sẽ tràn ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh. Nếu tình trạng này diễn biến kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến hệ cấu trúc khớp vai, gây viêm khớp.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Tình trạng này thường xuất hiện ở người cao tuổi, khi các khớp xương bị thoái hóa, sụn bị bào mòn. Điều này là nguyên nhân khiến vùng gáy bị đau nhức, khớp vai bị chèn ép dẫn đến sưng, viêm.
  • Lao xương khớp: Đây không phải bệnh lý xảy ra phổ biến nhưng lại hết sức nguy hiểm. Lao xương khớp xuất hiện khi vi khuẩn tấn công vào xương khớp khiến khớp rò mủ, teo cơ, đau nhức…
  • Ảnh hưởng từ chấn thương: Xương khớp bị chấn thương không được xử lý tốt rất dễ bị viêm nhiễm, đau nhức, nhất là đối với vùng xoay của khớp vai.
  • Thói quen sống hằng ngày: Việc thường xuyên mang vác nặng, khớp vai hoạt động không đúng tư thế cũng là nguyên nhân khiến viêm khớp vai xuất hiện.

Triệu chứng bệnh viêm khớp vai

Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết viêm khớp vai thông qua một số dấu hiệu chính như sau:

  • Khớp vai bị đau nhức, tùy theo tình trạng bệnh mà cơn đau có thể lan rộng sang gáy, lưng hoặc cánh tay.
  • Các cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều về đêm hoặc khi thời tiết trở lạnh.
  • Đau khớp vai kêu lục cục, một số trường hợp có thể bị sưng đỏ, nóng rát.
  • Người bệnh gặp khó khăn khi vận động, ngoài khớp vai việc vận động ở cánh tay cũng bị hạn chế.
  • Ở trường hợp nặng có thể xuất hiện tình trạng tê bì, phần cơ bị co rút và teo nhỏ.
  • Người bệnh mệt mỏi, chán ăn, thường xuyên căng thẳng, một số trường hợp có thể sốt nhẹ.

Cách điều trị viêm khớp vai

Phương pháp điều trị viêm đau khớp vai được xây dựng dựa trên nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh cụ thể. Theo đó, các cách thức điều trị viêm quanh khớp vai được sử dụng phổ biến hiện nay như sau.

Xây dựng hướng điều trị phù hợp nhằm tăng hiệu quả phục hồi tổn thương và loại bỏ nguy cơ phát sinh biến chứng
Xây dựng hướng điều trị phù hợp nhằm tăng hiệu quả phục hồi tổn thương và loại bỏ nguy cơ phát sinh biến chứng

Trị bệnh bằng Tây y

Tây y là một trong các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất nhờ hiệu quả mang lại nhanh chóng. Với viêm khớp vai, người bệnh có thể được chỉ định điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa hướng đến việc dùng thuốc nhằm loại bỏ các triệu chứng của bệnh. Trong đó, các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm khớp vai phổ biến là:

  • Nhóm thuốc giảm đau, điển hình như Acetaminophen, Acetaminophen kết hợp với Codein và Tramadol.
  • Nhóm thuốc chống viêm không chứa Steroid, điển hình như Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib, Piroxicam…
  • Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp, điền hình là Diacerein và Glucosamin Sulfat.
  • Thuốc tiêm tại chỗ Corticoid dùng trong trường hợp đau khớp bả vai đơn thuần.

Lưu ý, thuốc Tây trị viêm khớp tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Tùy vào từng đối tượng, trường hợp cụ thể mà liều dùng sẽ có sự khác biệt vì vậy người bệnh chỉ nên mua và dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa áp dụng với trường hợp bệnh nặng, việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả. Với viêm khớp vai, có 3 phương pháp phẫu thuật phổ biến là cắt bỏ phần khớp vai, mổ nội soi khớp vai và phẫu thuật thay khớp vai. Tuy nhiên, quy trình thực hiện các phương pháp này khá phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy người bệnh cần lựa chọn thực hiện tại đơn vị khám, chữa uy tín.

Trị bệnh bằng bài thuốc dân gian

Ưu điểm của bài thuốc dân gian là sử dụng các nguyên liệu tự nhiên an toàn, tiết kiệm, có thể thực hiện tại nhà và đem lại hiệu quả lâu dài. Một số bài thuốc dân gian trị viêm khớp vai người bệnh có thể sử dụng là:

  • Sử dụng lá lốt: Lá lốt đem rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ rồi đem xao vàng cùng 1 chút muối hạt. Tiếp theo, dùng 1 mảnh vải mỏng bọc lá lốt đã xao vàng rồi đem chườm lên vùng khớp bị đau nhức đến khi lá lốt nguội.
  • Sử dụng gừng tươi: Chuẩn bị 2 củ gừng tươi đã làm sạch rồi cho vào cối giã cùng một chút muối hạt. Trộn đều hỗn hợp trên với giấm ăn sau đó đắp trực tiếp lên khu vực bị đau nhức trong khoảng 25 phút. Thực hiện 1 – 2 lần/ngày để đạt hiệu quả trị bệnh cao.
  • Sử dụng dây đau xương: Chuẩn bị 100g dây đau xương và 1 lít rượu trắng. Tiếp theo, cho các nguyên liệu vào bình thủy tinh ngâm trong khoảng 10 ngày. Người bệnh uống rượu thuốc 5 – 10ml/ngày sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện đáng kể.
Bài thuốc dân gian đảm bảo tính an toàn, tiết kiệm và đem lại hiệu quả lâu dài
Bài thuốc dân gian đảm bảo tính an toàn, tiết kiệm và đem lại hiệu quả lâu dài

Lưu ý, bài thuốc trị viêm khớp vai tại nhà chỉ giúp làm giảm triệu chứng chứ không có khả năng trị bệnh triệt để. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được đánh giá đem lại hiệu quả điều trị cao nhờ việc tác động trực tiếp vào vị trí ổ khớp. Một số phương pháp vật lý trị liệu điển hình giúp cải thiện chứng viêm khớp vai như sau:

  • Bài tập hỗ trợ vận động: Người bệnh được xây dựng một lộ trình tập luyện cụ thể dựa theo tình trạng bệnh. Quá trình tập luyện diễn ra trong suốt giai đoạn điều trị và sau điều trị. Với các đối tượng phẫu thuật, thời gian tập luyện thường kéo dài ít nhất 1 tháng.
  • Sử dụng sóng cao tần: Thông qua sóng cao tần giúp giãn cơ tại chỗ từ đó đưa các khớp về đúng vị trí. Ngoài ra, phương pháp này còn đem lại tác dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết, đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương.

Châm cứu, bấm huyệt

Châm cứu, bấm huyệt là phương pháp trị bệnh theo y học cổ truyền, đã được WHO chứng minh tính hiệu quả. Cụ thể, thông qua việc đả thông kinh mạch, khí huyết, châm cứu bấm huyệt đem lại tác dụng giảm nhanh tình trạng đau nhức và phục hồi các tổn thương từ bên trong.

Để thực hiện, bác sĩ, thầy thuốc sẽ tiến hành thủ thuật châm tả vào huyệt kiên tỉnh, kiên ngưng, thiên tông, tý nhu, cự cốt, vân môn, kiêm trinh, trung phủ và a thị. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp điện châm để tăng hiệu quả giảm đau.

Lưu ý, phương pháp châm cứu bấm huyệt đỏi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao. Việc châm lệch, châm sai vị trí, châm quá sâu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dây thần kinh và tủy sống.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm khớp vai

Chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố nền tảng giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Bởi vậy, không chỉ với viêm khớp vai mà ở bất cứ một bệnh lý nào khác, người bệnh luôn phải xây dựng chế độ ăn khoa học.

Viêm khớp vai nên ăn gì?

Bệnh nhân viêm khớp vai nên bổ sung các dưỡng chất sau:

  • Các loại cá có nhiều omega – 3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ,… giúp tăng hiệu quả kháng viêm, chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương.
  • Gia vị có tính kháng khuẩn, chống viêm cao như tỏi, gừng…
  • Các loại quả hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt chia,… chứa nhiều vitamin, chất xơ, canxi, photpho, kẽm… giúp tăng cường sức khỏe hệ thống xương khớp.
  • Dầu oliu giúp giảm viêm, chống sưng, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất và làm chậm quá trình phá hủy sụn khớp.
  • Các loại rau xanh, hoa quả tươi sở hữu hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cung cấp nền tảng vững chắc cho hoạt động điều trị bệnh
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cung cấp nền tảng vững chắc cho hoạt động điều trị bệnh

Viêm khớp vai không nên ăn gì?

Trong quá trình điều trị viêm khớp vai, người bệnh cũng cần tránh sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Nhóm đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ làm kích thích các phản ứng viêm.
  • Hạn chế sử dụng protein từ thịt đỏ làm kích thích kháng nguyên tấn công vào ổ khớp.
  • Tránh sử dụng nội tạng động vật hoặc các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp.
  • Tránh sử dụng các loại đồ ăn có chữa nhiều gia vị, đặc biệt là đồ ăn nhiều muối.
  • Tránh tuyệt đối việc sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá hoặc các chất kích thích có hại khác.

Viêm khớp vai chữa ở đâu?

Ngoài những nội dung được nêu ở trên thì địa chỉ khám chữa viêm khớp vai uy tín cũng là vấn đề được người bệnh đặc biệt lưu tâm. Bởi, những đơn vị này là nơi quyết định phần lớn hiệu quả điều trị cũng như các quyền lợi khác kèm theo. Do vậy, bài viết xin tiếp tục chia sẻ đến bạn đọc một số cơ sở khám bệnh chất lượng hiện nay.

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh là một trong những bệnh viện đầu não, chuyên khám chữa các bệnh lý về co xương khớp. Tai đây sở hữu đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo tối ưu hiệu quả điều trị. Thông tin chi tiết liên hệ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh như sau:

  • Địa chỉ: Số 929 Đ. Trần Hưng Đạo, P.1, Q. 5, TP. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 0283 923 7007.
Lựa chọn đơn vị khám chữa bệnh uy tín giúp đảm bảo hiệu quả điều trị, mức chi phí và chế độ chăm sóc
Lựa chọn đơn vị khám chữa bệnh uy tín giúp đảm bảo hiệu quả điều trị, mức chi phí và chế độ chăm sóc

Các lưu ý khi mắc viêm khớp vai

Để tăng hiệu quả điều trị cũng như đảm bảo tính an toàn, trong suốt quá trình mắc và điều trị viêm khớp vai, người bệnh cần chú ý:

  • Tránh mang vác, vận động mạnh gây áp lực lên hệ thống khớp vai.
  • Chú ý nằm đúng tư thế, có thể sử dụng các thiết bị bảo hộ nhằm hạn chế các tổn thương, va chạm không đáng có.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.
  • Cần bảo vệ, che chắn và giữ ấm khớp vai mỗi khi ra ngoài.
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, làm việc nghỉ ngời hợp lý kết hợp luyện tập các bài thể dục nhẹ tốt cho sức khỏe xương khớp.
  • Tiến hành tái khám định kỳ nhằm xác định mức độ hồi phục và tiến hành can thiệp, điều chỉnh nếu cần thiết.

Như vậy bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc các thông tin chi tiết liên quan đến bệnh lý viêm khớp vai. Để bảo vệ sức khỏe tối ưu nhất, người bệnh cần tiến hành thăm khám sớm, thực hiện nghiêm túc chỉ định của bác sĩ kết hợp cùng xây dựng một lối sống khoa học.

Array

Câu hỏi thường gặp
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Phản Ứng Có Hết Không

Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Có Nên Tập Thể Dục

Đau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên.  Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không

Việc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...
[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ...
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...
Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top