Trẻ 7 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Xử Lý
Tình trạng trào ngược dạ dày là một hiện tượng rối loạn tiêu hoá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ tiêu hoá chưa phát triển đầy đủ. Nếu cha mẹ lơ là khi trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày thì tình trạng này có thể biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những thông tin cơ bản về tình trạng trào ngược dạ dày cũng như cách xử lý khi trẻ xuất hiện các triệu chứng mà cha mẹ cần lưu ý.
Trào ngược dạ dày là gì? Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có những biểu hiện gì?
Trước hết cha mẹ cần nắm được như thế nào là trào ngược dạ dày và những biểu hiện thường thấy của trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày.
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày là hiện tượng gì?
Hiện tượng trào ngược dạ dày có thể dễ dàng bị bắt gặp ở tất cả độ tuổi, trong đó, trào ngược dạ dày thực quản, hay trào ngược axit dạ dày là bệnh lý liên quan đến tiêu hoá, xảy ra khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày nếu chỉ dừng lại ở vấn đề tiêu hoá nhẹ thì không đáng lo ngại, tuy nhiên, nếu chủ quan có thể phát triển thành bệnh lý và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cá nhân.
Trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi nói riêng và trẻ em nói chung thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc vào ban đêm trong lúc ngủ. Trào ngược dạ dày đi kèm các triệu chứng khác gây khó chịu cho trẻ. Ở trẻ 7 tuổi, hệ tiêu hoá phát triển ổn định hơn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do đó, hiện tượng trào ngược dạ dày hiếm khi xuất hiện hơn hoặc xuất hiện ở mức độ nhẹ hơn.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc cha mẹ có thể chủ quan bởi triệu chứng có thể biến chứng nghiêm trọng thành bệnh lý trào ngược dạ dày nếu không được chăm sóc đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày
Nếu quan sát, cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy bé nhà có những biểu hiện của trào ngược dạ dày hay không. Dưới đây là những biểu hiện thường thấy của tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi mà cha mẹ cần lưu ý:
- Trẻ có hiện tượng biếng ăn, kén ăn, thường xuyên bỏ bữa.
- Trong lúc ăn hoặc sau khi ăn, trẻ thường hay buồn nôn và có biểu hiện nôn trớ.
- Trẻ chán ăn dẫn đến sụt cân, còi xương, chậm phát triển.
- Đau tức ở phần thượng vị, đau rát vùng ngực, thở khò khè kéo dài, ho không dứt trong thời gian dài.
- Trẻ thường xuyên ợ hơi, ợ chua, ợ nóng; trẻ cảm giác khô đắng hoặc chua miệng.
- Xuất hiện hiện tượng bị hôi miệng, vàng răng, sâu răng hoặc mòn răng.
- Trẻ khó ngủ hoặc bị tỉnh giấc vào ban đêm do đau bụng hoặc khó chịu ở vùng bụng kéo dài trong vài giờ đồng hồ.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày thường xuyên do những nguyên nhân sau:
- Hệ tiêu hoá chưa phát triển ổn định: Trẻ đang trong độ tuổi phát triển vì vậy các hoạt động của các cơ quan chưa thực sự ổn định, gây ra những vấn đề rối loạn tiêu hoá đặc biệt là hiện tượng trào ngược dạ dày.
- Ăn quá nhiều trong bữa ăn: Dạ dày bé còn nhỏ nên không thể xử lý lượng thức ăn quá lớn trong một lần. Trẻ ăn quá no vào bữa sáng và bữa tối có thể xuất hiện hiện tượng trào ngược dạ dày.
- Vận động sau khi ăn: Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể do vận động ngay khi ăn xong, gia tăng áp lực cho hoạt động của hệ cơ quan tiêu hoá, từ đó, gia tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày.
- Một số bệnh lý gây ra trào ngược dạ dày: Trẻ mắc một số bệnh lý như thừa cân béo phì, viêm ruột, viêm dạ dày tá tràng, thoát vị cơ hoành dạ dày, hội chứng Down,… cũng thể hiện những triệu chứng của trào ngược dạ dày tá tràng.
Ảnh hưởng của trào ngược dạ dày đối với trẻ 7 tuổi là gì?
Trào ngược dạ dày không phải hiện tượng quá nghiêm trọng, song vẫn cần phải điều trị đúng cách tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Một số biến chứng đáng chú ý mà trào ngược dạ dày có thể gây ra bao gồm:
- Biến chứng liên quan đến hệ tiêu hoá: Trào ngược dạ dày gây rối loạn chức năng và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hoá, từ đó hình thành dẫn đến các bệnh lý dạ dày thực quản như viêm thực quản, nghiêm trọng nhất là barrett thực quản và hẹp thực quản. Các vấn đề thực quản cản trở hoạt động lưu thông thức ăn từ dạ dày đến thực quản gây tình trạng dồn nén ở thực quản. Các bệnh lý thực quản dù ở mức độ nào đều ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và sinh hoạt của trẻ, làm gián đoạn quá trình phát triển của trẻ.
- Bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp: Axit dịch vị có thể gây áp lực lên hoạt động và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan hô hấp hình thành các bệnh lý như ho mãn tính, thở khò khè và hiện tượng khàn giọng. Nghiêm trọng hơn, trào ngược dạ dày gây hẹp đường thở, khiến trẻ khó thở và thậm chí gây ra tình trạng hen suyễn.
- Các bệnh lý tai – mũi – họng: Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể mắc các bệnh lý liên quan đến tai – mũi – họng như viêm xoang, viêm họng, ho khan kéo dài, viêm tai giữa,…
- Chậm lớn hoặc suy dinh dưỡng: Trong độ tuổi đang phát triển nhanh chóng, chứng trào ngược dạ dày có thể làm gián đoạn quá trình phát triển của trẻ. Trẻ 7 tuổi mắc trào ngược dạ dày có thể mắc các rối loạn ăn uống và tiêu hoá như kén ăn, chán ăn, nôn mửa,… Điều này dẫn đến các vấn đề như suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn, chậm phát triển, sụt cân,… ảnh hưởng sức khoẻ và hạn chế quá trình phát triển của trẻ.
Có thể bạn quan tâm: Trào Ngược Dạ Dày Nghẹn Cổ Họng: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện
Các phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi
Khi nghi ngờ bé bị mắc trào ngược dạ dày thực quản, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện và các trung tâm y tế để được chẩn đoán chính xác nhất, từ đó đưa ra những biện pháp cải thiện kịp thời, tránh phát sinh các trường hợp không mong muốn. Những biện pháp chẩn đoán tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ bao gồm:
- Siêu âm: Đây là phương pháp phổ biến và dễ dàng thực hiện. Siêu âm cũng có thể xác định các vấn đề bệnh lý khác liên quan đến hệ tiêu hoá để kịp thời chữa trị.
- Chụp X-quang: Trẻ có thể được chụp X-quang từ sớm để xác định các dị tật bẩm sinh trong đường tiêu hoá nếu có, từ đó dự đoán khả năng xảy ra trào ngược dạ dày.
- Nhân trắc thực quản: Đối với những bệnh nhân trào ngược dạ dày nhẹ hoặc đã điều trị gần khỏi, bác sĩ có thể chỉ định điều trị ngoại trú. Lúc này, nhân trắc thực quản được thực hiện để xác định sức mạnh và sự phối hợp cơ của cơ quan thực quản.
- Nội soi dạ dày: Bên cạnh siêu âm và chụp X-quang, nội soi dạ dày cũng là một xét nghiệm phổ biến. Song xét nghiệm này thường chỉ áp dụng cho các vấn đề nặng và ít khi được áp dụng cho trẻ em bởi bệnh nhân cần được gây mê khi thực hiện nội soi dạ dày. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nội soi dạ dày để xác định vị trí tổn thương, nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của đường ruột, dạ dày và thực quản một cách chính xác.
- Nuốt barium kết hợp chụp X-quang: Để xác định chính xác các vị trí bất thường của hệ tiêu hoá, bác sĩ cũng thực hiện kỹ thuật nuốt barium và chụp X-quang.
- Kiểm tra độ pH thực quản: Nồng độ pH của thực quản được đo bằng một ống thông được lắp ở lỗ mũi để tiến hành đo pH trong 24-48 giờ đồng hồ.
Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và mục đích thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ có thể lựa chọn các kỹ thuật xét nghiệm phù hợp.
Cách phòng ngừa trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày tại nhà
Tình trạng trào ngược dạ dày có thể được phòng ngừa trước bằng những biện pháp sau:
Điều chỉnh bữa ăn và chế độ ăn phù hợp
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của hệ tiêu hoá và sức khoẻ của hệ cơ quan trong đó. Vì vậy, cha mẹ có thể điều chỉnh khẩu phần ăn, thực phẩm được dùng trong bữa ăn của trẻ để hạn chế khả năng trẻ gặp các vấn đề rối loạn tiêu hoá như trào ngược dạ dày. Những điều cha mẹ cần lưu ý trong bữa ăn của trẻ bao gồm:
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ: Cha mẹ có thể chia bữa ăn thành các bữa phụ với lượng thức ăn phù hợp để tránh trẻ ăn quá no trong một bữa và hạn chế áp lực lên hoạt động co bóp của dạ dày. Thời gian giữa các bữa ăn cách nhau khoảng 2-3 tiếng.
- Hạn chế thực phẩm khó tiêu: Cha mẹ hạn chế cho trẻ ăn những loại đồ ăn khó tiêu như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, nhiều gia vị, đồ ngọt, đồ uống có ga, đồ uống có cồn,…
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho tiêu hoá: Bữa ăn của trẻ nên kết hợp các thực phẩm dễ tiêu, giàu chất xơ, vitamin và tốt cho hệ tiêu hoá, đường ruột như ngũ cốc, yến mạch, bánh mỳ, các loại rau xanh, sữa chua,…
Rèn luyện các thói quen nghỉ ngơi hợp lý
Bên cạnh ăn uống, trẻ đang trong giai đoạn phát triển cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Điều chỉnh thời gian cân bằng giữa nghỉ ngơi và hoạt động là một biện pháp phòng tránh và cải thiện vấn đề trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày. Về chế độ nghỉ ngơi, cha mẹ cần lưu ý:
- Đảm bảo thời gian ngủ đúng giờ và đảm bảo đủ số giờ ngủ: Trẻ nên được tập thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Thời gian ngủ lý tưởng là 8 tiếng đồng hồ và cách bữa tối ít nhất 3 tiếng đồng hồ để dạ dày và thực quản có đủ thời gian hoạt động tiêu hoá thức ăn, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ.
- Kê gối cao khi ngủ: Điều này duy trì vị trí thực quản cao hơn so với dạ dày, hạn chế tình trạng axit dạ dày trào ngược lên trong khi ngủ.
- Khuyến khích vận động nhẹ nhàng: Không nên để trẻ nằm hay ngồi một chỗ quá lâu sau khi ăn, cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động nhẹ như đi dạo sau khoảng 30 phút sau khi ăn.
Củng cố các thói quen vận động tốt
Bên cạnh ăn uống và nghỉ ngơi, trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày cần có một thói quen vận động phù hợp để cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Dưới đây là những điều cha mẹ cần lưu ý khi rèn luyện thói quen vận động cho trẻ:
- Tăng cường vận động thể chất cho trẻ: Cha mẹ có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất như bơi lội, các môn thể thao,… Điều này vừa gia tăng quá trình trao đổi chất và tiêu hoá ở trẻ, thúc đẩy sự phát triển của trẻ, đồng thời, hạn chế nguy cơ thừa cân béo phì – một trong những bệnh lý liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản.
- Không hoạt động trong và ngay sau khi ăn: Trẻ 7 tuổi thường hiếu động và khó có thể ngừng hoạt động, ngay cả khi ăn. Cha mẹ nên điều chỉnh thói quen ngồi yên một chỗ khi ăn cho trẻ, đồng thời, hạn chế việc trẻ vận động mạnh sau khi ăn, tránh gia tăng áp lực đến hoạt động của hệ tiêu hoá.
Lối sống và thói quen hàng ngày đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nói chung và vấn đề trào ngược dạ dày nói riêng. Cha mẹ có trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày cần lưu ý những thói quen tốt và rèn luyện những thói quen này ở trẻ.
Các phương pháp chăm sóc phù hợp cho trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày
Bên cạnh điều chỉnh thói quen, việc điều trị can thiệp sớm có thể giải quyết hoàn toàn vấn đề trào ngược dạ dày ở trẻ. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi điều trị chứng trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi tại nhà:
Cải thiện trào ngược dạ dày bằng các mẹo dân gian
Mẹo dân gian, trong đó sử dụng một số thực phẩm lành tính và có hiệu quả cao trong cải thiện các biểu hiện của trào ngược dạ dày mà cha mẹ có thể tham khảo như:
- Nghệ tươi: Nghệ là một thành phần quen thuộc và dễ kiếm. Trong nhiều bài thuốc đông y điều trị trào ngược dạ dày đều có sự xuất hiện của nghệ. Nghệ có thành phần Curcumin, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm loét niêm mạc dạ dày và ức chế các cơn trào ngược hiệu quả. Hoà tan bột nghệ tươi với mật ong và cho trẻ uống thường xuyên có thể cải thiện chức năng tiêu hoá và tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hoá ở trẻ.
- Trà gừng: Gừng có tác dụng trung hoà axit dịch vị dạ dày, đồng thời điều tiết hoạt động co bóp tiết dịch vị dạ dày và hạn chế hiện tượng dạ dày tiết quá nhiều dịch vị, gây trào ngược dạ dày. Trà gừng cũng được sử dụng để điều trị các vấn đề khác như cảm sốt, ho khan,…từ đó gia tăng sức đề kháng đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Sữa chua: Sữa chua là thực phẩm được khuyên dùng với trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày. Sữa chua chứa các thành phần lợi khuẩn tự nhiên bảo vệ các cơ quan nội tạng và tăng cường hoạt động tiêu hoá.
Lưu ý: Những phương pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị được đưa ra ở trên chỉ mang tính tham khảo. Khi nhận thấy con trẻ có những biểu hiện của trào ngược dạ dày, cha mẹ cần đưa con đến ngay bệnh viện và các trung tâm y tế để được chẩn đoán chính xác và kịp thời nhất.
Sử dụng thuốc Tây điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi
Đa số trường hợp trào ngược dạ dày, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị can thiệp bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, việc điều trị bằng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ cũng như cần đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt liều lượng, nhằm hạn chế các vấn đề không mong muốn phát sinh. Một số nhóm thuốc có thể được kê với trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể kể đến:
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton: Quá trình bơm proton làm gia tăng axit dịch vị dạ dày và có thể dẫn đến trào ngược dạ dày. Các loại thuốc ức chế bơm proton hạn chế bơm proton, từ đó hạn chế hình thành axit dịch vị dạ dày tránh tình trạng dư thừa axit dịch vị.
- Nhóm thuốc ức chế H2: Histamin, hay H2, là hormone hình thành axit dịch vị dạ dày. Nhóm thuốc hạn chế H2 có tác dụng ngăn ngừa trào ngược dạ dày bằng cách kiềm chế quá trình sản sinh axit.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc khác cũng được sử dụng nhằm vào cải thiện các biểu hiện của trào ngược dạ dày như thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống buồn nôn, thuốc nhuận tràng,… cũng được các bác sĩ chỉ định kèm theo các nhóm thuốc trên để đạt được hiệu quả điều trị.
Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày với trường hợp nặng
Đối với các trường hợp trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày nghiêm trọng, làm phẫu thuật là biện pháp cần thiết để điều trị dứt điểm. Những trường hợp trào ngược có thể được chỉ định phẫu thuật bởi các chuyên gia y tế như: trẻ sụt cân, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, trẻ không thể ăn, bị nôn ói nhiều, trẻ bị khó thở hoặc biến chứng thành các bệnh lý hô hấp do trào ngược dạ dày.
Hiện nay, kỹ thuật phẫu thuật trào ngược dạ dày đã phát triển hơn so với trước kia. Các bác sĩ không cần thiết phải mổ phanh như phương pháp truyền thống, mà có thể thực hiện tiểu phẫu với kỹ thuật nội soi. Điều này giảm bớt rủi ro trong y tế, hạn chế tổn thương các phần khác của cơ thể và đẩy nhanh quá trình phục hồi ở bệnh nhân.
Các bác sĩ sẽ thực hiện các quy trình xét nghiệm và gây mê trước khi tiến hành phẫu thuật. Nội soi dạ dày được thực hiện bằng cách rạch một đường nhỏ ở phần bụng của trẻ, đủ để đưa một ống nội soi vào cơ thể, tiếp cận các vị trí thương tổn trên dạ dày. Đầu ống nội soi được đưa vào cơ thể có trang bị một camera y tế siêu nhỏ, cho phép các bác sĩ nhìn rõ vết thương bên trong và thực hiện các thao tác một cách chính xác nhất.
Trào ngược dạ dày là hiện tượng phổ biến, song không có nghĩa là cha mẹ có thể chủ quan khi con trẻ có những biểu hiện trào ngược. Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển và các hoạt động học tập, sinh hoạt khác trong cuộc sống. Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, cha mẹ nên đưa con đến khám trực tiếp tại bệnh viện để được tư vấn, hướng dẫn can thiệp đúng đắn và kịp thời.
ArrayĐọc thêm: Gợi Ý 7 Mẹo Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!