Nổi Mề Đay Ở Mặt

Nổi mề đay trên mặt là một dạng bệnh da liễu phổ biến, có thể xuất hiện do dị ứng, côn trùng cắn hoặc thay đổi thời tiết… Mặc dù không nguy hiểm, nhưng nó gây ngứa ngáy, khó chịu và tự ti trong giao tiếp. Vậy, nguyên nhân dẫn mề đay ở mặt là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn.

Nổi mề đay ở mặt là bệnh gì?

Nổi mề đay ở mặt là bệnh lý khá phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Đây một dạng phản ứng tự nhiên của cơ thể khi phải tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng da. Triệu chứng điển hình là xuất hiện đốm đỏ, mặt sưng phù và có cảm giác ngứa ngáy, châm chích. Từ đó, làm người bệnh khó chịu, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nếu người bệnh chăm sóc và điều trị không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm
Nếu người bệnh chăm sóc và điều trị không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Tình trạng này có thể chấm dứt trong vài giờ hoặc vài ngày nhưng việc chăm sóc và điều trị không đúng cách có thể dẫn đến bệnh mề đay mãn tính và gây ra những biến chứng như:

  • Bội nhiễm: Cảm giác ngứa ngáy châm chích kích thích người bệnh muốn gãi nhiều hơn. Nhưng càng gãi, các vết thương càng nghiêm trọng và lan rộng. Thậm chí, khiến da bị tổn thương, nhiễm trùng, lở loét, tăng nguy cơ để lại sẹo, vết thâm..
  • Viêm kết mạc dị ứng: Khi bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến vùng da quanh mắt làm tăng nguy cơ bị viêm kết mạc dị ứng.
  • Biến chứng phù mạch:  Khi có biến chứng phù mạch thì các bộ phận như mắt, lưỡi, miệng, môi có biểu hiện sưng đau, bỏng rát. Thậm chí, người bệnh có thể bị khó thở, nóng sốt, tức ngực do bị mề đay xâm nhập làm rối loạn đường hô hấp.

Do vậy, khi mới phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da, người bệnh cần tìm đi khám bác sĩ và có phương pháp chữa trị kịp thời.

 Nguyên nhân nổi mề đay ở mặt

Theo nhận định từ các chuyên gia y tế, bệnh nổi mề đay ở mặt có thể xuất hiện bởi các nguyên nhân sau:

  • Do tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời: Tia UV có trong ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân khiến da bị cháy nắng, lão hóa sớm thậm chí là sừng quang hóa, ung thư da. Do đó, trước khi ra đường người bệnh cần che chắn, đội mũ áo cẩn thận để tránh mắc bệnh mề đay, ngứa da.
  • Do bị côn trùng cắn: Một vài loại côn trùng có thể gây ra những vết thương trên da như: Sâu bọ, kiến ba khoang, ong, muỗi,… Chính vì vậy, người bệnh cần vệ sinh chỗ ở sạch sẽ, thoáng mát để ngăn ngừa sự xuất hiện của các loại côn trùng này.
  • Thay đổi thời tiết: Với những người có làn da nhạy cảm, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại dễ khiến làn da bị dị ứng, nổi mề đay.
  • Do da quá khô: Khi da không được cung cấp đủ nước, độ ẩm và dưỡng chất sẽ làm ảnh hưởng đến lớp màng lipit. Điều đó khiến da trở lên mẫn cảm hơn, dễ bị vi khuẩn, nấm mốc tấn công.
  • Dị ứng với thuốc Tây y: Một trong những tác dụng phụ của thuốc Tây y chính là gây nổi nốt ngứa, mẩn đỏ trên da… Đó có thể là các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh như: Aspirin, Sulfa, Penicillin,…
  • Dị ứng thực phẩm: Nhiều người bị bệnh mề đay do dị ứng với thực phẩm giàu đạm, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, hải sản, đậu phộng..
  • Dị ứng với mỹ phẩm: Những dòng sản phẩm chăm sóc da thường chứa nhiều hóa chất, paraben, dầu khoáng, chì và có độ pH cao. Nếu người dùng không lựa chọn được sản phẩm phù hợp hay gặp hàng giả, hàng kém chất lượng thì sẽ làm tổn thương da. Cụ thể là làm phá vỡ môi trường tự nhiên trên da, làm mỏng và mài mòn da khiến da dễ nổi mụn, nốt đỏ, ngứa…

Ngoài ra, phấn hoa, lông động vật hay môi trường ô nhiễm nhiều bụi bẩn cũng có thể khiến làn da bị kích ứng, nổi mề đay. Với những trường hợp này, triệu chứng bệnh còn lây ra các vùng khác trên cơ thể như cổ, thân, tay, chân…

Triệu chứng nhận biết bệnh

Nổi mề đay ở mặt cũng giống như nhiều bệnh mề đay khác, đó là đều có triệu chứng tổn thương da mà người bệnh có thể dễ dàng phát hiện như:

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là những nốt mẩn đỏ, li ti, nổi trên cả khuôn mặt
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là những nốt mẩn đỏ, li ti, nổi trên cả khuôn mặt
  • Xuất hiện các nốt ngứa, đỏ li ti, có kích thước không đều nổi trên khắp khuôn mặt.
  • Vùng da mặt đỏ ửng, nóng rát, hơi sưng gây cảm giác châm chích dữ dội, ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.
  • Da thiếu nước nên dễ bị nứt nẻ, bong tróc và xuất hiện những mụn nước nhỏ.
  • Các nốt phát ban, mề đay, ngứa ngáy có thể lan xuống vùng cổ, vai..
  • Miệng, tai và mắt bị sưng đỏ.
  • Một số trường hợp nặng gây sốt nhẹ, khó thở, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa..

Khi gặp các biểu hiện trên, người bệnh nên xác định rõ nguyên nhân và đưa ra phương án xử lý kịp thời. Nếu tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng, khó điều trị cần đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế gần nhất để điều trị, tránh gặp phải các biến chứng nặng hơn.

Các phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh nổi mề đay ở mặt. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo những người có chuyên môn để lựa chọn được phương pháp phù hợp và tốt nhất cho bản thân.

 Chữa nổi mề đay ở mặt bằng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y để chữa bệnh nổi mề đay ở mặt là một cách làm được nhiều người tin dùng. Bởi nó có tác dụng nhanh chóng, hiệu quả, dễ sử dụng.

Dùng thuốc Tây y chữa nổi mề đay ở mặt là phương pháp được nhiều người tin dùng
Dùng thuốc Tây y chữa nổi mề đay ở mặt là phương pháp được nhiều người tin dùng

Một số loại thuốc Tây thường dùng để điều trị mề đay là:

  • Thuốc kháng histamin H1: Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện thuốc kháng Histamin H1 thế hệ II khắc phục hạn chế gây buồn ngủ của thuốc thế hệ I. Đó là các loại thuốc Fexofenadine, cetirizine, loratadine hay clemastine…
  • Dùng thuốc bôi chứa corticoid: Corticoid là hoạt chất chống dị ứng, chống viêm thường được các bác sĩ chỉ định cho những người viêm da cơ địa, mề đay mãn tính. Tuy nhiên, các thành phần trong loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi,… Do đó người bệnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, sử dụng đúng liều lượng đã được kê.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Nếu người bệnh dùng các loại thuốc trên mà không thu được kết quả như ý thì có thể sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như: Cyclosporine, Mycophenolate hay Tacrolimus nhằm đẩy lùi các triệu chứng nổi mề đay.
  • Thuốc sát trùng dạng bôi: Loại thuốc này thường chứa kẽm, fusidic hay salicylic axit có tác dụng giảm ngứa, mát da, ngăn chặn tình trạng bội nhiễm.

Chú ý, khi dùng các loại thuốc bôi cần tránh xa vùng miệng, mắt, mũi để tránh gây tổn thương lên các vùng đó. Nếu trong quá trình dùng thuốc thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào thì ngay lập tức dừng thuốc và đi hỏi ý kiến bác sĩ.

Dùng mẹo dân gian chữa nổi mề đay ở mặt

Những trường hợp bệnh mới khởi phát ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị bằng mẹo dân gian. Đây là phương pháp chữa bệnh an toàn, giúp tiết kiệm. Đặc biệt, nếu người bệnh hợp thuốc kết hợp kiêng khem nghiêm ngặt thì sẽ sớm đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nổi mề đay vào ban đêm.

[pr_middle_post]

Dùng mẹo dân gian để chữa bệnh nổi mề đay ở mặt là biện pháp an toàn, tiết kiệm và hiệu quả cao
Dùng mẹo dân gian để chữa bệnh nổi mề đay ở mặt là biện pháp an toàn, tiết kiệm và hiệu quả cao

Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa mề đay tại nhà, bạn có thể tham khảo:

  • Dùng nha đam điều trị dị ứng mề đay trên mặt: Nha đam không những có tác dụng làm đẹp da, trị mụn mà nó còn chứa nhiều dưỡng chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn, dưỡng ẩm. Các thành phần bao gồm: Glycosid, aloezin, anthraquinon cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác.
  • Lá khế: Lá khế giúp kháng viêm, kháng khuẩn, đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể và làm dịu các vùng da đang bị sưng đỏ. Đem một nắm lá khế tươi đi rửa sạch rồi đun cùng 2 lít nước. Đợi nước nguội rồi rửa vùng da bị mề đay.
  • Lá kinh giới: Theo quan điểm của y học cổ truyền, lá kinh giới có vị cay ấm, thuộc kinh phế can có tác dụng giảm ngứa, điều trị các triệu chứng của bệnh nồi mề đay.
  • Lá chè xanh: Trong lá chè chứa nhiều hoạt chất như flavonoud, tanin, vitamin … có khả năng thanh nhiệt, giải độc, mát da.. Người bệnh có thể đun lá chè rồi tắm hằng ngày. Duy trì đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  • Lá bạc hà: Đây là bài thuốc dân gian phổ biến chữa bệnh mề đay. Theo nghiên cứu, lá bạc hà chứa nhiều limonen, camphen, mentol… có tác dụng giúp giảm viêm, kháng khuẩn rất tốt. Với nguyên liệu này, bạn chỉ cần giã nát rồi đắp lên vùng da bị ngứa. Chỉ cần vài lần thực hiện là có thể thu được kết quả như ý.
  • Nước muối sinh lý 0,9%: Nước muối sinh lý giúp rửa vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng và làm dịu ra. Người bệnh có thể thấm một ít nước muối lên bông gạc rồi xoa vào vùng da bị ngứa từ 5-10 phút.

Khám chữa bệnh mề đay ở đâu uy tín?

Người bệnh bị nổi mề đay ở mặt có thể tới khám bệnh tại những cơ sở sau:

  • Bệnh viện Bạch Mai: Nếu có ý định khám chữa mề đay tại bệnh viện này, bạn có thể đến Trung tâm dị ứng – Miễn dịch lâm sàng của Bệnh viện Bạch Mai. Nơi đây có các dịch vụ thăm khám, tư vấn và chữa trị các bệnh lý liên quan đến da liễu như: Mề đay, chàm, dị ứng, lupus ban đỏ,… Địa chỉ: Nhà A2, A4 Tầng 2 – Khu A Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Da liễu Hà Nội: Sở hữu đội ngũ y bác sĩ và các chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ, Viện da liễu được xem là lựa chọn hàng đầu của người bệnh bị mề đay mẩn ngứa. Địa chỉ: 79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội.

Một số lời khuyên giúp phòng ngừa bệnh nổi mề đay ở mặt

Một trong những lý do khiến tình trạng bệnh nổi mề đay ở mặt nghiêm trọng, dễ tái phát hơn là do người bệnh không biết cách chăm sóc da đúng cách. Chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Rửa mặt 2 lần/ ngày bằng nước sạch và sữa rửa mặt có độ pH thấp, lành tính và dịu da.
  • Cung cấp đầy đủ độ ẩm, dưỡng chất cho da bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả hoặc sử dụng các dòng mỹ phẩm uy tín, chất lượng.
  • Tránh để da tiếp xúc với bụi bẩn, không khí ô nhiễm hay ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, cũng cần tránh xa các tác nhân có thể gây ra dị ứng khác như: Lông động vật, phấn hoa, hải sản…
  • Không cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương để tránh nhiễm trùng, rách da..
  • Nếu đang bị bệnh thì nên hạn chế trang điểm, sử dụng mỹ phẩm, nhất là những người có làn da nhạy cảm.
  • Đi ngủ sớm, đủ giấc để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng, cung cấp dinh dưỡng làm đẹp da, khỏe da.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để có một sức khỏe, hệ miễn dịch tốt nhất, chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Dùng kem chống nắng kết hợp che chắn kĩ càng trước khi ra đường. Nên dùng các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc tự nhiên.
  • Không lạm dụng các bài thuốc Đông, Tây y để điều trị khi chưa có sự đồng ý của các bác sĩ, thầy thuốc.

Bệnh nổi mề đay ở mặt là bệnh da liễu không hiếm gặp và có thể chữa khỏi nếu dùng đúng cách. Tốt nhất, bạn đọc nên giữ môi trường sống xanh sạch, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để tránh gặp phải những rắc rối mà căn bệnh này gây ra.

Câu hỏi thường gặp
Bệnh Phong Ngứa Có Lây Không

Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mãn tính, gây ra do vi trùng phong. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện - điều trị sớm có thể để lại di chứng hoặc tàn tật suốt đời. Vì thế, nhiều người thường cảm thấy lo lắng và sợ tiếp xúc với những người mắc bệnh lý này. Vậy trên thực tế, bệnh phong có lây hay di truyền không, làm sao để điều trị bệnh hiệu quả?  Bệnh phong ngứa có lây không? Có chữa được không? Thắc mắc “bệnh phong ngứa có lây không, có di...

Xem chi tiết
Trẻ Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Hết

Trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết được nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi con trẻ không may mắc bệnh lý này. Mề đay là bệnh da liễu phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên thường phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Để giải đáp cho vấn đề trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102. Trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết? Nổi mề đay ở trẻ là tình trạng mao mạch dưới da, niêm mạc phản...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không

Theo dân gian cho rằng, khi bị nổi mề đay cần tránh gió và không nên nằm quạt. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này để đưa ra câu trả lời chính xác. Vậy, nổi mề đay có kiêng gió không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết này từ các chuyên gia về bệnh mề đay. Nổi mề đay có kiêng gió không? Nổi mề đay là tình trạng mao mạch trên da phản ứng với các yếu tố gây phù cấp, mãn tính ở trung bì. Triệu chứng...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay Có Được Nằm Quạt Không

Nổi mề đay là một vấn đề da liễu, gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho người bệnh. Để có thể chấm dứt tình trạng này, người bệnh sẽ cần phải kiêng khem nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Vậy nếu vào mùa hè nóng bức, người bệnh nổi mề đay có được nằm quạt không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, để xem liệu việc nằm quạt có thể gây tác động gì tới tình trạng nổi mề đay hay không. Tư vấn nổi mề đay có được nằm quạt...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay Kiêng Gì

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc, việc tuân thủ các quy tắc sinh hoạt và kiêng cữ trong ăn uống là rất quan trọng để chữa bệnh mề đay và ngăn ngừa sự tái phát. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi người ta tìm kiếm thông tin về "nổi mề đay kiêng gì để khỏi bệnh?" Bài viết này sẽ cung cấp ý kiến chính xác từ chuyên gia da liễu. Nổi mề đay kiêng gì để khỏi bệnh? Mề đay là bệnh lý ngoài da rất phổ biến, triệu chứng đặc trưng là các nốt đỏ...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng

NSƯT Thanh Hiền chữa khỏi nổi mề đay mãn tính tại Nhất Nam Y Viện

“Tôi đã từng có những ngày tháng khổ sở vì căn bệnh mề đay mẩn ngứa. Nhiều đêm mất ngủ...

XUA TAN nỗi lo Dị ứng thời tiết nổi mề đay với liệu trình 3...

Hiện nay, liệu trình xử lý dị ứng thời tiết, nổi mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang là...
Nhất Nam Y Viện là đơn vị trị bệnh đau dạ dày uy tín hiện nay

Nhất Nam Y Viện chữa mề đay hiệu quả không?

Nhất Nam Y Viện là một trong những địa chỉ khám chữa mề đay mẩn ngứa tin cậy của nhiều...

Phác Đồ ĐẶC TRỊ Mề Đay 3 TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN Của Nhất Nam Y...

Hiện nay, phác đồ đặc trị mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang của Tổ hợp Y tế Cổ...

Giải đáp thắc mắc thường gặp trong khám chữa mề đay, phong ngứa tại Nhất...

Chữa nổi mề đay tại Nhất Nam Y Viện bao lâu thì khỏi, chi phí ra sao, những ai nên...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top