Công dụng của lá lốt chữa đau khớp ai cũng nên biết!

Lá lốt là loại cây đặc biệt quen thuộc với hầu hết tất cả mọi người. Không chỉ được sử dụng nhiều trong các món ăn thường ngày, lá lốt còn được đông y học cổ truyền nhận định là một loại thảo dược chữa bệnh hữu hiệu. Công dụng của lá lốt chữa đau khớp được phát hiện và ứng dụng từ lâu, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến và tin tưởng vào phương pháp này.

Công dụng của lá lốt chữa đau khớp có thực sự hiệu quả?

Lá lốt là loại cây phát triển quanh năm, lá cây thường được dùng trong chế biến các món ăn; rễ, thâm và hoa lại được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian, đông y giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý mạn tính. Lá lốt có tính cay, vị ấm, quy vào gan, tỳ, vị. Đông y cũng đã nhận định, lá lốt có các công dụng điển hình như: Giải hàn, giảm đau, ôn trung, ha khí,…

Y học hiện đại cũng đã có nghiên cứu về thành phần trong lá lốt và có phát hiện ra những hoạt chất có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên. Do vậy, việc sử dụng lá lốt trong chữa viêm đau khớp là hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Lá lốt là bài thuốc chữa viêm đau khớp được nhiều người biết đến
Lá lốt là bài thuốc chữa viêm đau khớp được nhiều người biết đến

Sử dụng lá lốt chữa viêm đau khớp như thế nào?

Với mỗi phương thuốc, việc áp dụng đúng cách là bước đầu giúp nâng cao hiệu quả. Nguyên liệu có tốt đến đâu mà dùng không đúng cách thì kết quả vẫn không thể như mong muốn. Để tránh sai lầm này xảy ra, dưới đây là một số cách chữa viêm khớp bằng lá lốt bạn đọc không thể bỏ qua.

Nước đun lá lốt chữa viêm khớp

Cách này được áp dụng phổ biến nhất vì không tốn nhiều thời gian, một lần sơ chế lá khô có thể cất đi và sử dụng trong nhiều ngày. Hơn nữa, nước đun lá lốt không quá khó uống như một số loại thuốc Đông y khác nên người dùng có thể sử dụng hàng ngày.

Chuẩn bị: Lá lốt tươi.

Thực hiện:

  • Chọn loại lá lốt ở mức độ vừa phải, không quá già, không quá non là tốt nhất.
  • Đem rửa sạch lá lốt. Thông thường loại lá này mọc ở những vùng ẩm thấp nên rất bẩn, nhất là ở vùng kẽ lá. Nên đặc biệt chú ý rửa lá thật kỹ. Sau khi rửa ngâm với nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút.
  • Vớt ra để ráo nước và mang lá lốt đi phơi. Nên phơi lá trong bóng râm đến khi khô hoàn toàn.
  • Để lá nguội rồi cho vào túi bóng buộc chặt. Mỗi lần dùng lấy một nắm lá là được.
  • Cho lá vào nồi cùng 1 lượng nước vừa ngang mặt lá, đun đến khi nước cạn còn 1 nửa.
  • Lọc bỏ bã, phần nước dùng uống hết trong ngày.
  • Duy trì uống liên tục mỗi ngày, trong khoảng 10 – 14 ngày.

Lưu ý: Ngoài cách đem phơi có thể sao vàng lá lốt rồi đem đi hạ thổ rồi sắc nước uống.

Xem thêm: 12 bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp cực dễ áp dụng tại nhà

Nên uống nước lá lốt sau bữa ăn là tốt nhất
Nên uống nước lá lốt sau bữa ăn là tốt nhất

Bài thuốc với lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớp

Lá lốt ngoài cách sử dụng độc lập có thể dùng kết hợp với các nguyên liệu khác để gia tăng công dụng. Sau đây là một số bài thuốc có thể tham khảo:

  • Bài thuốc số 1: Lá lốt, bưởi cung, cỏ xước, vòi voi.
  • Bài thuốc số 2: Lá lốt, sơn thục, quyết gai.
  • Bài thuốc số 3: Lá lốt, ba tiêu, đơn gốc hạc, ngưu tất nam, bạch phấn đằng, rễ quýt rừng.
  • Bài thuốc số 4: Lá lốt, tầm gửi dâu, sâm nam.
  • Bài thuốc số 5: Lá lốt, cà vạnh, cây chó đẻ hoa vàng, rễ cây si, ngưu tất nam, lông culi, rễ quýt rừng.

Các bài thuốc đều sử dụng sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nên uống hết thuốc trong ngày, không để sang ngày hôm sau để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lá lốt chườm giảm đau

Đây là cách giảm đau nhanh nhất vì có hiệu quả ngay tại vùng bị viêm khớp. Khi các hoạt chất kháng viêm trong lá lốt thẩm thấu vào da sẽ giúp nhanh chóng làm dịu cơn đau. Do vậy, cách này thường được áp dụng khi có cơn đau bất chợt.

Chuẩn bị: Lá lốt tươi, muối trắng.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt, cho vào cối giã nát cùng một thìa nhỏ muối trắng.
  • Dùng một miếng vải mỏng, cho hỗn hợp lá lốt vào rồi dùng đắp lên vùng khớp bị đau trong khoảng 30 phút.

Bài thuốc đắp này có thể mang lại hiệu quả với viêm đau khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp. Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu ý không nên đắp tại những vùng da có vết thương hở. Nếu một ngày sử dụng nhiều lần nên cách nhau khoảng  3 – 4 tiếng đồng hồ.

Đem thái nhỏ rồi giã nát để các giải phóng các tinh dầu giúp giảm đau trong lá lốt
Đem thái nhỏ rồi giã nát để các giải phóng các tinh dầu giúp giảm đau trong lá lốt

Ngâm tay, chân trong nước lá lốt

Như đã biết, lá lốt có công dụng tán hàn, do vậy nếu dùng nước lá lốt để ngâm chân sẽ giúp giảm đau do viêm khớp rất hiệu quả.

Chuẩn bị: Lá lốt tươi, muối hạt.

Thực hiện:

  • Sơ chế sạch lá lốt, cho vào nồi đun cùng khoảng 2 lít nước.
  • Khi nước sôi cho thêm muối vào đun thêm 5 phút.
  • Để nguội nước đun rồi dùng ngâm tay, chân khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Phương pháp này không phù hợp cho những đối tượng bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch, người có tiền sử tiểu đường và phụ nữ có bầu.

Cây lá lốt chữa bệnh khớp với bài thuốc ngâm rượu

Rất nhiều bài thuốc giảm đau xương khớp sử dụng rượu và khi kết hợp rượu với lá lốt cũng mang lại những hiệu quả giảm đau nhất định.

Chuẩn bị: Cây lá lốt gồm cả thân và rễ, rượu trắng 40 độ.

Thực hiện:

  • Rửa sạch cây lá lốt rồi đem thái khúc nhỏ bằng ngón tay, đem phơi khô hoàn toàn.
  • Dùng toàn bộ phần cây đã phơi cho vào hũ thủy tinh, đổ ngập rượu trắng, đóng kín nắp và đem ngâm trong vòng 30 ngày.
  • Sau 30 ngày lấy ra dùng, dùng thoa ở vùng bị đau nhức. Khi có cơn đau thì dùng thoa hoặc mỗi ngày dùng 2 – 3 lần.

Lưu ý: Một số làn da nhạy cảm sẽ bị kích ứng đỏ khi dùng rượu nồng độ cao. Nếu có hiện tượng này xảy ra nên dừng sử dụng.

Rượu lá lốt chữa viêm đau khớp
Rượu lá lốt chữa viêm đau khớp

Xông hơi với lá lốt chữa khớp

Đây cũng là một cách giúp tán hàn đồng thời có thể sử dụng nhằm giải cảm, giảm viêm xoang do nhiễm hàn. Tuy nhiên, phương pháp này nên có sự kết hợp giữa lá lốt và nhiều loại cây khác để mang lại hiệu quả nhất định.

Chuẩn bị: Lá lốt, quế chi, cây xấu hổ, lá long não, hoắc hương, đơn tướng quân, lá tía tô, chó đẻ hoa vàng, ngải cứu.

Thực hiện:

  • Sơ chế sạch tất cả các nguyên liệu.
  • Dùng một nồi lớn cho các nguyên liệu vào đun cùng khoảng 3 lít nước
  • Khi nước sôi già thì dùng một chiếc khăn dày, trùm kín người rồi ngồi xông khoảng 15 phút. Nên mặc quần áo thoải mái nhất có thể khi xông.
  • Mỗi tuần có thể áp dụng xông hơi 2 – 3 lần.

Nấu các món ăn từ lá lốt chữa đau nhức xương khớp

Như đã đề cập từ đầu, lá lốt có thể sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn ngon. Vừa giúp đa dạng bữa ăn hàng ngày, lại có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh nhất định, tại sao chúng ta không thử. Tùy theo khẩu vị mỗi gia đình, bạn đọc có thể tham khảo một vài món ăn từ lá lốt sau đây:

  • Bò xào lá lốt: Lá lốt rửa sạch thái nhỏ; thịt bò thái mỏng ướp gia vị khoảng 20 – 30 phút. Cho tỏi vào phi thơm, đảo nhanh thịt bò, khi thịt vừa tái chín thì cho lá lốt vào. Nêm nếm thêm gia vị nếu cần rồi cho ra đĩa thưởng thức.
  • Chả lá lốt thịt băm: Thịt heo rửa sạch, cắt miếng nhỏ, cho vào máy xay xay nhuyễn. Trộn thịt xay với hành tím băm, lòng đỏ trứng, hạt tiêu xay, một ít lá lốt băm nhuyễn. Cuộn thịt vào lá lốt rồi đem chiên trên chảo nóng.
  • Trứng rán lá lốt: Lá lốt rửa sạch, băm nhỏ trộn với trứng và hành tím băm đánh tan. Cho lên chảo chiên như bình thường.

Có rất nhiều món ăn có thể chế biến từ lá lốt, tuy nhiên người bệnh không nên ăn hàng ngày. Nên sử dụng lá lốt với liều lượng vừa phải, 2 – 3 ngày quay lại sử dụng 1 lần là tốt nhất.

Luân phiên các món từ chả lá lốt để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất
Luân phiên các món từ chả lá lốt để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất

Lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa đau khớp

Lá lốt thực sự có hiệu quả trong chữa trị viêm đau khớp, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này cũng cần một số những lưu ý như sau:

  • Người bị nóng trong, rêu lưỡi đỏ, khô môi không nên sử dụng lá lốt.
  • Người mắc bệnh đau dạ dày, táo bón, nhiệt miệng chỉ nên sử dụng bài thuốc đắp ngoài với lá lốt, không nên uống hay ăn lá lốt để tránh tình trạng bệnh nặng nề hơn.
  • Không nên lạm dụng ăn quá nhiều lá lốt. Một số cơ địa sẽ có dấu hiệu nôn mửa, choáng váng khi sử dụng quá nhiều loại lá này. Liều lượng khuyến cáo tối đa mỗi ngày là 100g lá tươi.
  • Lá lốt tuyệt đối không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang trong giai đoạn cho con bú.
  • Nên chọn loại lá lốt tự trồng tại nhà để đảm bảo không chứa chất kích thích.
  • Sử dụng lá lốt không thể điều trị bệnh khỏi hoàn toàn, chỉ có tác dụng giảm thiểu các triệu chứng đau, nhức mỏi ở các khớp xương bị đau.
  • Lá lốt không thể thay thế cho các chỉ định điều trị của bác sĩ. Nếu đang dùng thuốc điều trị hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng kết hợp cả 2.

Những công dụng của lá lốt chữa đau khớp đã được chứng minh rõ ràng bằng thực tế vì thế người bệnh có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng vào bài thuốc dân gian này nếu trường hợp bệnh đã quá nặng. Phương án tối ưu nhất vẫn là thăm khám và điều trị theo chỉ định y khoa của bác sĩ.

Dành cho bạn:

Array
Câu hỏi thường gặp
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Phản Ứng Có Hết Không

Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Có Nên Tập Thể Dục

Đau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên.  Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không

Việc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...
Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...
[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top