10 Cách Chữa Nổi Mề Đay Đơn Giản, An Toàn, Hiệu Quả 

Nổi mề đay là một tình trạng da liễu phổ biến, gây ra không ít phiền toái với những cơn ngứa ngáy và mẩn đỏ. Việc tìm hiểu cách chữa nổi mề đay hiệu quả không chỉ giúp bạn cải thiện tình trạng da mà còn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Vì thế bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về 10 biện pháp cải thiện tình trạng này một cách an toàn nhất.

10 cách chữa nổi mề đay hiệu quả nhất

Để chữa nổi mề đay, bạn có thể áp dụng mẹo tại nhà, dùng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ hoặc uống thuốc Nam với các thảo dược tự nhiên lành tính:

Áp dụng mẹo tại nhà

Mẹo tại nhà sử dụng nguyên liệu tự nhiên có sẵn, không chỉ cho hiệu quả cải thiện các triệu chứng của mề đay mà còn đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Chè xanh

Chè xanh chứa nhiều polyphenol, vitamin C và flavonoid. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hợp chất này có khả năng giảm viêm, giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng đỏ da và thúc đẩy quá trình phục hồi các tế bào da bị tổn thương. Bên cạnh đó nguyên liệu này còn có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải độc, rất tốt cho những trường hợp bị nổi mề đay.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi, ngâm rửa với nước muối để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó để ráo nước.
  • Đun sôi khoảng 2 – 3 lít nước, vò nhẹ lá chè xanh rồi cho vào nồi nước đang sôi.
  • Bạn tiếp tục đun sôi thêm 10 phút thì bắt bếp, đổ nước ra thau, hòa thêm nước lạnh vào thau để nước chè đạt nhiệt độ khoảng 40 – 45 độ C.
  • Dùng nước chè xanh để tắm rửa, giúp làm sạch cơ thể và giảm các triệu chứng do mề đay gây ra.
Cách chữa nổi mề đay bằng chè xanh vô cùng đơn giản
Cách chữa nổi mề đay bằng chè xanh vô cùng đơn giản

Bột yến mạch

Bột yến mạch là một nguyên liệu tự nhiên được sử dụng phổ biến trong việc điều trị mề đay nhờ vào những thành phần có lợi cho da. Yến mạch chứa nhiều acid ferulic và avenanthramides, các chất này có tác dụng chống oxy hóa, điều hòa hoạt động miễn dịch và chống dị ứng. Bên cạnh đó, hàm lượng kẽm trong yến mạch giúp làm dịu vùng da tổn thương, giảm viêm và cải thiện mức độ ngứa ngáy.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 2 thìa bột yến mạch trộn cùng 1 lít nước ấm, để khoảng 10 phút để yến mạch nở hoàn toàn và nước nguội bớt.
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng da bị nổi mề đay, bạn ngâm rửa cùng nước yến mạch đã chuẩn bị.
  • Dùng bột yến mạch chà nhẹ lên da để các thành phần thẩm thấu vào thượng bì, giúp giảm nhanh cơn ngứa.

Lá trầu không

Một trong những cách chữa nổi mề đay đơn giản, hiệu quả, nhiều người lựa chọn là dùng lá trầu không. Với đặc tính chống ngứa, tiêu viêm và sát trùng, lá trầu không có thể cải thiện các triệu chứng như da phù nề, viêm đỏ, nóng rát và ngứa ngáy. Tuy nhiên cần chú ý lá trầu không có tính nóng và vị cay nồng, do đó không nên dùng cho các trường hợp da bị tổn thương có vết xước và lở loét để tránh gây kích ứng da thêm.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không tươi, rửa sạch và ngâm qua nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Đun sôi 2 lít nước, sau đó vò nhẹ lá trầu không và cho vào nồi nước đã đun sôi.
  • Bạn đun thêm 5 phút thì tắt bếp, ngâm trong khoảng 10 phút để các tinh chất trong lá trầu tiết ra nước.
  • Đổ nước lá trầu vào thau và hòa thêm nước lạnh để có nhiệt độ phù hợp cho việc tắm. Sử dụng nước này để tắm 1 lần/ngày, giúp làm giảm triệu chứng mề đay mẩn ngứa.

Xem thêm: Nổi Mề Đay Có Nguy Hiểm Không? Biến Chứng Có Thể Gặp

Lá trầu không có thể đẩy lùi nhanh cơn ngứa do mề đay
Lá trầu không có thể đẩy lùi nhanh cơn ngứa do mề đay

Lá khế

Lá khế được sử dụng nhiều như một mẹo dân gian chữa mề đay đơn giản, hiệu quả. Nguyên liệu này có chứa các chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm viêm nhiễm và làm dịu da bị mẩn ngứa, đồng thời hỗ trợ kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng trên da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 200g lá khế tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
  • Bạn đun sôi lá khế với 3 lít nước, sau đó thêm muối và tắt bếp.
  • Nước lá khế cho ra thau, thêm ít nước lạnh để đảm bảo nhiệt độ phù hợp, dùng để tắm hàng ngày.
  • Dùng lá khế chà nhẹ lên vùng da bị mề đay để sát trùng và giảm ngứa ngáy.

Dùng thuốc Tây y

Điều trị nổi mề đay bằng thuốc Tây thường được sử dụng để giảm nhanh các triệu chứng và kiểm soát bệnh hiệu quả. Một số thuốc chữa nổi mề đay phổ biến, được bác sĩ khuyên dùng là:

Thuốc kháng Histamin:

  • Fexofenadine (Allegra): Giảm ngứa và các triệu chứng dị ứng nhanh chóng bằng cách ức chế hoạt động của Histamin – một chất gây ra phản ứng dị ứng.
  • Loratadine (Claritin): Thường được dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng như ngứa, chảy nước mắt, và nổi mề đay.
  • Desloratadine (Clarinex): Hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng dị ứng và mề đay mà ít gây buồn ngủ.
  • Cetirizine: Có dạng viên và dung dịch, được sử dụng để điều trị mề đay mãn tính và các triệu chứng dị ứng khác.

Thuốc Corticosteroid:

  • Prednisone: Được sử dụng trong các trường hợp nặng để giảm viêm và ngứa, tuy nhiên không nên dùng lâu dài vì có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Hydrocortisone Cream: Sử dụng ngoài da để giảm ngứa và sưng tấy do mề đay.

Đừng bỏ qua: Nổi Mề Đay Có Được Gãi Không? Giải Đáp Chi Tiết

Chỉ nên dùng thuốc sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ
Chỉ nên dùng thuốc sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ

Thuốc khác:

  • Montelukast, Zafirlukast: Được sử dụng cho các trường hợp mề đay mạn tính liên quan đến hen suyễn, giúp giảm viêm và ngăn ngừa cơn ngứa.
  • Famotidine, Cimetidine: Được dùng kết hợp với thuốc kháng histamin để tăng hiệu quả điều trị, đặc biệt trong các trường hợp mề đay mãn tính hoặc nặng.
  • Eumovate: Là kem bôi chống viêm, giúp cải thiện tình trạng ngứa và sưng tấy do mề đay và các bệnh da liễu khác. Bạn nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Cách chữa nổi mề đay bằng thuốc Nam

Dưới đây là một số cách chữa nổi mề đay bằng thuốc Nam đơn giản, cho hiệu quả tốt nhất:

Lá đinh lăng

Lá đinh lăng được biết đến với nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là trong việc chữa trị các bệnh về da như nổi mề đay. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá đinh lăng chứa nhiều thành phần hóa học có lợi như saponin, vitamin nhóm B (B1, B6), vitamin C và các acid amin. Những hợp chất này có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, giải độc và thúc đẩy quá trình tái tạo da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 150g lá đinh lăng tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút.
  • Bạn đun sôi 1 lít nước rồi cho lá đinh lăng đã chuẩn bị vào để đun trong 15 – 20 phút.
  • Bạn chia nước lá đinh lăng tháng 2 – 3 lần uống hết trong ngày.
Bạn có thể áp dụng cách chữa nổi mề đay bằng lá đinh lăng
Bạn có thể áp dụng cách chữa nổi mề đay bằng lá đinh lăng

Khương sinh

Dùng khương sinh cũng là cách chữa nổi mề đay bằng thuốc Nam được nhiều người lựa chọn. Khương sinh có chứa các hợp chất chống viêm mạnh mẽ như gingerol, giúp giảm viêm và sưng. Bên cạnh đó sử dụng nguyên liệu này đúng cách còn làm dịu da, giảm ngứa và khó chịu do mề đay.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 1 củ khương sinh tươi rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Sau khi đun sôi 1 lít nước thì thả gừng vào, tiếp tục đun trong 15 phút.
  • Bạn cho nước ra chờ nguội bớt thì dùng để uống trong ngày.

Tham khảo: Người Bệnh Bị Nổi Mề Đay Có Được Nằm Quạt Không?

Cây sài đất

Cây sài đất là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền, được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó có nổi mề đay. Được biết sài đất có khả năng làm mát cơ thể và loại bỏ các độc tố, từ đó giảm tình trạng nổi mề đay do nóng trong. Đồng thời các hoạt chất trong loại cây này hỗ trợ giảm viêm, làm dịu các vết ngứa, sưng tấy trên da.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị lá và thân cây sài đất tươi, rửa sạch rồi để ráo.
  • Tiếp đó giã nát sài đất, đắp lên vùng da bị nổi mề đay sau khi đã làm sạch.
  • Bạn giữ nguyên trên da khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
  • Nên áp dụng cách làm này 2 – 3 lần mỗi ngày đến khi các triệu chứng được thuyên giảm.
Cây sài đất hỗ trợ giảm ngứa, kháng khuẩn rất tốt
Cây sài đất hỗ trợ giảm ngứa, kháng khuẩn rất tốt

Lưu ý quan trọng khi chữa nổi mề đay

Để điều trị nổi mề đay hiệu quả và tránh biến chứng, người bệnh cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Tránh xa các tác nhân dị ứng dễ gây nổi mề đay như hải sản, thịt đỏ, phấn hoa, khói bụi, lông động vật.
  • Không nên sử dụng xà bông hoặc mỹ phẩm có chứa hóa chất mạnh, nên chọn loại dịu nhẹ, phù hợp với da nhạy cảm.
  • Tắm rửa thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng trên da.
  • Chú ý mặc quần áo thoáng mát, tránh mặc đồ quá chật​ gây bí bách, không thoát mồ hôi.
  • Bạn có thể chườm đá hoặc khăn lạnh lên vùng da bị mề đay có thể giúp giảm ngứa và sưng tấy tạm thời.
  • Mẹo dân gian thường chỉ phù hợp với người bị nổi mề đay nhẹ, trong trường hợp bệnh nặng nên thăm khám bác sĩ da liễu để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Các cách chữa nổi mề đay được đề cập ở bài viết trên đây đều khá đơn giản, an toàn và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm. Ngoài ra cần chú ý đến thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày để ngăn ngừa bệnh mề đay tái phát.

Array
Câu hỏi thường gặp
Nổi Mề Đay Sau Sinh Có Tự Khỏi Không

Sau khi sinh bị nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt do thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, nhiều người lo lắng liệu nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không. Ở bài viết dưới đây, chuyên gia da liễu sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề này, đồng thời tư vấn một số lưu ý ngăn ngừa nổi mề đay cho những bà mẹ bỉm sữa, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.  Nổi...

Xem chi tiết
Mề Đay Mãn Tính Có Chữa Được Không

Mề đay mãn tính là một tình trạng da liễu phổ biến nhưng không kém phần phức tạp, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc trưng bởi các nốt sần, mảng đỏ và ngứa kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Mề đay mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, câu hỏi "mề đay mãn tính có chữa được không?" được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay HIV Có Ngứa Không

Nổi mề đay là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Câu hỏi "nổi mề đay HIV có ngứa không?" luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân. Hiểu rõ về triệu chứng này không chỉ giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của mình mà còn giúp họ tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân gây ngứa khi nổi mề đay do...

Xem chi tiết
Giải Đáp: Khi Bị Nổi Mề Đay Có Được Ra Gió Không?

Nổi mề đay là tình trạng da bị kích ứng, gây ra các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng phù, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là liệu bị nổi mề đay có được ra gió không? Việc hiểu rõ tác động của gió và các yếu tố môi trường đến tình trạng nổi mề đay là rất quan trọng để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe da và giảm bớt khó chịu. Bài viết này của Tổ hợp Y tế Cổ...

Xem chi tiết
Trẻ Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì

Mề đay là tình trạng da phổ biến ở trẻ em gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người truyền tai nhau phương pháp tắm lá dược liệu để chữa mề đay cho trẻ. Liệu cách thức này có thực sự hiệu quả hay không? Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Những vấn đề này sẽ được chuyên gia Da Liễu tại Bệnh Viện Quân Dân 102 giải đáp trong bài viết sau. Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu hiệu quả không? Nổi mề đay ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng đều gây...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
Nhất Nam Y Viện là đơn vị trị bệnh đau dạ dày uy tín hiện nay

Nhất Nam Y Viện chữa mề đay hiệu quả không?

Nhất Nam Y Viện là một trong những địa chỉ khám chữa mề đay mẩn ngứa tin cậy của nhiều...

Giải Mã Công Dụng Các Vị Thuốc “VÀNG” Trong Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Tiêu ban hoàn bì thang là bài thuốc đặc trị mề đay nổi tiếng nhờ giúp hơn 30.000 bệnh nhân...
Cách Khắc Phục Tình Trạng Dị Ứng Thuốc Kháng Sinh Nổi Mề Đay

Cách Khắc Phục Tình Trạng Dị Ứng Thuốc Kháng Sinh Nổi Mề Đay

Dị ứng thuốc kháng sinh nổi mề đay là một trong những phản ứng phụ phổ biến và gây khó...

Giải đáp thắc mắc thường gặp trong khám chữa mề đay, phong ngứa tại Nhất...

Chữa nổi mề đay tại Nhất Nam Y Viện bao lâu thì khỏi, chi phí ra sao, những ai nên...
Nổi Mề Đay Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nguy Hiểm Không?

Nổi Mề Đay Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nguy Hiểm Không?

Nổi mề đay khi mang thai trong 3 tháng đầu là một vấn đề thường gặp đối với nhiều phụ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top