Viêm Da Tiết Bã Da Đầu

Viêm da tiết bã da đầu hay còn được gọi là viêm da đầu có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và thẩm mỹ. Mọi người nên chủ động tìm hiểu những thông tin có liên quan để biết cách ngăn ngừa và điều trị bệnh kịp thời. Tình trạng viêm da tiết bã kéo dài gây nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Viêm da tiết bã da đầu là gì?

Bệnh viêm da tiết bã da đầu có tên tiếng Anh là Seborrheic Dermatitis, chuyên khoa da liễu còn gọi là viêm da dầu hoặc chàm da mỡ. Bệnh xuất hiện ở trên đầu dưới dạng ban đỏ, rát, bong nhiều vảy.

Do bã dầu tiết ra nhiều nên vảy bị đóng mảng lại, dính bết và có màu nâu đen. Bệnh lý này xuất hiện nhiều hơn ở trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi, ở người trưởng thành mảng bã mỏng hơn, thường có màu trắng như vảy gàu.

Viêm da tiết bã da đầu hình thành do tuyến nhờn hoạt động mạnh
Viêm da tiết bã da đầu hình thành do tuyến nhờn hoạt động mạnh

Viêm da dầu ở đầu hình thành do hoạt động của tuyến bã nhờn bị rối loạn, tăng tiết bất thường. Ngoài ra, còn có sự cộng hưởng của nấm men khiến bệnh bùng phát có thể chỉ ở đầu hoặc lan cả xuống mặt, sau tai, cổ, ngực…

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa da liễu, viêm da tiết bã da đầu có xu hướng phát triển thành bệnh mãn tính nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh cần cẩn trọng, chăm sóc da để loại bỏ các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã da đầu là gì?

Cho đến nay, y học chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra viêm da dầu. Theo nhận định chuyên môn, viêm da dầu có thể hình thành do sự cộng hưởng của nấm men Malassezia với lượng dầu nhờn tiết trên da. Bên cạnh đó, cũng có nhiều yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm gia tăng nguy cơ phát bệnh như sau:

  • Bị viêm da đầu do di truyền: Đa số các trường hợp bị viêm da tiết bã nhờn da đầu đều có người thân cận huyết mắc viêm da dị ứng, viêm da mủ, viêm da tiết bã,..
  • Cơ địa da nhờn: Ở những người có cơ địa da nhờn sẽ có tuyến nhờn hoạt động mạnh hơn, tiết dầu nhiều hơn. Hoạt động bài tiết dầu nhờn quá mức có thể kích thích nấm men hoạt động mạnh hơn. Có đến 90% người bị nhiễm bệnh thuộc nhóm da nhờn.
  • Thời tiết: Các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới da. Đối với trường hợp viêm da dầu có khả năng phát mạnh hơn vào mùa đông, thời tiết hanh khô khiến da bong tróc. Khi đó, tuyến nhờn hoạt động mạnh hơn để cân bằng da vô tình kích thích nấm men làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Sức đề kháng: Bệnh viêm da tiết bã ở đầu thường xuất hiện ở những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, đề kháng kém, cơ thể suy nhược. Đây là điều kiện tất yếu cho các tác nhân xâm nhập gây bệnh.
  • Đồ ăn: Những đồ ăn kích thích hoạt động của tuyến nhờn như muối, đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ là một trong những nguyên nhân gây ra viêm da dầu ở đầu.
  • Thuốc: Tiền sử người bệnh có sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chứa chất gây nghiện… có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã da đầu cao hơn.
  • Nguyên nhân khác: Trầm cảm, stress, rối loạn nội tiết, sinh hoạt không điều độ cũng nằm trong danh sách những yếu tố tác động đến tuyến nhờn.
Các bệnh da liễu chịu nhiều ảnh hưởng từ yếu tố di truyền
Các bệnh da liễu chịu nhiều ảnh hưởng từ yếu tố di truyền

Người bệnh cần xác định được nguyên nhân và các yếu tố tác động để có phương án điều trị, ngăn ngừa viêm da dầu ở đầu tái phát.

Những triệu chứng xác định viêm da tiết bã da đầu

Biểu hiện của viêm da tiết bã ở đầu có sự khác nhau theo từng độ tuổi. Phần lớn đối tượng bị viêm da dầu là trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi và một nhóm nhỏ là người trưởng thành. Triệu chứng bệnh cụ thể bệnh viêm da dầu ở đầu như sau:

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Trên da đầu xuất hiện các mảng da vàng nhạt đến nâu đen, mảng da bám chặt, dính bết vào chân tóc.
  • Không sưng đau, không nóng rát, không ngứa.
  • Viêm da tiết bã da đầu ở trẻ nhỏ thường xuất hiện cùng với hen suyễn, bệnh lí viêm da cơ địa, chàm…

Đối với người lớn sẽ có một số triệu chứng cụ thể:

  • Vùng chân tóc xuất hiện nhiều vết ban đỏ, đầu tiết nhiều dầu bất thường, tóc bết dính, bề mặt có bong vảy như vảy gàu.
  • Ở vùng viền tóc xuất hiện nhiều bờ viền đỏ, nổi cộm, bề mặt đau rát.

Về cơ bản bệnh viêm da tiết bã ở đầu sẽ không gây ngứa, tuy nhiên một số trường hợp do tiếp xúc với mồ hôi, bụi bẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập sẽ có cảm giác ngứa nhẹ.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm da tiết bã da đầu

Viêm da tiết bã da đầu được đánh giá là bệnh lành tính, không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Những tổn thương do bệnh viêm da tiết bã da đầu ở trẻ sơ sinh có thể tự biến mất sau 3 – 12 tháng mà không cần điều trị. Bố mẹ có thể kết hợp sử dụng các loại lá tắm dân gian để rút ngắn thời gian làm lành tổn thương.

Viêm da tiết bã da đầu làm bong tróc da, gây rụng tóc
Viêm da tiết bã da đầu làm bong tróc da, gây rụng tóc

Tuy nhiên với trường hợp bệnh khởi phát ở người lớn có thể sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành mãn tính. Nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ như sẹo thâm, rụng tóc, gàu nhiều… Điều này khiến người bệnh tự ti với ngoại hình và ảnh hưởng lớn tới công việc và các mối quan hệ.

Lưu ý rằng bệnh viêm da tiết bã da đầu ở người lớn không thể tự biến mất như với trẻ sơ sinh. Bệnh nhân cần điều trị y khoa để loại bỏ các triệu chứng bệnh, cùng với đó cần phải có phương án để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phương pháp chẩn đoán viêm da tiết bã ở đầu

Đối với nhóm bệnh nhân bị viêm da tiết bã nói chung và viêm da dầu ở đầu nói riêng, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh bằng một số phương pháp như sau:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ dựa trên những biểu hiện bên ngoài của bệnh, xác định nguyên nhân chính và một số yếu tố tác động. Ngoài ra, thông tin về tiền xử bệnh lý của bệnh nhân và người thân cận huyết cũng sẽ được xác nhận.
  • Chẩn đoán soi da: Bệnh nhân thực hiện soi da đầu để xác định sự xuất hiện của khuẩn nấm men tại các vùng da tổn thương.
  • Chẩn đoán sinh thiết tế bào: Lớp vảy bong tróc ở đầu sẽ được lấy mẫu đem đi sinh thiết. Nếu kết quả trả về có nấm men thì người bệnh đã bị viêm da tiết bã, còn lại có thể là một số bệnh lý khác như vảy nến, viêm da dị ứng…

Việc chẩn đoán chính xác rất quan trọng, dựa trên kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

Phương pháp chữa viêm da tiết bã da đầu an toàn và hiệu quả

Hiện nay chưa có phương án nào có thể điều trị tận gốc viêm da tiết bã da dầu. Các biện pháp trị liệu chỉ loại bỏ được tối đa 90% triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tái phát. Với trường hợp viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ có thể tự hết, tuy nhiên nếu muốn rút ngắn thời gian viêm nhiễm có thể chữa bằng mẹo dân gian hoặc thuốc.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp sau đây:

Tắm bằng lá thuốc dân gian

Các loại lá tắm dân gian có tính mát nên thường được sử dụng đun nước tắm cho người bị bệnh da liễu. Với trường hợp viêm da tiết bã da đầu có thể dùng các loại lá sau:

1. Nước tắm lá đào

Lá đào vị đắng, tính bình có tác dụng giảm đau, chống dị ứng, sát khuẩn rất tốt. Người bệnh có thể đun nước lá đào để gội đầu, loại bỏ vi khuẩn và nấm men hoạt động bề mặt giúp triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Đun nước lá đào gội đầu hàng ngày chữa viêm da dầu
Đun nước lá đào gội đầu hàng ngày chữa viêm da dầu
  • Chuẩn bị: 1 nắm lá đào (có thể kết hợp cùng với lá khế để tăng tính sát khuẩn).
  • Cách thực hiện: Lá đào rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước. Chắt lấy nước pha ấm gội đầu hàng ngày, đối với trẻ em có thể dùng bã lá đào chà nhẹ trên đầu để làm bong dần lớp da chết bề mặt.

2. Chữa viêm da tiết bã ở đầu bằng cây ngải dại

Cây ngải dại có vị đắng và chứa một lượng lớn tinh dầu giúp kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ điều trị bệnh da liễu rất tốt. Những người bị viêm da tiết bã nhờn da đầu nên đun nước ngải dại gội đầu hàng ngày để nhanh khỏi hơn.

  • Chuẩn bị: 1 nắm cây ngải dại, lấy cả thân và lá.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch ngải dại, chặt thành khúc vừa nồi, cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước. Chắt nước ra chậu pha ấm gội đầu hàng ngày hoặc 2 ngày/lần.

3. Sử dụng lá cây bạc hà chữa bệnh

Bạc hà có vị cay, tính mát, dân gian thường sử dụng bạc hà để chữa một số bệnh về da liễu. Thành phần kháng viêm, kháng khuẩn có trong bạc hà sẽ ức chế hoạt động của nấm men, từ đó loại bỏ nấm và các triệu chứng bệnh khác.

Chuẩn bị: 1 nắm lớn bạc hà (lấy cả thân và lá).

Cách thực hiện: 

  • Bạc hà rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với 500ml nước đến khi gần cạn.
  • Chắt lấy nước, để nguội rồi lấy khăn mềm lau rửa cho vùng da bị tổn thương.
  • Lấy lá bạc hà chà xát nhẹ vùng da đầu, vừa loại bỏ da chết, vừa giúp dưỡng chất thấm sâu hơn, hiệu quả cao hơn.

Điều trị viêm da tiết bã da đầu bằng Tây y

Trường hợp bệnh có diễn biến phức tạp bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị Tây y, có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, hoặc điều trị ánh sáng. Một số loại thuốc đặc trị viêm da tiết bã gồm có:

  • Thuốc kháng nấm: Tùy thuộc vào chủng nấm men Malassezia bác sĩ sẽ kê thuốc có chứa Azol hoặc Selenium và Zinc pyrithion.
  • Thuốc bạt sừng: Hay còn được gọi là thuốc loại bỏ sừng trên da. Nhóm thuốc này có chứa Acid salicylic, Propylen glycol và Acid lactic giúp loại bỏ dầu nhờn thừa, ức chế tăng sinh tế bào.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Thuốc có tác dụng làm giảm tổn thương da, ngăn ngừa viêm nhiễm diện rộng.
  • Thuốc kháng sinh, thuốc kháng Histamin: Chỉ định cho các trường hợp viêm nhiễm sâu.
  • Các loại thuốc bổ sung vitamin, cải thiện miễn dịch: Nhóm thuốc này giúp người bệnh tăng sức đề kháng tự nhiên, tăng khả năng kháng lại hoạt động của nấm men.
Thuốc Tây có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ miễn dịch và một số cơ quan khác
Thuốc Tây có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ miễn dịch và một số cơ quan khác

Đối với các trường hợp bệnh nặng, kháng thuốc và không có tiến triển sau thời gian dài điều trị có thể chữa bằng quang trị liệu. Phương pháp này sử dụng bước sóng ánh sáng loại bỏ nấm men và làm lành tổn thương nhanh chóng. Tuy nhiên, quang trị liệu có thể gây mỏng da, làm suy giảm miễn dịch… nên cần thận trọng.

Người bị viêm da tiết bã da đầu nên làm gì?

Thức ăn hàng ngày có thể giúp bệnh thuyên giảm nhưng cũng có thế khiến tình trạng nặng hơn. Do đó, người bị viêm da tiết bã da đầu cần biết cách cân đối thực đơn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Bác sĩ da liễu đưa ra một số lời khuyên dinh dưỡng cho người bệnh như sau:

  • Nên bổ sung nhiều nước, vitamin và các loại khoáng chất từ rau, củ, quả tự nhiên.
  • Không nên ăn các nhóm thức ăn ngọt, thức ăn cay, thức ăn chứa quá nhiều protein,…
  • Tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn, có ga…
Người bị viêm da ở đầu không nên nhuộm tóc
Người bị viêm da ở đầu không nên nhuộm tóc

Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày bệnh nhân viêm da dầu cũng cần lưu ý:

  • Dùng loại dầu gội có pH nhẹ, không gây kích ứng da.
  • Trong thời gian điều trị tuyệt đối không đi nhuộm tóc, ép tóc, tránh để da đầu tiếp xúc hóa chất.
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, không thức quá khuya, làm việc quá sức.

Biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa bệnh viêm da ở đầu tái phát

Đặc trưng của bệnh viêm da tiết bã là không thể điều trị dứt điểm và dễ tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Dù đã loại bỏ hết triệu chứng người bệnh cũng không nên chủ quan. Sau điều trị cần duy trì thói quen sinh hoạt tốt và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa để bệnh không có cơ hội phát tác. Mỗi người nên:

  • Chăm sóc da dầu đúng cách, sử dụng sản phẩm phù hợp, hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại khiến da bị kích ứng.
  • Cân bằng nội tiết tự nhiên bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học.
  • Nên tập thể dục hàng ngày để tăng độ dẻo dai của cơ thể, tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn không tốt cho da, gan, thận.

Bệnh viêm da tiết bã tuy không quá nguy hiểm nhưng lại dai dẳng và theo bạn suốt cuộc đời. Nếu muốn tránh sự phiền toái từ căn bệnh mãn tính này bạn cần phải loại bỏ ngay những thói quen xấu không tốt cho da. Đồng thời nghiêm túc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ từ khi bệnh mới khởi phát.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Viêm da mủ có lây không? Biện pháp điều trị và cách phòng bệnh lây lan

Câu hỏi thường gặp
Viêm Da Tiết Bã Có Lây Không

Viêm da tiết bã là một bệnh da liễu khá phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, da bị khô, bong tróc, mẩn đỏ,... rất khó chịu. Căn bệnh này tuy lành tính nhưng thường kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Vậy viêm da tiết bã có lây không? Trong quá trình điều trị bệnh cần lưu ý những gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông tin về bệnh qua nội dung dưới đây. Viêm da tiết bã có lây không? Viêm da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiết Bã Nhờn Có Chữa Được Không

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Người mắc bệnh này thường có các biểu hiện như da bị khô, đỏ, tróc vảy,... gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Vậy bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Mời bạn đọc cùng tìm câu trả lời qua nội dung bài viết sau. Bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Viêm da tiết bã nhờn hay còn được biết đến với tên gọi khác là viêm da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Để Lại Sẹo Không

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cần làm gì để hạn chế tình trạng thâm, sẹo trên da sau điều trị? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc lý giải những băn khoăn thắc mắc này. Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Viêm da tiếp xúc là một loại bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải ở bất cứ...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Lây Không

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu mang đến nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt bệnh rất dễ tái phát, kéo dài dai dẳng và khó điều trị triệt để. Vậy bị bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Phòng bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời chính xác cho những thắc mắc trên. Viêm da tiếp xúc có lây không? Viêm da tiếp xúc là một căn bệnh da liễu thường gặp với những triệu chứng điển hình như: Ngứa ngáy, đau...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiết Bã Có Tự Hết Không? Phòng Ngừa Bệnh Thế Nào?

Viêm da tiết bã là một căn bệnh da liễu gây ra rất nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Đây là một bệnh lý về da có tính dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát. Tuy nhiên, bệnh tương đối lành tính, không gây biến chứng nguy hiểm nếu bạn có phương pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Vậy viêm da tiết bã có tự hết không? Phòng ngừa bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Viêm...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
NSƯT Thanh Hiền

NSƯT Thanh Hiền Chữa Bệnh Viêm Da Thành Công Sau 3 Tháng

“Tôi vốn là người kín kẽ, ít chia sẻ về chuyện đời sống riêng tư. Tuy nhiên, hôm nay tôi...

Mách mẹ cách xử lý viêm da cơ địa ở trẻ AN TOÀN – LÀNH...

Viêm da cơ địa là bệnh lý về da liễu phổ biến hàng đầu hiện nay, đặc biệt, trẻ em...
nhất nam an bì thang thumb

Sự thật về hiệu quả ĐẨY LÙI viêm da bền vững của bài thuốc Nhất...

Y học có nhiều phương pháp giúp loại bỏ bệnh viêm da nhưng không phải phương pháp nào cũng mang...

Thực hư hiệu quả điều trị viêm da mủ bằng Nhất Nam An Bì Thang

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn, hội nhóm về chăm sóc sức khỏe, có rất nhiều người bệnh...
Gợi ý 12 loại sữa rửa mặt cho viêm da tiết bã tốt nhất

Top 12 Loại Sữa Rửa Mặt Cho Viêm Da Tiết Bã Tốt Nhất 2023

Sữa rửa mặt cho viêm da tiết bã là nhóm các sản phẩm hữu ích, giúp cải thiện hiệu quả...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top