Tiểu buốt có mủ là bệnh gì? Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý
Tiểu buốt có mủ biểu thị các vấn đề bất thường về sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn và một loạt các bệnh lý nguy hiểm khác ở cả nam và nữ. Việc phát hiện sớm và điều trị tích cực đóng vai trò quan trong giúp bảo vệ sức khỏe người bệnh. Vậy, nguyên nhân, triệu chứng và hướng xử lý chính xác khi mắc bệnh lý này là gì?
Tiểu buốt có mủ là bệnh gì?
Tiểu buốt ra mủ trắng là bệnh gì là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, tiểu buốt có mủ được hiểu là hiện tượng nước tiểu có xuất hiện mủ và kèm theo cảm giác đau rát. Tình trạng này đến từ các vấn đề như lậu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo…
Bệnh lý này xảy ra ở nhiều lứa tuổi, giới tính với các biểu hiện khác biệt. Trong đó, thông thường tiểu buốt và có mủ ở nam giới xuất hiện nhiều hơn, với triệu chứng rõ ràng hơn so với nữ giới. Mặc dù vậy, phái yếu cũng không được chủ quan, một khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần sớm đến cơ sở y tế để được bác sĩ, chuyên gia hỗ trợ.
Nguyên nhân gây tiểu buốt có mủ
Tiểu buốt ra mủ khởi phát do nhiều nguyên nhân, được chia thành 2 nhóm chính là do bệnh lý và sinh lý. Cụ thể, thông tin chi tiết về từng nhóm bệnh này như sau:
Nhóm nguyên nhân sinh lý
Lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý viêm nhiễm bao gồm cả tiểu buốt có mủ. Cụ thể, một số yếu tố hàng đầu được cho là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này như sau:
- Môi trường sống không đảm bảo: Môi trường ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo khiến chất lượng vệ sinh bộ phận sinh dục đi xuống. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, gây chứng tiểu buốt, tiểu ra mủ.
- Sử dụng các dụng cụ kích thích tình dục không đảm bảo: Bao cao su, gel bôi trơn không đảm bảo về chất lượng tiềm tàng nguy cơ làm phát sinh các bệnh viêm nhiễm đường tiểu trong đó có tiểu buốt ra mủ ở nam và nữ.
- Do bẩm sinh: Với những người bị các dị tật bẩm sinh như hẹp niệu đạo, hẹp lỗ tiểu, dài bao quy đầu… thì tỷ lệ mắc bệnh cũng cao hơn.
- Sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa: Các loại hóa chất tẩy rửa kém chất lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu buốt có dịch mủ và các bệnh ngoài da khác.
Nhóm nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh nguyên nhân sinh lý, bệnh lý cũng được nhiều chuyên gia đánh giá và nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh lý này. Trong đó, tình trạng bệnh khởi phát do nguyên nhân này thường có xu hướng trở nặng, dễ phát sinh vấn đề tiêu cực nên cần đặc biệt chú ý. Cụ thể, một số bệnh lý gây nên tiểu buốt và chảy dịch mủ như sau:
- Viêm niệu đạo: Các biểu hiện đặc trưng của viêm niệu đạo là tiểu khó, tiểu rắt, tiểu có mủ, đau rát khi tiểu…
- Viêm áp xe tuyến tiền liệt: Viêm, áp xe tuyến tiền liệt gây cảm giác đầy hơi, khó tiêu, sốt cao, mệt mỏi kèm đau rát khi tiểu và xuất tinh.
- Viêm mủ bể thận: Ngoài tiểu buốt co mủ, viêm bể thận cũng xuất hiện một số dấu hiệu khác như tiểu khó, đau nhức bàng quang…
- Sỏi thận, sỏi bàng quang: Sỏi thận, sỏi bàng quang gây tiểu buốt và ra mủ. Ngoài ra, với bệnh lý này người bệnh còn xuất hiện tình trạng tiểu ra máu, nước tiểu có mùi nồng và tanh, đau bụng dưới…
- Bệnh lậu: Bệnh lậu ở giai đoạn nặng sẽ xuất hiện tình trạng tiểu buốt và ra mủ khiến người mắc vô cùng khó chịu. Đi kèm với đó là cách biểu hiện khác như tiểu liên tục nhiều lần, đau dương vật, sốt, tiểu ra máu, đau vùng thắt lưng…
Dấu hiệu nhận biết tiểu buốt ra mủ
Tùy theo từng nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ mà triệu chứng của tiểu buốt có mủ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung các biểu hiện của bệnh khá rõ ràng, có thể nhận biết bằng mắt thường như sau:
- Tiểu buốt, màu sắc nước tiểu thay đổi và có mùi hôi, tanh khó chịu.
- Nước tiểu xen lẫn mủ, ban đầu loãng và có xu hướng đặc hơn sau vài ngày.
- Mủ có mùi hôi, màu trắng hoặc ngả vàng.
- Vùng kín thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu, đau rát.
- Xuất hiện các cơn đau quặn vùng bụng dưới, bàng quang…
- Một số trường hợp khác có thể xảy ra tình trạng cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ…
Tiểu buốt và ra mủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Tiểu buốt ra mủ biểu hiện cơ thể đang có những biến đổi bất thường, cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trước tiên, bệnh làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khỏe cũng như đời sống tình dục của người bệnh. Chúng khiến người bệnh tự ti, ngại quan hệ, xa lánh bạn đời và lâu dần tạo khoảng cách giữa cả hai.
Ngoài ra, bất cứ một bệnh lý nào nếu không được điều trị tốt, để kéo dài dai dẳng thì đều có khả năng làm phát sinh biến chứng. Đặc biệt, tiểu buốt ra mủ xuất phát từ nhiều bệnh lý thì tỷ lệ xuất hiện các phản ứng tiêu cực càng cao. Trong đó, một số biến chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh như sau:
- Gây stress: Người bệnh thường rơi vào tình trạng cáu gắt, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn… Lâu dần, điều này làm sức khỏe sa sút nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và công việc.
- Giảm ham muốn tình dục: Tiểu buốt, tiểu ra mủ gây cảm giác ngại gần gũi, tự ti trong mỗi lần quan hệ khiến ham muốn tình dục giảm sút. Lưu ý, việc quan hệ với người bệnh mà không thực hiện các biện pháp bảo vệ sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Nguy cơ gây vô sinh: Tiểu buốt có mủ không được chữa trị dứt điểm tạo điều kiện vi khuẩn lây nhiễm, ảnh hướng đến các bộ phận khác bao gồm cả cơ quan sinh dục. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mắc vô sinh, hiếm muộn là rất cao.
- Một số hệ lụy khác: Ngoài những vấn đề trên, tiểu buốt có mủ còn tiềm tàng nguy cơ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác như viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, suy thận…
Cách chẩn đoán bệnh chính xác
Hoạt động chẩn đoán giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó tìm ra hướng điều trị phù hợp. Với tiểu buốt ra dịch mủ, bác sĩ áp dụng những cách thức kiểm tra, chẩn đoán sau:
- Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ tiến hành hỏi đầy đủ các thông tin liên quan đến triệu chứng, thời gian mắc bệnh và tiền sử bệnh lý của người mắc để từ đó đưa ra các phán đoán sơ bộ.
- Xét nghiệm nước tiểu: Kết quả xét nghiệm giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, kiểm tra nước tiểu có chứa máu hay các khoáng chất hình thành sỏi không.
- Chẩn đoán hình ảnh: Người bệnh được tiến hành chụp cắt lớp, siêu âm, nội soi… giúp bác sĩ xác định nguyên nhân, mức độ tổn thương để từ đó có hướng can thiệp phù hợp.
Điều trị tiểu buốt có mủ thế nào hiệu quả?
Tiểu buốt có mủ nên được điều trị càng sớm càng tốt nhằm tăng hiệu quả phục hồi và ngăn cản nguy cơ xuất hiện biến chứng. Tùy theo nguyên nhân, tình trạng bệnh lý mà hoạt động chữa trị cũng có đôi chút khác biệt. Trong đó, hướng trị tiểu buốt và có mủ thường được sử dụng hiện nay như sau.
- Do bệnh lậu: Người bệnh được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng tiêm giúp giảm tình trạng đau nhức đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Do viêm niệu đạo, viêm bàng quang: Sử dụng các loại thuốc kháng nấm, vi khuẩn giúp ngăn chặn và tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, kết hợp với sử dụng kháng sinh làm giảm triệu chứng đau nhức, hạn chế tiết mủ khi đi tiểu.
- Do viêm tuyến tiền liệt: Điều trị viêm tuyến tiền liệt cần có phác đồ riêng, được xây dựng dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của người mắc.
Tây y điều trị chủ yếu dựa trên các chất hóa học, tập trung làm giảm triệu chứng, đem lại tác dụng trong thời gian ngắn. Đi kèm với việc tiện lợi trong sử dụng, phương pháp này được lòng khá nhiều người bệnh hiện nay.
Tuy nhiên, thuốc Tây trị tiểu buốt có mủ có khả năng làm phát sinh các phản ứng tiêu cực khi dùng. Để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ được dùng thuốc sau khi đã tiến hành các bước kiểm tra, thăm khám và nhận sự kê đơn từ phía bác sĩ chuyên khoa.
Với những trường hợp nặng, việc dùng thuốc không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành can thiệp ngoại khoa. Phương pháp này được đánh giá đem lại hiệu quả cao, loại bỏ trực tiếp nguyên nhân gây bệnh nhưng lại tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Vì vậy, người bệnh chỉ nên thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín khi được bác sĩ yêu cầu.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Nên làm gì khi bị tiểu buốt có mủ?
Việc lựa chọn thực phẩm sao cho đúng, cách xây dựng thói quen sinh hoạt phù hợp trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều người bệnh. Bởi lẽ, đây cũng được xem là yếu tố mấu chốt ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, khả năng phục hồi và tỷ lệ tái phát bệnh. Dưới đây là các thông tin chi tiết giúp người bệnh hiểu rõ nên và không nên làm gì khi bị tiểu buốt có mủ.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng phù hợp được xem là yếu tố nền tảng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh đủ khả năng chống lại bệnh tật và phục hồi sức khỏe. Với tiểu buốt có mủ, người bệnh nên chú ý những vấn đề về dinh dưỡng sau:
- Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi với hàm lượng chất xơ và vitamin cao trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Bổ sung các loại thực phẩm có tính mát như cà chua, dưa gang, quả mâm xôi…
- Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2 – 2,5 lít/ngày giúp lợi tiểu và ngăn cản nguy cơ xuất hiện sỏi thận.
- Tránh sử dụng nhiều các món ăn nhiều gia vị, đặc biệt giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Không sử dụng nhóm thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm dưa muối…
- Không sử dụng các chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê…
Thói quen sinh hoạt
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả trị bệnh. Trong đó, người mắc tiểu buốt và có mủ cần quan tâm hơn đến những vấn đề là:
- Vệ sinh cá nhân nhất là bộ phận sinh dục sạch sẽ mỗi ngày, có thể sử dụng các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng nhằm tăng hiệu quả làm sạch.
- Ưu tiên các bộ đồ rộng rãi, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt.
- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya hoặc để cơ thể stress kéo dài.
- Kết hợp trị bệnh với luyện tập thể dục thể thao đều đặn và tiến hành tái khám theo chỉ định của bác sĩ nhằm xác định hiệu quả điều trị theo từng giai đoạn.
- Trong trường hợp xuất hiện biến chứng bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị. Tránh tuyệt đối tình trạng tự ý xử lý tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các hậu quả đáng tiếc.
Hướng dẫn cách phòng tránh tiểu buốt có mủ
So với việc điều trị thỉ chủ động trong việc phòng ngừa bệnh mới là cách tốt nhất để ngăn cản các tác động tiêu cực của tiểu buốt có mủ lên sức khỏe. Theo đó, một số hướng phòng tránh tiểu buốt có mủ được khuyên dùng như sau:
- Có đời sống tình dục lành mạnh, không thô bạo và chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh an toàn.
- Khi buồn tiểu cần đi tiểu ngay, tránh nhịn tiểu làm tăng nguy cơ xuất hiện sỏi thận.
- Không mặc đồ lót, quần áo bó sát, nên ưu tiên các chất liệu mềm mại, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là vùng kín trong kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là những người mắc bệnh.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ các dưỡng chất, vitamin cần thiết.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào… hay bất cứ chất kích thích có hại nào khác.
- Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya và đề cơ thể stress kéo dài.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, khoảng 30 phút mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch.
Tiểu buốt có mủ là bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị sớm nhất có thể. Để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa các biến chứng tiêu cực, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường và tuân thủ chính xác những hướng dẫn từ phía bác sĩ.
ArrayĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!