[Giải Đáp] Viêm Đại Tràng Có Nên Ăn Sữa Chua Không?
Sữa chua là thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, những trường hợp bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Để giải đáp vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?
Viêm đại tràng là bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa, tình trạng viêm nhiễm này gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Người bị viêm đại tràng sẽ có cảm giác đau bụng, sốt, tiêu chảy, phân có máu, cơ thể mệt mỏi,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, chảy máu đại tràng, ung thư đại tràng, giãn đại tràng cấp tính,…
Với chế độ ăn uống khắt khe, nhiều người còn đặt ra nghi vấn “viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không”. Được biết, sữa chua là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cực tốt, giúp cung cung cấp năng lượng, bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời giúp giảm cholesterol trong máu, cung cấp canxi, kali, loại bỏ lượng muối dư thừa, kiểm soát cân nặng, chống loét dạ dày, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng cũng như giúp tăng cường sức khỏe trái tim.
Trong khi đó, nguyên nhân sâu xa dẫn tới viêm đại tràng là do người bệnh chăm sóc cơ thể không đúng cách. Từ đó dẫn tới nhiễm giun sán hoặc do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, khiến vi khuẩn sinh sôi và tấn công đường ruột. Chính vì thế, người bị viêm đại tràng hoàn toàn có thể ăn sữa chua. Tuy nhiên, mọi người chỉ nên ăn với mức độ phù hợp (1 hộp/ngày sau ăn 1 – 2 giờ). Do sữa chua là một chế phẩm lên men tự nhiên từ sữa tươi và có chứa nhiều vi khuẩn probiotic nên rất có lợi cho sức khỏe đường ruột.
Với những trường hợp bị viêm đại tràng, sữa chua sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn hiệu quả. Bên cạnh đó, việc ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày cũng giúp cơ thể khỏe mạnh và nâng cao hệ miễn dịch tốt.
Người bị viêm đại tràng nên ăn sữa chua thế nào?
Vấn đề viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không đã được giải đáp. Vậy người bị viêm đại tràng nên ăn sữa chua như thế nào để không làm bệnh thêm trầm trọng hơn? Theo đó, khi ăn sữa chua, người bị viêm đại tràng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Nên sử dụng sữa chua lên men tự nhiên, bởi các loại sữa chua đóng hộp hiện nay phần lớn đã bị tiệt trùng, không còn lợi khuẩn probiotic.
- Sau khi ăn no khoảng 1 – 2 giờ là thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua.
- Không ăn sữa chua lúc đang đói vì trong sữa chua có chứa axit sẽ làm hại dạ dày. Chưa kể lợi khuẩn có trong thực phẩm này cũng có thể bị axit dạ dày tiêu diệt.
- Không nên ăn quá nhiều sữa chua trong một ngày, bởi việc lạm dụng có thể gây ra hiện tượng buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, chuột rút, dị ứng, béo phì, tiêu chảy, phát ban,… Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên ăn tối đa 2 hộp sữa chua mỗi ngày.
- Nên ăn sữa chua trực tiếp, không đun nóng. Nhiệt độ càng cao sẽ khiến lợi khuẩn probiotic bị tiêu diệt, khiến sữa chua mất vị ngon và mất hết dưỡng chất.
- Tránh dùng sữa chua kết hợp với thuốc uống trong cùng thời điểm. Các hóa chất có trong thuốc có thể làm tiêu diệt lợi khuẩn trong sữa chua. Trường hợp đang uống thuốc điều trị, các bạn nên ăn sữa chua sau khi uống thuốc khoảng 2 – 3 giờ.
Biện pháp phòng tránh bệnh viêm đại tràng hiệu quả
Ngoài việc quan tâm tới việc có nên sử dụng sữa chua không, để bệnh được kiểm soát tốt, bệnh nhân bị viêm đại tràng cũng nên tìm hiểu thêm về các biện pháp giúp phòng tránh bệnh hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, nên ăn nhiều cá, rau họ bí, trứng, các loại thịt trắng, quả bơ, uống nhiều nước,… Đồng thời cần tránh những thực phẩm nhiều mỡ, nhiều đường, đồ sống, đồ ăn khô cứng, rượu bia, thực phẩm cay nóng,…
- Đảm bảo không gian sống vệ sinh, thoáng mát, ăn uống hợp vệ sinh. Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc cần chế biến thực phẩm.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress để hạn chế tác động xấu tới dạ dày, đại tràng.
- Tích cực rèn luyện thể lực thông qua các bài tập thể dục, thể thao phù hợp để giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ đường ruột, hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, trơn tru hơn.
- Không lạm dụng thuốc Tây, nhất là thuốc kháng sinh và chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hay ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường.
Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp vấn đề “viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không”. Do trong mỗi hộp sữa chua đều có chứa men vi sinh có ích cho đường tiêu hóa nên sẽ giúp hạn chế các vi sinh vật có hại, gây nhiễm trùng đường ruột. Do đó, người bị viêm đại tràng nên tích cực ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày để cải thiện chức năng tiêu hóa, hạn chế các triệu chứng khó chịu của bệnh.
ArrayPhần lớn các trường hợp có xuất hiện polyp đại tràng đều khá lành tính. Tuy nhiên chúng có thể biến thành u ác tính và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nên cần cắt bỏ sớm. Vậy sau cắt polyp đại tràng có mọc lại không, làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng này? Những vấn đề thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cắt polyp đại tràng có mọc lại không? Polyp đại tràng chính là sự tăng trưởng bất thường của tế bào...
Xem chi tiếtNước dừa là thức uống chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là giàu muối khoáng, canxi, magie và kali, chất điện giải,... Tuy nhiên người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không, tại sao và cần lưu ý gì khi uống? Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này thì có thể dành chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Viêm đại tràng uống nước dừa được không? Nước dừa từ lâu đã được xem là loại nước giải khát tốt cho sức khỏe. Song với những người bị bệnh tiêu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!