Viêm Đại Tràng Không Nên Ăn Gì, Cần Bổ Sung Thực Phẩm Nào?
Viêm đại tràng là một căn bệnh gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh khiến cho các chức năng của đại tràng giảm đi đáng kể, khiến cơ thể không hấp thụ được dinh dưỡng. Để ngăn ngừa bệnh tiến triển, người bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý hàng ngày. Vậy viêm đại tràng không nên ăn gì và nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe?
Viêm đại tràng không nên ăn gì để giảm triệu chứng bệnh?
Viêm đại tràng là một bệnh lý về đường tiêu hóa, xảy ra khi các vi khuẩn có hại làm thủng hoặc rách loét thành ruột, khiến các chức năng của đại tràng bị suy giảm. Viêm đại tràng được chia ra thành 2 loại chính, đó là viêm đại tràng cấp tính và mạn tính. Bệnh viêm đại tràng nếu như không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn tới ung thư đại tràng. Một số dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất của bệnh trong giai đoạn đầu đó là chán ăn, suy nhược, đau bụng dưới, đau lưng, đại tiện bất thường (lúc táo bón, lúc tiêu chảy),…
Bên cạnh các phương pháp chữa trị bằng Tây y, người bệnh cũng cần kiêng cữ hợp lý mới có thể giúp bệnh tình mau chóng thuyên giảm. Một trong số những cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất đó chính là thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy người bệnh viêm đại tràng không nên ăn gì?
Hải sản tanh sống
Theo quan niệm nhiều người, hải sản là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, giúp cơ thể bổ sung được dưỡng chất thiết yếu để cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân viêm đại tràng thì cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng loại thực phẩm này, đặc biệt là hải sản tanh sống. Bởi chúng có thể chứa một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và kích thích tình trạng viêm đại tràng thêm trầm trọng, làm rối loạn đại tiện, ngộ độc thức ăn,…. Vì vậy, nếu người bệnh muốn ăn hải sản, tuyệt đối phải là đồ ăn đã được nấu chín kỹ.
Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng được xem là một trong những thực phẩm rất nguy hiểm đối với người đang bị viêm đại tràng. Bởi nếu sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên có thể làm cho các triệu chứng của viêm đại tràng xuất hiện dồn dập hơn, ví dụ như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…
Thực phẩm chứa chất béo, đường và gia vị
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như thịt đỏ, những đồ chiên rán, dầu mỡ và các sản phẩm chứa đường như nước ngọt, bánh kẹo, đồ ăn nhanh,… nên được hạn chế. Đồng thời, trong khẩu phần ăn của người bệnh cũng nên hạn chế việc sử dụng gia vị như tiêu, tỏi, hành và ớt. Như thế sẽ giúp giảm thiểu tác động của chúng đến đường ruột, ngăn ngừa triệu chứng đau bụng và tiêu chảy xuất hiện.
Chất kích thích
Thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, thuốc lá, đồ có cồn, soda, trà đen, nước ngọt có ga,…. sẽ kích thích lên hệ thần kinh trung ương, tăng cường hoạt động của ruột, gây nôn mửa, khó tiêu. Do đó, người bệnh viêm đại tràng nên hạn chế các chất kích thích này để giữ cho tình trạng bệnh ổn định hơn.
Những loại thực phẩm nên bổ sung khi bị viêm đại tràng
Bên cạnh những thực phẩm nên hạn chế, thì một số loại thực phẩm dưới đây được các bác sĩ khuyến cáo người bệnh viêm đại tràng nên sử dụng:
Thực phẩm giàu protein
Việc bổ sung cho người bệnh viêm đại tràng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh và hỗ trợ tích cực trong quá trình phục hồi. Tuy nhiên, có một vài lưu ý như sau bạn cần biết khi chọn thực phẩm giàu protein để bổ sung:
- Lựa chọn những thực phẩm chứa protein dễ tiêu hóa như thịt gà, trứng, cá hồi, sữa chua, các loại đậu,… Hạn chế các nguồn protein khó tiêu hóa như thịt đỏ, các loại hạt, khoai tây,… bởi chúng có thể gây ra khó chịu và làm tăng tình trạng viêm.
- Nên theo dõi lượng protein được bổ sung hàng ngày, có thể bổ sung một cách dần dần, để cơ thể có thể thích nghi mà không gây ra tác dụng phụ.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi bổ sung protein vào chế độ ăn để chắc chắn phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ là một chất có thể giúp cho đường tiêu hóa thuận lợi hơn. Cụ thể hơn, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, chất xơ còn có khả năng hấp thụ nước và giữ vai trò bôi trơn, vì vậy sẽ giúp cho phân mềm và dễ đào thải ra ngoài, hạn chế triệu chứng táo bón của người bệnh.
Những thực phẩm giàu chất xơ được khuyến cáo nên sử dụng là rau, củ, quả như bí, rau ngót, rau muống, rau cải,… Những loại thực phẩm này có chất chống oxy hóa, đồng thời bổ sung vitamin C cho cơ thể, làm khỏe mạnh đường ruột, nhanh chóng làm lành các tổn thương do viêm đại tràng gây ra.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân đang gặp phải triệu chứng tiêu chảy thì cần cân đối thực phẩm nạp vào cơ thể, không nên ăn quá nhiều chất xơ bởi sẽ làm tình trạng bệnh tiếp diễn dài hơn.
Lời khuyên cho người bệnh viêm đại tràng trong việc ăn uống
Các triệu chứng và biến chứng của viêm đại tràng sẽ không xuất hiện và làm phiền nếu bạn có một chế độ dinh dưỡng khoa học, một chế độ sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia cho người bệnh trong việc ăn uống:
- Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn: Bởi viêm đại tràng là một bệnh về đường tiêu hóa, khiến các chức năng trong hệ tiêu hóa suy giảm. Việc ăn chậm và nhai kỹ giúp giảm tác động tiêu cực lên đại tràng, ngăn ngừa nguy cơ khó tiêu, đầy hơi và đau bụng.
- Không nên “bỏ quên” chất xơ: Chất xơ có thể giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường sự di chuyển của đại tràng. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung rau xanh, quả và các loại ngũ cốc chứa chất xơ trong mỗi bữa ăn.
- Uống đủ nước: Nước giúp duy trì độ ẩm và giúp cho các chất xơ di chuyển một cách dễ dàng hơn trong đại tràng. Việc uống đủ nước rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng bệnh.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa lactose: Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ,… Lactose có thể gây ra tình trạng tiêu chảy và đau bụng cho người bệnh viêm đại tràng trong một số trường hợp. Vì vậy người bệnh nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa lactose.
- Ăn nhiều bữa nhỏ: Bạn có thể chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, thay vì chỉ ba bữa lớn thông thường. Điều này giúp giảm tình trạng đầy hơi và đau bụng sau khi ăn.
- Hạn chế ăn đồ chiên và nướng: Đồ ăn chiên và nướng nhiều mỡ có thể gây ra tình trạng khó tiêu và tăng viêm. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn các phương pháp nấu ăn như luộc, hấp để giữ cho thực phẩm dễ tiêu hóa hơn.
- Điều chỉnh khẩu phần ăn theo từng giai đoạn của bệnh: Ở mỗi giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ khuyến cáo điều chỉnh khẩu phần ăn của mình để hỗ trợ cho quá trình phục hồi. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên tới gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của mình để được tư vấn cụ thể.
Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 đã giúp độc giả trả lời câu hỏi “Viêm đại tràng không nên ăn gì và nên ăn gì?” qua bài viết trên đây. Viêm đại tràng là một bệnh lý ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, vì vậy, ăn uống đúng cách rất quan trọng để giúp kiểm soát bệnh. Trong trường hợp phát hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và thăm khám kịp thời.
ArrayPhần lớn các trường hợp có xuất hiện polyp đại tràng đều khá lành tính. Tuy nhiên chúng có thể biến thành u ác tính và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nên cần cắt bỏ sớm. Vậy sau cắt polyp đại tràng có mọc lại không, làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng này? Những vấn đề thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cắt polyp đại tràng có mọc lại không? Polyp đại tràng chính là sự tăng trưởng bất thường của tế bào...
Xem chi tiếtNước dừa là thức uống chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là giàu muối khoáng, canxi, magie và kali, chất điện giải,... Tuy nhiên người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không, tại sao và cần lưu ý gì khi uống? Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này thì có thể dành chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Viêm đại tràng uống nước dừa được không? Nước dừa từ lâu đã được xem là loại nước giải khát tốt cho sức khỏe. Song với những người bị bệnh tiêu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!