Tổ Đỉa Bội Nhiễm
Tổ đỉa bội nhiễm là một triệu chứng da bị tổn thương mãn tính. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới nhiều di chứng ngoài da cũng như sức khỏe bên trong của người bệnh. Để nhận biết được tình trạng này cũng như những cách điều trị hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo ngay bài viết bên dưới đây.
Tổ đỉa bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?
Tổ đỉa bội nhiễm là tình trạng xuất phát từ bệnh tổ đỉa, là biến thể nặng hơn do virus, vi nấm và vi khuẩn tấn công vào vết thương hở trên da. Những khu vực có nguy cơ cao nhiễm bệnh là kẽ các ngón tay, rìa ngón chân, khu vực có nhiều nếp gấp và bị ẩm ướt do mồ hôi. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi hay giới tính. Đây được xem là dạng chàm (eczema) có diễn tiến phức tạp. Ở giai đoạn bội nhiễm, khả năng để lại sẹo là rất cao, khoảng 90%.
Vấn đề này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ như:
- Biến dạng móng: Người bệnh có thể quan sát các ổ lở loét xuất hiện trên khe móng tay, chân. Đi kèm với đó là tình trạng sưng, xuất hiện viêm hạch bạch huyết dẫn tới biến dạng.
- Sẹo vĩnh viễn: Mô da bị tổn thương nặng nề, gây các ổ nhiễm trùng lớn. Sau khi điều trị sẽ hình thành sẹo ăn vào mô, nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện ở khớp. Người bệnh lúc này cũng sẽ gặp khó khăn hơn trong khi vận động.
- Viêm mô tế bào: Xảy ra khi bệnh ở giai đoạn nặng, ổ viêm nhiễm sẽ tấn công vào lớp sâu nhất của da. Nguy hiểm hơn là các biến chứng nhiễm khuẩn huyết.
- Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng nặng nhất ở những bệnh nhân đang bị tổ đỉa bội nhiễm. Ổ loét đã dần ăn sâu vào mạch máu, tạo điều kiện cho vi nấm, vi khuẩn, virus phân tán vào trong máu. Gây ra các bệnh như suy tim, hô hấp, màng não bị viêm,….
XEM THÊM: Tổ Đỉa Ở Môi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chăm Sóc
Biểu hiện của bệnh tổ đỉa bội nhiễm
Ở giai đoạn bội nhiễm, bệnh tổ đỉa có thể được nhận biết qua một số triệu chứng như sau:
- Ngứa và nóng rát: Vùng da bị tổ đỉa trở nên ngứa rát hoặc có cảm giác nóng rát từ bên trong.
- Mụn nước nhỏ: Xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ ở các khu vực như chân, tay, trán,…
- Mụn nước cứng và có mủ: Mụn nước bắt đầu cứng lại, chứa mủ vàng và phát triển thành các mảng lớn.
- Sắc tố da giảm: Vùng da bị tổ đỉa có xu hướng thâm sạm và sắc tố da giảm dần.
- Da khô và bong tróc: Vùng da bệnh trở nên khô, bong tróc, dày sừng và có dấu hiệu chàm hóa.
- Cơn ngứa liên tục: Người bệnh liên tục gặp phải những cơn ngứa từ âm ỉ đến dữ dội.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tổ đỉa bội nhiễm
Nguyên nhân của bệnh sẽ được chia thành 2 nhóm riêng biệt là trực tiếp và gián tiếp, cùng tham khảo bên dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn:
Nguyên nhân trực tiếp
Virus, vi nấm, vi khuẩn là những tác nhân trực tiếp dẫn tới bệnh tổ đỉa bội nhiễm. Một khi những vi trùng này tấn công lên vết thương hở ở da sẽ dẫn tới phản ứng viêm, gây nhiễm khuẩn.
- Vi khuẩn: Tụ cầu (Staphylococcus aureus) và liên cầu (Streptococcus typ A) là hai loại vi khuẩn phổ biến nhất. Khi vùng da bị tổ đỉa có vết thương hở, chúng có thể xâm nhập vào da và gây bội nhiễm.
- Virus: Chủ yếu là virus Herpes simplex, xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với dịch từ mụn nước của người nhiễm virus trước đó.
- Vi nấm: Các loại nấm như Candida, Trichophyton và Epidermophyton thường chỉ gây bệnh ở lớp thượng bì của da. Khi da tổn thương, các loại nấm này có thể tấn công và gây ra tổ đỉa bội nhiễm.
Nguyên nhân gián tiếp
Quá trình điều trị bệnh tổ đỉa trước đó không hiệu quả khiến các vi trùng tấn công mạnh mẽ hơn và gây ra bệnh, cụ thể như sau:
- Chủ quan trong điều trị tổ đỉa: Có nhiều người bệnh thường mặc kệ cho bệnh tự tái phát và cũng tự khỏi, điều này có thể khiến bệnh ngày càng lan rộng ra các vùng da khác và bị viêm nghiêm trọng hơn.
- Cào gãi mạnh: Việc gãi vào da quá mạnh sẽ khiến vùng da đó bị trầy xước, mụn nước bị vỡ và từ đó hình thành các vết thương hở.
- Lười vệ sinh: Đây là tác nhân khiến vi khuẩn ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, da sẽ trở nên yếu và dễ bị tấn công hơn trước.
- Lạm dụng thuốc nhóm Corticoid: Nếu quá lạm dụng nhóm thuốc này có thể dẫn tới tình trạng ức chế miễn dịch, khiến da bị yếu đi và gây nhiễm trùng.
Các giai đoạn của tổ đỉa bội nhiễm?
Dưới đây là các giai đoạn của bệnh, bạn có thể dựa theo triệu chứng của mình để xác định mức độ của bệnh.
Giai đoạn 1: Nóng ở dưới ra, có cảm giác đau rát nhẹ
Người bệnh có thể quan sát ở dưới bàn tay, chân hay các kẽ ngón có hiện tượng đỏ, hơi đau nhẹ và nóng ấm, mồ hôi cũng tiết ra nhiều hơn. Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa dữ dội hơn, nếu càng gãi tình trạng ngứa càng nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu nhận biết bệnh đang dần hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Giai đoạn 2: Mụn nước lan rộng
Xuất hiện các nốt sẩn ngày càng nhiều, lan rộng nếu người bệnh thường xuyên gãi. Mụn nước dần sẽ phát triển thành cụm, chứa dịch ở bên trong. Người bệnh có thể thấy da dày và sần sùi hơn. Việc sinh hoạt hằng ngày lúc này cũng có thể bị ảnh hưởng do đau nhức, cảm giác tê rần. Giai đoạn này là tiệm cận với bệnh tổ đỉa bội nhiễm nhất.
Giai đoạn 3: Chăm sóc sai cách
Khi vùng da tổ đỉa bị tác động như gãi, chà xát hoặc sử dụng chất tẩy mạnh, da có thể bị trầy xước hoặc làm vỡ mụn nước, tạo ra các vết thương hở. Nếu không được xử lý đúng cách, các vết thương này sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, virus và nấm phát triển, gây viêm nhiễm. Trong trường hợp nghiêm trọng, vết thương có thể có mùi tanh hoặc hôi khó chịu và không thể lành lại bằng các phương pháp chăm sóc thông thường.
Giai đoạn 4: Lành bệnh
Vết thương sẽ tự đóng vảy khi mụn nước bị vỡ ra, sau một thời gian vẩy bong, người bệnh sẽ thấy được vùng da non căng bóng, có thể sẽ để lại sẹo. Tốc độ phục hồi của mỗi người sẽ không giống nhau. Nếu bị tổ đỉa bội nhiễm sẽ cần sự can thiệp của bác sĩ để có thể mang đế hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chẩn đoán tổ đỉa bội nhiễm
Để chẩn đoán tình trạng tổ đỉa bội nhiễm, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ quan sát trực tiếp vùng da bị tổ đỉa và đánh giá các triệu chứng lâm sàng.
- Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng theo chỉ định: Nếu có nguy cơ tổ đỉa bội nhiễm, bệnh nhân cần thực hiện sinh thiết để lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm hoặc phân tích PCR. Phương pháp này giúp xác định chính xác sự hiện diện của các yếu tố gây bội nhiễm trong dịch tiết ở vùng da tổ đỉa.
- Chẩn đoán: Dựa trên triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng tổ đỉa và hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị
Việc điều trị bệnh tổ đỉa mãn tính là quá trình yêu cầu sự phối hợp đồng thời nhiều phương pháp và sự tuân thủ của người bệnh trong quá trình điều trị, cụ thể như sau.
Dùng thuốc điều trị bệnh
Sử dụng thuốc tây là một phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng, được chia thành 2 nhóm chính là điều trị tại chỗ và toàn thân.
Thuốc điều trị tại chỗ
- Sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn liều nhẹ như hexamidine, chlorhexidine, thuốc tím 1/20.000 để rửa vết thương. Tiếp đến là sử dụng đến hồ nước hay nitrat bạc 1 – 5% để làm khô dịch tiết.
- Nếu đang ở giai đoạn bán cấp, người bệnh có thể dùng dung dịch eosin 2% hoặc Milian.
- Sử dụng các loại kem bôi có chứa corticoid hoặc acid salicylic hay thuốc mỡ corticoid nhằm có công dụng tiêu sừng.
Thuốc điều trị toàn thân
Dưới đây là các loại thuốc được dùng theo dạng tiêm hoặc uống tùy theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc kháng histamin: Được sử dụng phổ biến ở thế hệ I hoặc II, làm giảm ngứa, khó chịu trên da.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc Beta-lactam để điều trị nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus và streptococcus nhóm A gây ra.
- Thuốc kháng nấm: Một vài loại thuốc thường sử dụng là Griseofulvin, ketoconazole hoặc itraconazole.
- Thuốc Corticoid: Người bệnh nên dùng là prednisolone với liều 0,5mg/kg/ngày x 3 ngày đối với tình trạng viêm nhiễm ở mức độ nặng.
CHI TIẾT: TOP 5 Thuốc Trị Tổ Đỉa Của Trung Quốc Hiệu Quả Bất Ngờ
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Việc ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh. Sẽ có những nhóm thực phẩm cần hạn chế cũng như tăng cường sử dụng, cụ thể như sau:
- Những thực phẩm dễ gây dị ứng: Đồ tanh như hải sản, trứng, nhộng, sữa bò, lạc,… có thể chứa thành phần dễ gây dị ứng như protein lạ hoặc trimelylamin NH(CH3), khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn chứa Gluten: Hoạt chất này thường có trong các loại lúa mạch, lúa mì, làm giảm khả năng bảo vệ của ruột, chất gây dị ứng đi vào máu nhiều hơn.
- Ăn đồ nhiều dầu mỡ: Gốc tự do sẽ sản sinh nhiều hơn khi ăn nhóm đồ này, làm tăng phản ứng viêm, khiến vết thương càng khó chịu hơn.
- Các chất kích thích: Người bệnh không nên hút thuốc lá, bia, rượu,.. khi sử dụng sẽ gây phá vỡ tế bào mast, chất trung gian sẽ được giải phóng, khiến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Ăn thực phẩm có lợi cho hệ thống miễn dịch như: Người bệnh cần bổ sung thêm nhiều rau củ quả, trái cây, nhóm đồ nhiều kẽm, đồ ăn chứa men vi sinh như sữa chua, váng sữa và quan trọng là uống thật nhiều nước.
ĐỪNG BỎ LỠ: 14 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Theo Dân Gian Hiệu Quả Tại Nhà
Các phòng ngừa bệnh tổ đỉa bội nhiễm
Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà người bệnh có thể tham khảo:
- Tránh tiếp xúc với lông thú, thuốc lá, bụi, phấn hoa, các loại chất tẩy rửa, xà phòng, sữa tắm có chất tẩy mạnh và đặc biệt là giữ cho không gian phòng ở luôn khô thoáng, sạch sẽ.
- Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, tránh cảm thấy khó chịu khi mặc đồ quá chật hay bó quá sát sẽ gây ảnh hưởng tới da.
- Uống đủ lượng nước, khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để da luôn được cấp ẩm, đào thải độc tố và các lớp biểu bì có thể khỏe mạnh hơn.
- Với vùng da bị bội nhiễm, bạn nên hết sức cẩn thận, không gãi hay tác động vào, tránh tiếp xúc với nước hay môi trường ẩm ướt.
- Hằng ngày nên sử dụng nước ấm hoặc nước muối sinh lý 0,9% để ngâm rửa sạch sẽ.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, cân bằng được các thời gian trong ngày, giữ tâm lý luôn ổn định, tránh stress sẽ giúp bệnh nhanh chóng phục hồi hơn.
Trên đây là những thông tin liên quan bệnh tổ đỉa bội nhiễm. Trong quá trình sinh hoạt, ăn uống hằng ngày, bạn cần hết sức chú ý. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể.
ArrayCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Bệnh Tổ Đỉa Ở Trẻ Em – Cách Điều Trị
- Ghẻ Nước Và Tổ Đỉa – Phân Biệt Triệu Chứng & Giải Pháp Điều Trị
Tổ đỉa là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không cũng là thắc mắc thường gặp của bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này. Để biết câu trả lời chính xác cũng như cách khắc phục khi bị tổ đỉa, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Bác sĩ giải đáp thắc mắc bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Tổ đĩa là bệnh lý về da liễu có tỷ lệ người...
Xem chi tiếtTổ đỉa là một trạng thái viêm da, tổn thương khu trú tại bàn tay, bàn chân. Giống như nhiều bệnh lý da liễu khác, nhiều người lo lắng, thắc mắc liệu bệnh tổ đỉa có lây không, có di truyền không, phòng ngừa thế nào. Tất cả sẽ được chuyên gia, Ths.BS Lê Phương giải đáp trong bài viết bên dưới. Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không? Bệnh tổ đỉa (Chàm tổ đỉa) là tình trạng viêm da ở lớp thượng bì, gây ra các tổn thương mãn tính và thường có tính chu kỳ....
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!