Ghẻ Nước Và Tổ Đỉa: Phân Biệt Triệu Chứng & Giải Pháp Điều Trị
Ghẻ nước và tổ đỉa là 2 bệnh lý da liễu phổ biến tuy nhiên lại dễ nhầm lẫn dẫn đến việc điều trị sai cách, khiến bệnh càng trở nên trầm trọng. Nhìn chung, cả 2 bệnh lý này đều gây ra tình trạng da bị nổi mụn nước li ti, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Để có thể phân biệt rõ tổ địa và ghẻ nước, từ đó tìm ra hướng điều trị hiệu quả, an toàn, các bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây.
Tổ đỉa và ghẻ nước là bệnh như thế nào?
Tổ đỉa và ghẻ nước là 2 bệnh nhiễm trùng ngoài da, có chiều hướng kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng sống của người bệnh.
Bệnh tổ đỉa
Đây là một thể của bệnh chàm khi trên da xuất hiện nhiều hạt mụn dày và mọng nước. Chúng có xu hướng mọc thành mảng trên da tay và da chân. So với các bệnh chàm khác, mụn nước ở bệnh tổ đỉa gây bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu hơn. Thông thường, mụn nước sẽ nổi và gây khó chịu trong khoảng 3 tuần, sau đó tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tiến triển theo chu kỳ, chúng thường tái đi tái lại khi gặp tác nhân gây dị ứng.
Bệnh ghẻ nước
Tương tự như bệnh tổ đỉa, ghẻ nước cũng là một bệnh da liễu phổ biến với biểu hiện điển hình là những mụn nước nhỏ li ti. Tuy nhiên những mụn nước này thường mọc rải rác trên khắp cơ thể và có khuynh hướng lan rộng ra thành mảng lớn. Những vị trí dễ bị ghẻ nước nhất gồm lòng bàn tay, kẽ ngón tay, bộ phận sinh dục.
Triệu chứng điển hình phân biệt ghẻ nước và tổ đỉa
Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa bệnh tổ đỉa và ghẻ nước bởi những nhận diện ban đầu của 2 bệnh lý này thường giống nhau. Người bệnh có thể tham khảo một số dấu hiệu đặc trưng sau đây để phát hiện chính xác bệnh, từ đó có phương án điều trị và chăm sóc đúng hướng.
Dấu hiệu tiêu biểu khi bị tổ đỉa
Người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng đặc trưng như sau:
- Da nổi mụn nước: Người bệnh thấy rất nhiều mụn nưóc nhỏ li ti khoảng 1 – 2mm, sờ sần sùi và không có nhân nổi trên da tay hoặc da chân. Mụn thường có xu hướng tập trung thành từng mảng dày khiến vùng da bị sần sùi, nổi cục. Kẽ ngón tay, ngón tay, lòng bàn tay là một số vị trí tập trung mụn tổ đỉa.
- Da bị nóng rát: Bên cạnh những cơn ngứa, bứt rứt kéo dài, người bị bệnh tổ đỉa còn cảm thấy nóng rát vùng da bị bệnh.
- Bề mặt da bị đóng vảy: Khi gãi, các mụn nước sẽ bị vỡ sau đó da có thể đóng vảy thành từng mảng có màu vàng đục, gần giống vết chai sạn.
- Nhiễm khuẩn mụn nước: Một số trường hợp, bệnh tổ đỉa ở tay, chân không được kiểm soát kịp thời khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, các mụn nước tổ đỉa sẽ dần chuyển sang màu đục, sưng tấy, có hiện tượng nhiễm trùng. Người bệnh có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như nổi hạch, nhức mỏi cơ, sốt cao,…
Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa thường nặng nề hơn trong mùa xuân hè sau đó thuyên giảm dần vào mùa đông.
Dấu hiệu nhận biết ghẻ nước
Người bị ghẻ nước có thể phát hiện bệnh thông qua một số triệu chứng như sau:
- Đối với bệnh ghẻ nước, trên da người bệnh xuất hiện mụn nước màu đỏ nhạt. có hình tròn lớn hơn mụn tổ đỉa kèm theo rãnh ghẻ có chiều dài khoảng 2-4mm. Những nốt mụn này thường có xu hướng mọc nông trên bề mặt da và tốc độ lây lan rất nhanh.
- Mụn của ghẻ nước rất dễ vỡ, đặc biệt khi dùng tay cào mạnh hoặc ma sát với quần áo. Người bị ghẻ nước sẽ phải trải qua những cơn ngứa dữ dội, nhất là vào ban đêm.
- Mụn ghẻ nước có thể khởi phát rải rác trên khắp cơ thể nhưng phổ biến nhất ở má đùi trong, kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, thắt lưng và bộ phận sinh dục.
Các triệu chứng của ghẻ nước thường có xu hướng bùng phát mạnh mẽ vào thời tiết giao mùa, ngập úng, mưa bão. Bên cạnh đó, bệnh có thể tiến triển khi người bệnh làm việc và sinh sống trong môi trường ẩm thấp, vệ sinh kém.
Tổ đỉa ghẻ nước có lây không, có nguy hiểm không?
Mức độ lây lan và sự nguy hiểm của ghẻ nước và tổ đỉa như sau:
Khả năng lây lan
Tổ đỉa là một bệnh da liễu không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh bị tổ đỉa do nhiễm khuẩn dẫn tới nhiễm trùng da, lúc này, tổ đỉa có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc vật lý.
Bệnh ghẻ nước là một bệnh truyền nhiễm, các triệu chứng có thể lây lan từ vùng da này tới vùng da khác trên cơ thể. Bên cạnh đó, ghẻ nước có thể truyền từ người này sang người khác qua 2 con đường như sau:
- Lây trực tiếp: Ghẻ nước có thể lây lan trực tiếp nếu bạn có cử chỉ ôm, hôn, tắm rửa chung, quan hệ tình dục với người bị bệnh.
- Lây gián tiếp: Thói quen mặc chung quần áo, khăn tắm, khăn mặt, ngủ chung giường với người bệnh cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến bạn bị lây ghẻ nước.
Mức độ nghiêm trọng
Hầu hết các triệu chứng của bệnh tổ đỉa đều không nguy hiểm đến sức khỏe hay đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, những cơn ngứa da có thể lặp đi lặp lại và trở thành mãn tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số trường hợp gãi quá nhiều có thể gây tổn thương trên da, gây ra một số hệ lụy như: Nhiễm trùng, da bị thâm sẹo mất thẩm mỹ, biến dạng móng.
Đối với bệnh ghẻ nước thì mức độ ảnh hưởng trầm trọng hơn. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm, đúng hướng có thể gây nhiễm trùng da, da bị lở loét, tổn thương lan rộng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm cầu thận cấp.
Điều trị tổ đỉa và ghẻ nước như thế nào?
Vì là 2 căn bệnh khác nhau nên ghẻ nước và tổ đỉa cũng được áp dụng những phương pháp điều trị không giống nhau. Cụ thể:
Phương pháp điều trị ghẻ nước
Tùy vào tình trạng mụn ghẻ nước, người bệnh có thể áp dụng một trong những cách chữa như sau:
Sử dụng thuốc Tây y
Đối với mụn ghẻ nước, Tây y thường sử dụng các dòng thuốc trị tổ đỉa bôi ngoài da có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng, hỗ trợ tái tạo làn da mới như:
- Thuốc bôi ngoài da: Người bệnh có thể tham khảo D.E.P, Lindane 1%, Benzyl Benzoate 33%, kem Eurax, kem Permethrin 5%, Crotamiton 10%…
- Kết hợp thuốc uống: Một số người bệnh được bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh, kháng histamin H1, vitamin tổng hợp.
Phương pháp điều trị tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa có thể được kiểm soát sau 3-4 tuần. Người bệnh có thể tham khảo những phương pháp điều trị bệnh dưới đây.
Bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa
Người bệnh có thể thực hiện những cách này tại nhà với những nguyên liệu quen thuộc.
- Bài thuốc từ lá lốt: Chuẩn bị khoảng 30g lá lốt tươi sau đó rửa sạch, để ráo nước và giã nát. Lọc nước cốt lá lốt sử dụng mỗi ngày đều đặn 3 lần. Sử dụng phần bã lá lốt đun cùng nước và dùng để vệ sinh vùng da bị tổ đỉa.
- Bài thuốc từ củ tỏi: Sử dụng khoảng 2 củ tỏi, bỏ sạch vỏ sau đó ngâm cùng 250ml rượu trắng trong 7 ngày. Sử dụng rượu tỏi để thoa trực tiếp lên các nốt mụn tổ đỉa. Đợi sau 10 phút thì vệ sinh lại bằng nước sạch.
- Bài thuốc từ rau răm: Chuẩn bị khoảng 50g rau răm và rửa sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, để ráo nước. Sau đó, thêm khoảng nửa thìa muối trắng giã nát cùng rau răm. Sử dụng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên các vùng da bị tổ đỉa để giảm triệu chứng.
Thuốc Tây điều trị bệnh tổ đỉa
Tùy theo mức độ tổn thương trên da, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn các loại thuốc bôi có công dụng giảm triệu chứng rất nhanh như:
- Corticosteroid: Đây là nhóm thuốc có khả năng đẩy lùi mụn nước tổ đỉa nhanh chóng nhưng một số người có thể bị dị ứng với thành phần corticosteroid của thuốc.
- Chlorpheniramine, Loratadine: Đây là 2 loại thuốc thuộc nhóm chống dị ứng có hiệu quả trong việc kiểm soát các kích ứng da từ bên trong.
- Triamcinolone dạng tiêm: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định tiêm trực tiếp lên vị trí da bị tổ đỉa để tác động điều trị bệnh từ bên trong.
Ưu điểm khi sử dụng thuốc Tây là các triệu chứng có thể giảm nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Nếu người bệnh lạm dụng và sử dụng thuốc không đúng liều lượng có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh.
Một số lưu ý trong chăm sóc bệnh ghẻ nước và tổ đỉa
Khi bị ghẻ nước và tổ đỉa, bên cạnh tuân thủ liệu trình điều trị, người bệnh cần ghi nhớ thêm 1 số vấn đề sau đây để kiểm soát bệnh tốt hơn.
- Chú ý đến thực đơn mỗi ngày: Người bị tổ đỉa và ghẻ nước nên ưu tiên các nhóm thực phẩm giàu kẽm như yến mạch, ngũ cốc, thịt bò; tăng cường rau củ quả, uống nhiều nước. Ngoài ra, người bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì, đồ cay nóng, thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, cua tôm, thịt gà,… để hạn chế kích ứng da.
- Vệ sinh sạch sẽ da: Thói quen này sẽ giúp người bệnh loại bỏ được bụi bẩn, vi khuẩn bám trên da, hạn chế bội nhiễm, nhiễm trùng da.
- Tránh xa các dị nguyên: Phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn,… có thể khiến vùng da bị tổn thương trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên thường xuyên dọn dẹp không gian sống, điều này sẽ hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh.
- Thận trọng với hóa chất: Dầu rửa bát, nước lau nhà, bột giặt,… có thể gây kích ứng trên da. Do đó, người bệnh nên đeo găng tay để tránh tiếp xúc với những chất này.
Bài viết trên đây giúp bạn đọc phân biệt được ghẻ nước và tổ đỉa thông qua các triệu chứng. Bên cạnh đó, những thông tin về các phương pháp trị bệnh phần nào giúp các bạn có thêm cẩm nang hữu ích để giảm triệu chứng, hạn chế biến chứng của bệnh.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!