Top 16 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Cao Nhất
Trào ngược dạ dày gây ra nhiều phiền toái, rắc rối trong cuộc sống và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mắc. Nếu không tìm cách cải thiện, tình trạng này có thể tiến triển thành nhiều chứng bệnh nguy hiểm hơn. Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà an toàn, hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.
Top 16 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả, an toàn
Trào ngược dạ dày là hiện tượng axit tiết ra quá mức, trào ngược lên trên thực quản, gây ra triệu chứng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, khó chịu, chán ăn. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, cần nhanh chóng tìm các biện pháp để cải thiện.
Với một số trường hợp lo ngại dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, hãy tham khảo 16 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà an toàn, hiệu quả cao nhất trong bài viết dưới đây.
Sử dụng mật ong
Mật ong là nguyên liệu có chứa thành phần dưỡng chất cao, bao gồm vitamin B, C, E, K cùng nhiều khoáng chất khác giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và có khả năng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Theo nghiên cứu, thực phẩm này có hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, hỗ trợ tái tạo và phục hồi tổn thương nhanh chóng. Ngoài ra, những khoáng chất có lợi như kali, kẽm sẽ hỗ trợ cân bằng, điều hòa chất điện giải, ổn định nồng độ pH và giảm tiết acid ở dịch vị.
Do đó dùng mật ong có thể cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nhiều người ưu tiên lựa chọn phương pháp này bởi hiệu quả cao, an toàn và dễ thực hiện.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy 1 thìa mật ong nguyên chất cho vào miệng và nuốt trực tiếp để hoạt chất có thể đi vào lớp niêm mạc dạ dày.
- Ngoài ra, có thể dùng 2 thìa mật ong cho vào cốc, thêm 200ml nước ấm khoảng 70 độ C, hòa tan rồi uống ngay, thời điểm tốt nhất để uống nước mật ong là mỗi sáng sau khi ngủ dậy.
Dùng cam thảo
Dùng cam thảo cũng được xem là một trong những cách điều trị trào ngược dạ dày tại nhà nhiều người áp dụng thành công. Đây là vị thuốc thường được sử dụng nhiều trong Đông y để cải thiện các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Được biết, nguyên liệu này có vị ngọt nhẹ, tính bình, chứa hơn 300 hợp chất bao gồm axit glycyrrhizic cùng nhiều thành phần khác. Theo đó, cam thảo có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư.
Cụ thể, sử dụng cam thảo có thể làm lành nhanh những tổn thương ở vết loét dạ dày tá tràng, ngăn ngừa tiết axit quá mức gây trào ngược, đầy chướng bụng, khó chịu, đồng thời tăng cường chức năng của dạ dày.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị khoảng 4 – 5 bột cam thảo hòa cùng nước ấm và uống trực tiếp, sử dụng liên tục từ 2 – 3 tuần.
- Bên cạnh đó, có thể sử dụng cam thảo khô để hãm giống hãm trà trong khoảng 30 phút và uống trước khi ăn 30 phút mỗi ngày.
Xem thêm: Trào Ngược Dịch Mật: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Bột nghệ chữa trào ngược dạ dày tại nhà
Bột nghệ được biết đến là nguyên liệu đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Các chuyên gia cho biết, củ nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất kháng viêm, nhất là hoạt chất curcumin giúp tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa viêm loét và tránh tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nghệ còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP gây đau bao tử, trào ngược dạ dày thực quản, kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn. Cũng vì lý do này mà rất nhiều người sử dụng nghệ để chữa trào ngược dạ dày tại nhà.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Bạn dùng 2 thìa bột nghệ, hòa tan cùng 1 thìa mật ong và 100ml nước ấm, uống trực tiếp trước khi ăn khoảng 30 phút, thực hiện 3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu.
- Cách 2: Trộn đều bột nghệ cùng mật ong nguyên chất thành hỗn hợp dạng sệt, tiếp đến vo thành từng viên nhỏ, bảo quản trong hộp kín. Mỗi lần người bệnh trào ngược lấy khoảng 9 viên, ăn trong 3 lần sau bữa ăn.
- Cách 3: Bạn lấy 1 thìa bột nghệ và ít tiêu đen cho vào ấm, thêm nước sôi để hãm trong khoảng 10 phút, uống nhiều lần trong ngày và kiên trì ít nhất 1 tháng để thấy sự cải thiện rõ rệt.
Nha đam
Nếu không muốn sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày vì lo ngại những tác dụng phụ có thể xảy ra, bạn hãy áp dụng mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam. Đây là nguyên liệu dễ tìm, thường được sử dụng trong làm đẹp, chế biến món ăn và cải thiện triệu chứng của một số loại bệnh.
Nha đam có chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, loại bỏ các tác nhân gây hại trong đường ruột và thành dạ dày. Đồng thời sử dụng nguyên liệu này còn tăng cường bảo vệ cho lớp niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tiết acid, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Bạn lấy 1 nhánh lá nha đam rửa sạch, bỏ vỏ, giữ phần thịt bên trong, sau đó cho vào xay nhuyễn cùng 200ml nước. Để dễ uống hơn, có thể thêm một ít đường, dùng ngày 2 lần sau khi ăn và kiên trì ít nhất 1 tháng để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Cách 2: Bạn sơ chế nha đam, lấy phần thịt cắt thành dạng hạt lựu, ngâm rửa với nước muối để loại bỏ những tạp chất, tiếp đến cho vào nồi nấu cùng đậu xanh và bột sắn dây. Khi món ăn này đã chín, thêm đường phèn, dùng hết trong ngày và áp dụng 3 lần mỗi tuần, kiên trì ít nhất 1 tháng sẽ thấy sự cải thiện.
Trà hoa cúc
Hoa cúc là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong Đông y nhờ khả năng thanh nhiệt, giải độc, bổ thần kinh và tốt cho đường tiêu hóa. Những thành phần có trong hoa cúc như anethole, apigenin, bisabolol có tác dụng làm giảm nhanh cơn đau dạ dày, đẩy lùi các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, đầy chướng bụng để người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, sử dụng hoa cúc hãm trà uống hàng ngày còn có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, loại bỏ hết những vi khuẩn gây hại và đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương, cân bằng axit trong dịch vị.
Để chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng trà hoa cúc, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị 1 nắm hoa cúc khô hãm cùng 200ml nước sôi.
- Chờ khoảng 15 phút khi các hoạt chất ngấm vào nước, bạn uống trực tiếp lúc còn ấm.
- Áp dụng cách này 1 cốc mỗi ngày trước khi đi ngủ sẽ giảm được các triệu chứng của bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Gợi Ý 15 Bài Thuốc Nam Chữa Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Cao Nhất
Cách trị trào ngược dạ dày tại nhà bằng lá tía tô
Lá tía tô đã trở nên quá quen thuộc đối với tất cả chúng ta, không chỉ được sử dụng như một loại rau ăn sống mà còn xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y và mẹo dân gian chữa bệnh. Theo Y học cổ truyền, lá tía tô có tác dụng chống viêm, chữa lành tổn thương ở niêm mạc, giảm nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày.
Bên cạnh đó, Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chỉ ra rằng, lá tía tô chứa nhiều hoạt chất có khả năng sát trùng, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch và đẩy lùi ợ chua, ợ hơi,… Vì những lý do này, lá tía tô được xem là cách giảm trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Bạn chuẩn bị 1 nắm lá tía tô rửa sạch, có thể ngâm cùng nước muối pha loãng, chờ khi khô mang đi giã và chắt lấy nước cốt, uống 2 lần mỗi ngày.
- Cách 2: Mang lá tía tô đi rửa sạch, cho vào nồi và thêm nước để đun thành dạng nước trà, uống trong ngày. Nên kiên trì mẹo này khoảng 2 – 3 tuần sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt.
Lá bạc hà
Lá bạc hà có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe nên được sử dụng thường xuyên với nhiều cách khác nhau. Theo nghiên cứu, lá bạc hà có chứa hàm lượng lớn các thành phần như canxi, magie, kali, vitamin C, vitamin A, photpho, sắt mang đến khả năng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, cải thiện tình trạng ăn không tiêu, trào ngược và khó chịu ở dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Cách dùng lá bạc hà chữa trào ngược dạ dày tại nhà như sau:
- Đầu tiên bạn chuẩn bị khoảng 5 – 6 lá bạc hà tươi, ngâm rửa cùng nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, tạp chất gây hại.
- Cho lá bạc hà vào miệng nhai kỹ và nuốt trực tiếp, kiên trì áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần để đẩy lùi tình các triệu chứng của bệnh.
Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà với gừng
Chữa trào ngược dạ dày tại nhà với gừng được cho là biện pháp đơn giản, mang đến hiệu quả cao mà bạn không nên bỏ qua. Gừng là gia vị có đặc tính kháng viêm, hỗ trợ giảm đau nhanh và có thể đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Ngoài ra, những hoạt chất có trong nguyên liệu này còn làm lành tổn thương ở niêm mạc, ngăn ngừa vết loét nghiêm trọng hơn, đồng thời ức chế sự hình thành, phát triển của các vi khuẩn gây hại. Nguyên liệu này thích hợp sử dụng để cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu.
Người bệnh trào ngược có thể sử dụng gừng theo nhiều cách khác nhau:
- Cách 1: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, mang rửa sạch, cạo vỏ, thái nhỏ rồi cho vào cốc để hãm cùng 200ml nước sôi. Sau khoảng 10 phút, các hoạt chất trong gừng tiết ra nước, bạn uống ngay khi còn ấm và áp dụng từ 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ cho hiệu quả như mong muốn.
- Cách 2: Bạn rửa sạch củ gừng, cạo bỏ, thái lát mỏng, sau đó cho vào lọ thủy tinh sạch để ngâm cùng mật ong nguyên chất. Sau khoảng 10 ngày có thể lấy ra sử dụng, mỗi ngày ăn 2 – 3 lát gừng ngâm mật ong, nên ưu tiên nuốt cả phần mật ong này để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt và đẩy lùi nhanh chóng tình trạng ợ hơi, ợ chua,…
Đừng bỏ qua: Trào Ngược Dạ Dày Lưỡi Trắng Do Đâu? Cách Chữa Và Lưu Ý
Sử dụng tỏi
Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây hại cho dạ dày. Thêm vào đó, các hoạt chất của tỏi còn làm lành nhanh chóng các tổn thương ở niêm mạc, khắc phục hiện tượng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, đầy chướng bụng. Ngoài ra, Y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tỏi giúp diệt khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, do đó thường xuyên được áp dụng để cải thiện trào ngược dạ dày hay viêm dạ dày.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên bạn chuẩn bị 1 – 2 củ tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.
- Tiếp đến cho phần tỏi này vào lọ thủy tinh sạch, đổ mật ong ngập bình, ngâm từ 15 – 20 ngày là có thể sử dụng.
- Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản mỗi ngày nên lấy 1 thìa tỏi ngâm mật ong ăn trước bữa ăn chính.
- Kiên trì từ 2 – 3 tuần hoặc có thể lâu hơn để thấy rõ sự cải thiện.
Dùng nước muối – Cách giảm trào ngược dạ dày nhanh chóng
Nước muối không còn xa lạ với chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng nước muối chữa trào ngược dạ dày tại nhà. Do muối có tính kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt nên người bị trào ngược hay một số vấn đề về dạ dày khác nên bổ sung nước muối hàng ngày để giảm đau, cải thiện tình trạng ợ chua, ợ hơi,…
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 thìa muối, cho vào ly.
- Tiếp đó thêm khoảng 100ml nước ấm vào, khuấy đều cho tan muối và uống trực tiếp.
- Nên áp dụng công thức này hàng ngày và kiên trì trong thời gian dài để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Lá mơ lông
Lá mơ lông có vị đắng, mát và tính bình, không chỉ cho khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu phong hoạt huyết, sát trùng mà còn hỗ trợ đẩy lùi tình trạng đầy chướng bụng, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Thêm vào đó, nguyên liệu này chứa nhiều vitamin, protein cùng một số hoạt chất khác giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng đau ở lớp niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tiết axit dịch vị quá mức. Cũng bởi vậy, người ta sử dụng lá mơ lông khi bị các vấn đề về dạ dày, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản.
Có nhiều cách sử dụng lá mơ lông chữa trào ngược tại nhà như sau:
- Cách 1: Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông rửa sạch, chờ ráo nước thì cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc phần nước cốt uống trực tiếp. Người bệnh nên uống nước lá mơ 2 lần vào sáng – tối trước khi ăn 30 phút và kiên trì 2 – 3 tháng để có hiệu quả tốt.
- Cách 2: Bạn có thể dùng lá mơ lông rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng và ăn sống trực tiếp. Để dễ ăn hơn, nên kết hợp cùng một số loại rau khác trong bữa ăn hàng ngày.
Hạt thì là
Một trong những cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả, an toàn nhất đó chính là sử dụng hạt thì là. Theo ghi chép của Y học cổ truyền, hạt thì là có tính ấm, cho khả năng cân bằng hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.
Ngoài ra, hạt thì là cũng chứa hàm lượng dồi dào vitamin B3, C, kali, sắt, magie giúp tăng cường chức năng của dạ dày, nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh về đường ruột.
- Cách 1: Bạn lấy 100g hạt thì là cho vào nồi đun sôi cùng 500ml nước với thời gian từ 7 – 10 phút rồi rót nước ra cốc, chia thành 3 lần uống trong ngày. Nên sử dụng loại nước này trước khi ăn từ 30 phút sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
- Cách 2: Người bệnh chuẩn bị 2 thìa hạt thì là, lần lượt cho vào miệng để nhai và nuốt trực tiếp sau khi ăn trưa và tối. Áp dụng cách làm này từ 2 – 3 tuần, bạn sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
Dùng cây du trơn là mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả
Cây du trơn có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, được sử dụng rất nhiều trong điều trị bệnh đau mắt, đau họng, bệnh về da, hiện tượng nhiễm trùng, đặc biệt là các vấn đề về dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Loại cây này có chứa hoạt chất cho khả năng bảo vệ và làm dịu niêm mạc bao tử, chống lại axit và vi khuẩn gây hại, đồng thời kích thích ruột sản xuất chất nhầy cho dạ dày.
Người bệnh trào ngược dạ dày có thể sử dụng cây du trơn để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh với các bước đơn giản như sau:
- Đầu tiên chuẩn bị 1 – 2g bột vỏ cây du trơn.
- Cho bột này vào cốc, thêm nước sôi để hãm trong 3 – 5 phút rồi chia thành 3 lần uống hết trong ngày.
- Bạn nên kiên trì sử dụng bột vỏ cây du trơn trong thời gian 1 – 2 tháng để các triệu chứng của bệnh được đẩy lùi nhanh chóng.
Dùng chuối xanh
Có thể bạn chưa biết, chuối xanh có nhiều tác dụng đối với dạ dày và hệ tiêu hóa nên thường được sử dụng trong các bài thuốc hoặc mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản. Theo Đông y, chuối xanh có tính bình, vị chát, cho khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.
Bên cạnh đó, hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ trong chuối xanh còn hỗ trợ phục hồi tổn thương và bảo vệ lớp niêm mạc bao tử khỏi những tác nhân gây hại. Ngoài ra, chất tanin trong loại quả này giúp tạo lớp nhầy và làm se vết loét do trào ngược, ợ chua hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 2 quả chuối xanh gọt bỏ vỏ và ngâm vào nước muối pha loãng để loại bỏ phần nhựa chuối.
- Tiếp đến vớt chuối ra, để ráo, cắt thành từng lát mỏng và ngâm với nước muối một lần nữa trong thời gian 15 phút.
- Sau đó, bạn lấy chuối ra ăn kèm với cơm, nên áp dụng 3 – 4 lần mỗi tuần để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
Sử dụng lá ổi
Nếu chưa biết cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà như thế nào cho hiệu quả cao nhất, bạn có thể sử dụng lá ổi. Trong Đông y, lá ổi mang tính ấm, có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, đường ruột. Theo Y học hiện đại, loại lá này có chứa saponin, tanin, flavonoid giúp kháng khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ cải thiện vết thương, giảm đau, kích thích tiêu hóa tốt.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chuẩn bị 50g lá ổi non mang rửa sạch, để ráo và thái nhỏ.
- Tiếp đến bạn cho lên bếp và sao vàng cùng với 200g gạo lứt.
- Cho hỗn hợp đã sao vàng vào nồi, thêm 500ml nước sạch và đun sôi trong 5 phút, sau đó bạn lọc lấy phần nước, uống trực tiếp khi còn ấm.
Chế độ dinh dưỡng chữa trị trào ngược dạ dày tại nhà
Bệnh dạ dày có liên quan trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Do vậy nếu muốn cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày, bạn cần thay đổi thực đơn ăn uống của mình. Việc dung nạp thực phẩm tốt và tránh xa thực phẩm gây hại sẽ giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Vậy trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì tốt nhất?
Theo đó, nhóm thực phẩm người bị trào ngược nên bổ sung đó là:
- Các loại rau xanh giúp trung hòa axit dịch vị, ngăn ngừa trào ngược.
- Sữa chua hỗ trợ tiêu diệt hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích hệ tiêu hóa thực hiện đúng chức năng.
- Trái cây có tác dụng bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch, cơ thể chống lại tác nhân gây hại và ngăn ngừa tình trạng ợ chua, ợ hơi,…
Ngoài ra, người bệnh cần chú ý thực phẩm nên hạn chế ăn đó là:
- Thực phẩm nhiều axit khiến lớp niêm mạc dễ bị bào mòn và tổn thương.
- Đồ ăn cay nóng ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày, tạo ra các cơn đau và hiện tượng trào ngược.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, đồ uống có cồn và chất kích thích gây ra hiện tượng khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng,…
Tham khảo: Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Đờm Do Đâu? Triệu Chứng, Lưu Ý Cần Nhớ
Một số lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày tại nhà
Khi áp dụng các biện pháp chữa trào ngược dạ dày tại nhà, để đạt được hiệu quả cao và an toàn nhất, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Cần thực hiện thường xuyên và kiên trì mới đạt được kết quả như mong muốn vì những cách này cho tác dụng chậm.
- Thường chỉ nên áp dụng mẹo chữa trào ngược tại nhà đối với tình trạng bệnh nhẹ, các triệu chứng chưa nghiêm trọng.
- Luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình vì đây là yếu tố tác động trực tiếp đến các vấn đề về dạ dày.
- Người bệnh có thể kết hợp nhiều biện pháp cùng lúc để tăng hiệu quả điều trị.
- Ngoài các mẹo kể trên, cần quan tâm đến thói quen sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực.
- Khi áp dụng cách chữa trào ngược tại nhà một thời gian dài nhưng không khỏi, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm biện pháp phù hợp khác.
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc 16 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất. Tuy nhiên những biện pháp này chỉ cho tác dụng đối với thể bệnh nhẹ, mới khởi phát. Trong trường hợp bệnh nặng, đã tiến triển trong thời gian dài, bạn cần nhanh chóng thăm khám để lắng nghe sự tư vấn, lời khuyên và nhận phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
ArrayTrào ngược dạ dày là một bệnh lý về tiêu hoá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong xã hội hiện tại, đặc biệt ở nhóm người trong độ tuổi đi làm. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, cần được nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh sau này. Tuy nhiên, khám trào ngược dạ dày ở đâu là uy tín nhất? Dưới đây là 17 địa chỉ đáng tin để bạn tham khảo. Làm thế nào để nhận biết địa chỉ khám trào...
Xem chi tiếtTrào ngược dạ dày - thực quản hiện nay ngày càng trở nên phổ biến. Một vấn đề được quan tâm nhất chính là: Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu về mức độ nguy hiểm cũng như khó chịu của bệnh, đồng thời tìm hiểu thời điểm cần thăm khám bác sĩ và quy trình chẩn đoán qua bài viết sau. Bệnh GERD - Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý liên quan đến dạ dày và thực quản. Hiện tượng này...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!