Bệnh Viêm Amidan Ở Trẻ Em
Viêm amidan ở trẻ em là một trong những bệnh về tai mũi họng thường gặp trong giai đoạn chuyển mùa. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Bởi thế, phụ huynh cần kịp thời phát hiện và điều trị dứt điểm, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Bệnh viêm amidan ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm amidan ở trẻ nhỏ là một dạng bệnh nhiễm trùng thường gặp do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Cụ thể, amidan là bộ phận nằm ở cuối phần họng giữ vai trò bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn, virus cũng như có khả năng tiết ra các kháng thể để chống lại sự nhiễm trùng. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà bộ phận này có thể bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm.
Mặc dù bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, nhưng theo thống kê của Bộ Y tế có khoảng 80% đối tượng là trẻ em mắc bệnh. Trong đó, đặc biệt thường gặp nhất là viêm amidan ở trẻ 3 tuổi, viêm amidan ở trẻ 4 tuổi cho đến 7 tuổi.
Tương tự như người lớn, viêm amidan trẻ em cũng được chia thành 2 giai đoạn chính gồm:
- Viêm amidan cấp ở trẻ em: Đây là mức độ nhẹ nên các triệu chứng bệnh thường chưa rõ ràng và dễ nhầm lẫn với cảm cúm, viêm họng thông thường. Nếu viêm amidan cấp ở trẻ nhỏ tiến triển nặng sẽ thấy hiện tượng amidan có mủ.
- Viêm amidan mãn tính: Trẻ bị viêm amidan mãn tính khi viêm amidan mới xuất hiện không được điều trị kịp thời, lâu ngày để bệnh tiến triển nặng và thường xuyên tái phát. Một số dấu hiệu thường gặp gồm sưng, đau họng kéo dài, dai dẳng, nghiêm trọng hơn là tình trạng amidan hốc mủ, gây suy hô hấp, thậm chí ngưng thở khi ngủ.
Viêm amidan ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp và không nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng nếu điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, viêm amidan có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm cầu thận, áp xe quanh amidan, ung thư amidan.
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm amidan là gì?
So với người lớn, trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu hơn. Nếu phụ huynh không lưu tâm, quan sát sự thay đổi bất thường trên cơ thể của trẻ, trẻ thường dễ mắc bệnh viêm amidan bởi những nguyên nhân như:
- Đây là đối tượng có sức đề kháng chưa cao nên dễ dàng bị các tác nhân gây bệnh đánh bại, gây ra tình trạng viêm amidan.
- Khi khí hậu biến đổi thất thường, không khí môi trường bị ô nhiễm khiến nhiệt độ trong cơ thể bé thay đổi một cách đột ngột. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ hô hấp dẫn đến tình trạng viêm amidan ở trẻ nhỏ.
- Với những trẻ em yêu thích sử dụng thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ hay uống nhiều nước lạnh khiến cho vi khuẩn xâm nhập và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng amidan, làm trẻ em bị bệnh viêm amidan.
- Viêm amidan ở trẻ 2 tuổi đến 7 tuổi thường gặp do trẻ ở độ tuổi này khá hiếu động. Nếu sau khi vui chơi và tiếp xúc ở những khu vực có nhiều bụi bẩn mà không vệ sinh cơ thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ môi trường bên ngoài ồ ạt thâm nhập vào khiến trẻ bị sưng amidan.
- Một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm amidan ở trẻ em nữa là do ảnh hưởng của các loại vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, virus cúm, ho gà, sởi,…
Triệu chứng bệnh viêm amidan ở trẻ em
Trẻ viêm amidan thường dễ nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình như:
- Sốt cao: Thông thường nhiệt độ cơ thể của mọi trẻ em là 37 độ. Trong trường hợp thân nhiệt thay đổi đột ngột từ 39 đến 40 độ, rất có thể bé bị viêm amidan.
- Amidan thay đổi bất thường: Amidan khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt, hai bên thành họng trơn láng. Tuy nhiên khi vi khuẩn xâm nhập phải chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài sẽ khiến cho vùng amidan sưng tấy đỏ. Ngoài ra, hai bên thành họng sẽ xuất hiện những đốm trắng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu.
- Đau rát cổ họng: Trẻ nhỏ bị viêm amidan thường có cảm giác khô họng, hơi thở có mùi, đau vùng vòm họng… Triệu chứng viêm amidan ở trẻ này thường gây nhiều khó khăn trong quá trình ăn nhai và nuốt nước bọt…
- Ho: Một trong những dấu hiệu trẻ bị viêm amidan nữa chính là ho kéo dài. Ngoài ho khan, ho đờm, trẻ còn thường bị thay đổi giọng, khàn, lạc giọng.
XEM THÊM:
Chẩn đoán xác định bé bị amidan
Để chẩn đoán xác định viêm amidan ở trẻ em và phân biệt với các bệnh khác, bác sĩ sẽ thực hiện như sau:
- Khám bệnh: Bác sĩ sử dụng đèn soi chiếu trong các khoang của tai, mũi và họng để tìm ra ổ nhiễm khuẩn trong họng. Sau đó, bác sĩ tiếp tục thăm khám vùng cổ xem trẻ có bị sưng hạch bạch huyết hay không. Đồng thời, kiểm tra phổi và khám vùng nách ở trẻ.
- Xét nghiệm: Trẻ phải thực hiện xét nghiệm máu toàn phần và xét nghiệm dịch tiết được lấy từ họng để tìm ra nguyên nhân dẫn tới nhiễm khuẩn.
Giải pháp điều trị viêm amidan ở trẻ
Khi trẻ bị viêm amidan, phụ huynh có thể cân nhắc sử dụng một số phương pháp điều trị sau đây:
Điều trị viêm amidan ở trẻ bằng mẹo dân gian
Cách chữa viêm amidan tại nhà sử dụng nguyên liệu sẵn có tại nhà. Bởi thế, phụ huynh vừa dễ dàng áp dụng cho trẻ, vừa tiết kiệm thời gian đi lại và kinh phí. Tuy nhiên, việc điều trị chỉ đạt hiệu quả khi bé bị viêm amidan cấp ở mức độ nhẹ.
- Sử dụng nghệ: Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, phụ huynh hãy dùng bột nghệ trộn với nước muối ấm rồi cho trẻ súc miệng vài lần trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 1 thìa bột nghệ hòa với sữa ấm cho bé uống trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm triệu chứng sốt do bệnh gây ra hiệu quả.
- Sử dụng bạc hà: Sử dụng một nắm lá bạc hà rửa sạch sau đó cho vào đun sôi với nước. Tiếp đến hãy chắt nước vào cốc rồi hòavới một chút mật ong cho bé uống hàng ngày.
- Sử dụng nước chanh ấm: Pha nước cốt chanh cùng với nước ấm, cho thêm một chút muối, mật ong và cho trẻ ngậm thường xuyên mỗi ngày.
Điều trị viêm amidan ở trẻ em bằng thuốc Tây
Đối với những trường hợp trẻ bị viêm amidan cấp nhẹ, bác sĩ thường chỉ định dùng một số loại thuốc có khả năng giảm đau, hạ sốt và tiêu viêm như:
- Amoxicillin hoặc penicillin: Đây là hai dạng thuốc phổ biến trong điều trị viêm amidan ở mọi đối tượng. Khi sử dụng cho trẻ nhỏ cần cẩn trọng bởi thuốc có thể gây dị ứng trong một số trường hợp.
- Erythromycin: Nếu trẻ có tiền sử kháng với penicillin, lúc này các bác sĩ thay thế bằng erythromycin để làm nhanh chóng cải thiện triệu chứng bệnh viêm amidan ở trẻ em.
- Streptococcus: Thuốc có hiệu quả nhanh trong thời gian ngắn nhưng lại gây tác dụng phụ như làm ố, hỏng men răng. Do đó phụ huynh cần cân nhắc khi lựa chọn và dùng thuốc cho trẻ.
Việc sử dụng thuốc điều trị viêm amidan cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan.
Viêm amidan ở trẻ em nên làm gì nhanh khỏi?
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Do vậy, phụ huynh nên chú ý hơn đến một số vấn đề sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý với rau xanh, trái cây tươi để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của trẻ. Đặc biệt chúng còn giúp hạ nhiệt, giảm tình trạng viêm sưng đau họng do sưng amidan gây ra.
- Không sử dụng thức ăn cứng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ uống có gas… cho trẻ hay bị viêm amidan. Điều này sẽ làm tổn thương vùng họng thêm phần nghiêm trọng, làm triệu chứng đau, rát sưng tấy nặng nề hơn.
- Cho trẻ uống nhiều nước ấm để làm dịu kích ứng trong cổ họng và hạ sốt cho bé.
- Với trẻ còn bú mẹ, nên cho trẻ bú nhiều hơn trong ngày. Với trẻ lớn hơn thì cho ăn các thức ăn mềm, lỏng, không tẩm ướp nhiều gia vị hạn chế sử dụng dầu, mỡ khi nấu ăn.
- Sử dụng thuốc đủ liều, uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ không phải dung nạp một lượng lớn thức ăn cùng lúc và tiêu hóa thực phẩm dễ dàng hơn.
- Cho bé nghỉ ngơi nhiều tại không gian sạch sẽ, yên tĩnh và thoáng khí để mau hồi phục sức khỏe.
Trẻ mắc amidan thăm khám, điều trị ở đâu?
Khi trẻ có dấu hiệu mắc amidan, phụ huynh nên cho trẻ thăm khám sớm để được trị bệnh hiệu quả trong thời gian ngắn. Một số cơ sở phụ huynh có thể tham khảo gồm có:
- Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương: Đây được biết đến là bệnh viện công lập chuyên khoa hàng đầu về điều trị bệnh tai mũi họng hiện nay. Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm. Địa chỉ bệnh viện tại số 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại 024 3868 6050.
- Bệnh viện Nhi Trung ương: Là bệnh viện chuyên thăm khám và điều trị các bệnh cho trẻ em trong đó có viêm amidan ở trẻ em. Đây được xem là bệnh viện đầu ngành chuyên khoa Nhi của cả nước nên phụ huynh có thể an tâm lựa chọn. Địa chỉ bệnh viện tại số 18 ngõ 879 Đường La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại 024 6273 8532.
Giải pháp phòng viêm amidan cho trẻ hiệu quả
Để ngăn ngừa viêm amidan ở trẻ, phụ huynh cần chú ý áp dụng một số biện pháp như:
- Tập cho bé đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc miệng sau đánh răng để tiêu diệt vi khuẩn, virus, ngăn chặn không cho tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
- Tập cho bé thói quen quen rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi đi học về, chơi đồ chơi…
- Chú ý không cho bé ngậm tay vào miệng bởi điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây nhiễm trùng amidan.
- Thường xuyên giữ ấm vùng ngực và mũi họng cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa hoặc trong những ngày trời lạnh
- Không để bé tiếp xúc với những nơi có khói thuốc lá, bụi bẩn. Khi đưa bé ra ngoài, cần sử dụng khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp.
- Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nước ấm để giảm nguy cơ kích ứng niêm mạc họng dẫn đến viêm amidan.
Bệnh viêm amidan ở trẻ em có thể diễn biến phức tạp nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp. Vì vậy, phụ huynh hãy chú ý đến những dấu hiệu của trẻ để thăm khám và trị bệnh kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Array
Bị amidan nên làm gì để nhanh khỏi bệnh là thắc mắc thường gặp hiện nay. Cùng với việc áp dụng các giải pháp điều trị chuyên sâu, giúp bệnh được dứt điểm hoàn toàn. Người bị viêm amidan cần xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học để cơ thể có thể phục hồi nhanh chóng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề này. [caption id="attachment_7686" align="aligncenter" width="768"] Bị amidan nên làm gì để nhanh khỏi bệnh?[/caption] Bị amidan nên làm gì? Sử...
Xem chi tiếtCắt amidan xong có được đánh răng không là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Theo các bác sĩ, việc vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật là vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu không chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng đặc biệt là nhiễm trùng. Bài viết sau đây sẽ giúp người bệnh tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. Chuyên gia lý giải cắt amidan xong có được đánh răng không? Với câu hỏi cắt amidan có được đánh răng không? Theo các...
Xem chi tiếtViêm amidan hốc mủ có nên cắt không là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, có không ít bệnh nhân còn băn khoăn không biết khi nào nên cắt amidan và các phương pháp điều trị bảo tồn có thể áp dụng là gì. Bạn đọc muốn đi tìm lời giải đáp đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được tổng hợp trong bài viết sau. Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Viêm amidan hốc mủ xảy ra khi bệnh viêm amidan cấp...
Xem chi tiếtViêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không là một trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe nhận được nhiều sự quan tâm. Theo các chuyên gia, bệnh lý này tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể bệnh nhân như áp xe amidan, ngưng thở khi ngủ, thậm chí là ung thư amidan,... nếu người bệnh điều trị muộn. Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Có không ít người thắc mắc liệu bệnh viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm hay không? Theo các...
Xem chi tiếtViêm amidan mãn tính là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến với mọi lứa tuổi khác nhau. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, cắt amidan là một phương pháp thường thấy. Nhiều người bệnh cảm thấy hoang mang liệu viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Trong bài viết này, hãy tìm hiểu về viêm amidan mãn tính và những điều cần biết. Người bệnh bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Viêm amidan mãn tính kéo dài trên 4 tuần...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!