Viêm Da Tiếp Xúc Ở Trẻ Em
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là một dạng kích ứng xảy ra phổ biến nhưng nhiều cha mẹ lại tỏ ra lúng túng khi đối diện với căn bệnh này. Theo các chuyên gia, bệnh dễ tiến triển nặng và gây biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Trẻ mắc bệnh sẽ khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt.
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là bệnh gì?
Trẻ sơ sinh, trẻ em là những đối tượng rất dễ bị mắc viêm da tiếp xúc. Theo một nghiên cứu có tới hơn 50% trẻ em, đặc biệt là giai đoạn từ 6 – 9 tháng tuổi mắc các bệnh viêm da trong những năm đầu đời.
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là bệnh lý ngoài da thường gặp, các tổn thương da xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với chất dị ứng, chất kích thích bên ngoài. Các triệu chứng thường khởi phát ngay tại vị trí tiếp xúc. Trẻ có cảm giác ngứa rát, da mẩn đỏ, nổi mụn nước, ngứa ngáy, khó chịu.
Trẻ em có làn da vốn mỏng manh và nhạy cảm, đồng thời hệ miễn dịch của chúng cũng chưa hoàn thiện. Do đó, trẻ em rất dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với một số loại hoá chất hoặc thực vật, côn trùng.
Nếu không biết cách chăm sóc và điều trị đúng thì bệnh có thể chuyển sang mãn tính. Khi đó, viêm da tiếp xúc ở trẻ em gây ra nhiều phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng tới ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, bệnh nặng còn có thể để lại sẹo trên da, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ.
Một số nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở trẻ
Làn da của trẻ sơ sinh, trẻ em tương đối mỏng và sức đề kháng còn yếu ớt nên dễ gặp phải các vấn đề ngoài da. Cũng giống như những đối tượng bệnh nhân khác, viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh khởi phát do cơ thể tiếp xúc với hai nhóm chất là:
- Nhóm gây kích ứng: Nhóm này chiếm đến 80% bao gồm các loại hoá chất và thành phần trong tác nhân kích ứng. Chúng gây tổn thương vùng da tiếp xúc trực tiếp mà không thông qua phản ứng dị ứng.
- Nhóm chất dị ứng: Nhóm này chiếm khoảng 20% các tác nhân như lông động vật, phấn hoa, thời tiết lạnh,… Chúng gây tổn thương da thông qua việc kích thích hệ miễn dịch của da, giải phóng các hoá chất trung gian gây dị ứng như IgE, histamin, Prostaglandin,… sau đó gây ra các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Các tác nhân cụ thể khiến trẻ sơ sinh bị viêm da tiếp xúc gồm bao gồm:
- Các loại đồ chơi được làm bằng chất liệu cao su.
- Viêm da tiếp xúc ở trẻ em do côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với dịch tiết của côn trùng.
- Núm ti giả.
- Do sự ma sát giữa da với quần áo, tã và giày dép.
- Nấm mốc, phấn hoa, ánh nắng mặt trời.
- Các loại hoá chất, bột giặt, mỹ phẩm, nước xả vải, dung môi công nghiệp,…
- Do sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt.
- Các kim loại như sắt, inox, bạc, niken,…
>> ĐỌC NGAY: Bí truyền bài thảo dược của Ngự y triều Nguyễn điều trị viêm da tiếp xúc an toàn, không để lại sẹo cho trẻ
Ngoài nguyên nhân do tiếp xúc với những tác nhân cụ thể gây kích ứng, phản ứng dị ứng đã kể trên, bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em có thể xuất hiện bởi một số yếu tố khác (ít gặp) như:
- Di truyền: Viêm da tiếp xúc có yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con. Do vậy, nếu bố hoặc mẹ mắc các bệnh lý liên quan đến cơ địa thì khả năng trẻ cũng mắc bệnh này sẽ cao hơn.
- Do cơ địa: Trẻ mắc các bệnh liên quan đến cơ địa như bệnh chàm, viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… thì nguy cơ bị viêm da tiếp xúc cao.
- Vấn đề giới tính: Kết quả của nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bé gái có nguy cơ mắc viêm da tiếp xúc cao hơn các bé trai.
- Trẻ sinh non: Trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân thường có sức đề kháng yếu và cơ địa nhạy cảm. Do đó, hệ miễn dịch dễ bị kích thích bởi các yếu tố từ môi trường và gây viêm da.
Dấu hiệu của viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Nhiều phụ huynh bị nhầm lẫn tình trạng viêm da tiếp xúc ở trẻ em với các bệnh viêm da thông thường. Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em xảy ra bởi các tác nhân dị ứng và chỉ có biểu hiện nhất thời. Sau nhiều đợt tái phát, bệnh thường có tính chất mãn tính, khi trẻ có tiếp xúc với dị nguyên là từng đợt viêm da lại xuất hiện.
Các triệu chứng có thể bùng phát tức thời và biến mất một cách đột ngột. Khu vực thường bị chịu tổn thương là da đầu, da mặt, bàn tay, khuỷu tay, đùi hoặc đầu gối. Triệu chứng có thể phát triển xung quanh miệng ở những trẻ lớn hơn. Biểu hiện viêm da tiếp xúc ở mỗi trẻ là khác nhau, tuy nhiên cơ bản có những triệu chứng xảy ra dưới đây:
- Một vùng da bất kỳ trên cơ thể của trẻ xuất hiện các nốt ban đỏ có hình tròn hoặc dài, kích thước có thể đồng nhất hoặc không.
- Tại vị trí bị tổn thương xuất hiện dấu hiệu phù nề, da khô, bong vảy.
- Sau vài giờ đồng hồ, các ban đỏ có xu hướng xuất hiện bọng nước hoặc mụn nước, nổi thành một mảng đỏ.
- Trẻ cảm thấy bị ngứa nhẹ hoặc rất ngứa, mẩn đỏ hoặc sưng nhẹ, nóng rát.
- Bề mặt vùng da tổn thương hình thành lớp sừng dày.
- Cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt khiến trẻ quấy khóc và gãi, chà xát lên vùng viêm khiến bị rò rỉ dịch vàng.
- Sau khoảng vài ngày, các bọng nước có xu hướng tự vỡ và hình thành vảy, khiến vùng da viêm bị sần sùi.
Các triệu chứng viêm da tiếp xúc ở trẻ em có thể rầm rộ và trầm trọng hơn. Tuy nhiên, các dấu hiệu ở một số bệnh da liễu có thể giống nhau. Do đó, để được chẩn đoán chính xác nhất, cha mẹ hãy đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của bé.
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em thường có mức độ nhẹ và đáp ứng tốt đối với các biện pháp điều trị. Mặc dù đây không phải là bệnh lý nguy hiểm và ít ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, bệnh cũng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, chán ăn, bỏ ăn, bỏ bú trong thời gian phát bệnh. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới chứng biếng ăn, chậm lớn, sụt cân, kém phát triển.
Tổn thương da không được phát hiện sớm sẽ có xu hướng tiến triển theo chiều hướng tiêu cực. Trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm khác như:
- Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Trẻ thường xuyên chà xát, cào gãi lên mụn nước khiến da trợt loét, ngứa ngáy và đau rát sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm. Khi bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm không chỉ khiến da bị tổn thương nặng, dễ để lại sẹo vĩnh viễn mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, khiến trẻ sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi và chán ăn.
- Hoại tử da: Đây là biến chứng nặng nề nhất của bệnh. Biến chứng xảy ra khi viêm da tiếp xúc bội nhiễm không được can thiệp xử lý kịp thời hoặc lạm dụng thuốc bôi chứa corticosteroid.
Chẩn đoán bệnh thế nào?
Theo các chuyên gia có đến hơn 3000 nguyên nhân gây dị ứng ở người. Nếu không phát hiện chính xác nguyên nhân gây dị ứng có thể khiến việc điều trị không hiệu quả. Phương pháp chẩn đoán sẽ thông qua khám lâm sàng hoặc xét nghiệm trên da.
Để chẩn đoán viêm da tiếp xúc ở trẻ em, trước tiên cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh sử gia đình.
Nhằm đánh giá chính xác mức độ dị ứng, các bác sĩ có thể để trẻ tiếp xúc với một lượng nhỏ chất bị nghi ngờ gây kích ứng. Trẻ sẽ được theo dõi phát ban trong 1 – 2 ngày đầu. Những biểu hiện trong thời gian này chính là cơ sở giúp bác sĩ xác định nguyên nhân và phương hướng điều trị phù hợp. Sau khi các triệu chứng được cải thiện, bác sĩ sẽ khẳng định kết quả chẩn đoán.
Những trường hợp trẻ bị viêm da tiếp xúc do côn trùng thì chẩn đoán đơn giản thông qua các biểu hiện lâm sàng. Các căn cứ gồm: Triệu chứng có xảy ra đột ngột không, các tổn thương sau dị ứng có đỏ có bọng nước hay không, có giống vết bỏng, ngứa hay đau đặc trưng không.
Khi các triệu chứng mới bùng phát có thể có sự nhầm lẫn trong việc chẩn đoán viêm da tiếp xúc ở trẻ em. Việc sử dụng các loại thuốc điều trị có thể giống nhau nếu triệu chứng xảy ra do dị ứng.
Giải pháp điều trị bệnh hiệu quả
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em thường có diễn tiến nhanh và dễ gây ra biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Các giải pháp điều trị có thể giúp trẻ cải thiện nhanh những triệu chứng, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em bằng mẹo dân gian
Khi viêm da tiếp xúc ở trẻ em ở mức độ nhẹ việc dùng thuốc không được khuyến khích. Việc chăm sóc và điều trị đúng cách tại nhà có vai trò rất quan trọng giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện các triệu chứng ngoài da. Việc áp dụng các bài thuốc dân gian sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính.
Các bậc cha mẹ có thể tham khảo một số mẹo chữa viêm da tiếp xúc cho trẻ dưới đây:
- Tắm nước lá khế: Dùng một nắm lá khế, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng. Cho lá khế vào nồi rồi đun sôi cùng 2 lít nước, đun trong thời gian 15 phút. Pha nước lá khế với nước sạch ở độ ấm vừa phải rồi dùng tắm cho bé. Cha mẹ thực hiện tắm nước này cho bé khoảng 2 – 3 lần/tuần.
- Dùng tỏi: Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc mà còn có hiệu quả trong việc chữa trị một số bệnh lý về da. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng tỏi ngâm với rượu trong khoảng 7 – 10 ngày. Dùng bông gòn hoặc tăm bông thấm vào rượu tỏi rồi chấm lên vùng da bị tổn thương.
- Lá ổi: Đây là lá quen thuộc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Bạn dùng 5 – 7 lá ổi tươi, rửa sạch rồi giã nát. Lọc lấy nước, dùng khăn vải mềm thấm nước lá ổi rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị viêm. Thực hiện liên tục cách này nhiều ngày liền, các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm.
Áp dụng các biện pháp Tây y
Trong trường hợp bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em có dấu hiệu nặng hơn bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc Tây. Một số loại thuốc được sử dụng để tăng khả năng phục hồi và kiểm soát các triệu chứng của viêm da như:
Thuốc bôi ngoài da:
- Hồ nước: Là loại dung dịch quen thuộc, được sử dụng nhiều với một số bệnh ngoài da. Tác dụng của hồ nước là làm sạch da, sát khuẩn nhẹ và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm khi trẻ bị viêm da tiếp xúc. Dùng tăm bông hoặc bông gòn sạch chấm vào hồ nước rồi bôi lên vùng da viêm.
- Thuốc tím: Dùng thoa lên vị trí bị tổn thương khi da có dấu hiệu viêm nhiễm. Thuốc tím cũng có thể dùng để pha nước tắm cho bé, giúp giảm ngứa và sát trùng.
- Thuốc bôi chứa corticoid: Giúp ức chế miễn dịch nhằm chống dị ứng kháng viêm mạnh. Nhóm thuốc này chỉ được dùng cho những trẻ từ 12 tuổi trở lên và dùng đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc uống khi cần thiết:
- Thuốc giảm đau: Trường hợp bị viêm nhiễm trẻ có thể có biểu hiện đau nhức, đau đầu, sốt. Bác sĩ sẽ kê Paracetamol cho tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc Paracetamol này có thể dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng kháng sinh cho trẻ khi có dấu hiệu viêm nhiễm nặng. Lưu ý, cha mẹ chỉ cho trẻ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc kháng histamin H1: Thuốc khá an toàn với trẻ nhỏ. Được bào chế ở dạng uống, thuốc có tác dụng giảm sưng viêm, giảm ngứa. Đồng thời giúp ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.
>> ĐỪNG BỎ LỠ: Khuyến cáo của chuyên gia trong sử dụng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc cho trẻ
Nên làm gì khi bị viêm da tiếp xúc ở trẻ em?
Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng nhạy cảm và cũng dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Khi con xuất hiện các biểu hiện của viêm da tiếp xúc nhiều bậc cha mẹ thường quá lo lắng và không biết nên làm gì. Dưới đây là một số biện pháp cải thiện và chăm sóc viêm da tiếp xúc ở trẻ em:
- Tắm nước mát: Khi nhận thấy trẻ bùng phát các triệu chứng của viêm da tiếp xúc, nên cho trẻ tắm nước mát nhằm loại bỏ chất dị ứng. Bạn có thể cho thêm vào nước tắm tinh dầu khuynh diệp giúp giảm ngứa ngáy và sát trùng.
- Thoa kem dưỡng: Để tăng sức đề kháng cho da và giảm mức độ thương tổn. Một số loại kem dưỡng da còn chứa thành phần kháng khuẩn và làm dịu da như Aloe vera, Glycerin, Oat extract,…
- Cho trẻ uống nhiều nước: Giúp hỗ trợ giảm ngứa và điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch. Có thể bổ sung thêm cho trẻ nước ép từ rau củ và trái cây.
- Cho trẻ mặc quần áo thông thoáng: Các tổn thương có thể nghiêm trọng và lan tỏa rộng hơn khi có ma sát. Do đó, trong thời gian điều trị nên cho trẻ mặc quần áo thông thoáng giúp giữ làn da luôn khô thoáng.
- Hạn chế một số thực phẩm: Hải sản, thịt bò, sữa bò, đậu nành, đậu phộng,… là thực phẩm bệnh nhân viêm da tiếp xúc cần kiêng. Bởi chúng có thể khiến tổn thương da chậm lành hơn, nổi mề đay toàn thân, ngứa ngáy dữ dội và tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Bảo vệ da của trẻ: Hạn chế cho trẻ vui chơi ngoài trời, sử dụng kem chống nắng, mặc áo khoác khi trẻ phải tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng. Bởi da của trẻ bị viêm da tiếp xúc thường nhạy cảm hơn với ánh nắng và yếu tố bên ngoài.
- Không chà xát và gãi lên da: Việc chà xát và gãi lên da sẽ khiến vỡ mụn nước, gây lở loét và bội nhiễm. Cha mẹ cần dặn dò bé không được gãi cào lên da. Với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh nên cắt móng và đeo bay để tránh tình trạng chảy máu, viêm nhiễm vùng da bị tổn thương.
Cách phòng tránh viêm da tiếp xúc ở trẻ
Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em hoàn toàn có thể bị lại bởi đối tượng này rất dễ bị mắc các bệnh ngoài da. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động có những biện pháp phòng tránh căn bệnh da liễu này.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc tại các khu vực có nhiều hoá chất, nhựa, nhiều cây cối, côn trùng,…
- Thường xuyên, giữ gìn vệ sinh nhà cửa, khu vui chơi, học tập của trẻ sạch sẽ, thoáng mát. Tiến hành phun xịt côn trùng theo định kỳ để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn và một số loại côn trùng khác.
- Phụ huynh cần lưu ý lựa chọn tã, bỉm, quần áo cho bé có chất liệu mềm, dễ thông thoáng và kích thước phù hợp.
- Xây dựng thực đơn ăn uống cho bé đầy đủ chất, hạn chế các thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng.
- Khuyến khích trẻ hoạt động thể chất, uống nhiều nước, ngủ nghỉ đúng giờ.
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em nên khám ở đâu?
Tìm kiếm một cơ sở y tế khám và chữa viêm da tiếp xúc ở trẻ em uy tín, chất lượng là nhu cầu của hầu hết các bậc cha mẹ. Việc điều trị đúng cách có thể giúp ngăn chặn những đợt tái phát trong tương lai. Dưới đây là một số địa chỉ hàng đầu bạn nên bỏ túi:
- Bệnh viện da liễu Hà Nội: Hoạt động từ năm 2004, bệnh viện với chức năng chăm sóc sức khỏe da liễu cho người dân Thủ Đô và khu vực phía Bắc. Bệnh viện sở hữu trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo bài bản. Người bệnh có thể tới thăm khám theo địa chỉ số 79B, Đường Nguyễn Khuyến, Phường Văn Miếu, Quận Đống Đa, Hà Nội – Điện thoại: 0967 691 616.
- Bệnh viện Bạch Mai: Tại đây có khoa Da liễu – nơi bạn có thể đến khám và chữa tất cả các bệnh lý về da liễu và hoa liễu. Người bệnh có thể đăng ký khám trực tiếp tại tòa nhà 2 tầng khoa Da liễu. Bệnh viện có địa chỉ tại số 78, Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội – Điện thoại: (024) 6657.2588.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Khoa Da liễu của bệnh viện có đội ngũ bác sĩ đa phần đang công tác tại Trường đại học Y Dược Hà Nội. Họ vừa giỏi lý thuyết và có bề dày kinh nghiệm chuyên môn. Người bệnh có thể liên hệ với bệnh viện theo địa chỉ Số 1, đường Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội – Điện thoại (024) 3574.7788.
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là bệnh lý ngoài da phổ biến, thường gặp và dễ tái phát lại nhiều lần. Bệnh có thể trở nên nguy hiểm nếu cha mẹ chủ quan và không có giải pháp điều trị đúng đắn, kịp thời. Do vậy, các bậc cha mẹ cần nắm vững thông tin kiến thức về bệnh và chủ động các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khoẻ của trẻ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Điều trị viêm da tiếp xúc: Tổng hợp những phương pháp chữa bệnh tận gốc
Array
Viêm da tiết bã là một tình trạng da phổ biến, thường gây ra ngứa ngáy, đỏ và bong tróc da, đặc biệt là ở vùng mặt, da đầu. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng da, vì vậy việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng. Vậy người bị viêm da tiết bã nên ăn gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm da tiết bã để hỗ trợ điều trị cũng như cải thiện tình trạng da. Ảnh hưởng...
Xem chi tiếtViêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu với các triệu chứng như ngứa, khô da, và viêm đỏ. Việc kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào các biện pháp điều trị mà còn cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều yếu tố có thể làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiêng khem đúng cách. Vậy, người bị viêm da dị ứng nên kiêng gì để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện tình...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng từ môi trường. Nhiều người thắc mắc liệu viêm da tiếp xúc có tự khỏi không và cần làm gì để điều trị bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự hồi phục của viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe làn da. Bệnh viêm da tiếp xúc có tự khỏi...
Xem chi tiếtViêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...
Xem chi tiếtBình luận (27)
Nhưng thuốc có đắng lắm k bạn, bé nhà mk cũng 4 tuổi rồi nhưng sợ đắng lắm, mà da đầu bả thì đang nổi đỏ hết lên. Chả biết nên mua không
Cho mình hỏi là nếu dùng thuốc chữa viêm da nhất nam an bì thang thì có phải tránh makeup ko? Tại công việc mình thì hay đi gặp đối tác thường xuyên á
Dùng được chưa bác ơi viêm da chủ yếu là bị từ bên trong nữa. Nhưng dùng mỹ phẩm thì cũng phải chú ý dùng loại hỗ trợ chăm sóc da, không gây kích ứng và nên tham khảo các bác sĩ ở đây trước khi dùng nha, với lại hạn chế được hôm nào thì tốt hôm đấy
Bạn đã dùng thuốc này rồi à trong quá trình uống có cần lưu ý gì nhiều không?
Chỉ cần chú ý mấy điều căn bản như dùng thuốc đúng liều, đầy đủ. Không tự ý kết hợp với các loại thuốc khác. Ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ đúng giờ giấc là được. bạn cứ đi lấy thuốc đi là bác sĩ tự dặn dò à,hồi đó mình cũng đc dạn nhiều lắm nhưng không nhớ hết
Ai cho mình xin địa chỉ cụ thể cơ sở này ở hà nội được không, vs lại cho mình hỏi có chỗ để xe riêng cho ô tô ko?
Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội sđt: 092.842.1102. Ở đây có chỗ đậu xe nha, có gì bạn tố thì gọi người ta ra hỗ trợ
sẵn tiện ch oem hỏi chỗ này làm việc vào thời gian nào vậy? E ở xa nên muốn biết để tiện sắp xếp
Sẽ hay biết mấy nếu có bạn nào chữa bằng đông y ở NNYV rồi cho mình phản hồi :3 chứ mặt mình giờ như miếng cơm cháy tương ớt rồi, k dám đi đâu luôn
Mình dùng rồi nè bạn. Ban đầu lấy thuốc ở nhất nam y viện thì mình cũng không tin lắm đâu nghĩ là thuốc đông y thì cũng không trị được bao nhiêu cả. Ngày từ tháng đầu tiên mình cũng kiên trì uống thuốc đều đặn lắm nhưng hiệu quả thì không có chị cảm thấy người hơi khỏe lên một chút thôi, nhưng mà lỡ lấy thuốc rồi nên cũng khá nhuần tiếp qua đến tháng thứ hai thì các phép đỏ lại khoảng tầm 40% tinh chế ngứa rát cũng hiếm gặp. Qua đến tháng thứ ba thì mình bất ngờ hoàn toàn luôn ý hầu hết các nốt đỏ đều lặn sạch, làn da mịn màng hẳn Thậm chí còn mịn hơn ban đầu luôn.
Trời ơi làm gì mà để nặng dữ vậy mới tìm cách khám chữa, Nếu nhẹ thì mình còn chỉ cho mấy cách dân gian hiệu quả chứ nặng như vậy thì chịu thôi.
Bác nào Cho mình hỏi là thuốc nhất Nam An bì thang gì đó có chữa được cho con nít không, năm nay con mk 4 tuổi , dạo gần đây có triệu chứng quấy khóc và nổi đỏ khắp người
Dùng được cho con nít nhé, một tháng trước mình thấy con có triệu chứng của viêm da cơ địa nên đã đưa con đến trung tâm này khám, động cơ nhưng có Bà bạn Bảo uống thuốc cho bệnh viện cũng không hiệu quả mấy. Khoảng 2 tuần đầu tiên mình lấy thuốc về cho con uống thấy cũng không cải thiện nhiều lắm con chỉ biết khóc thôi, khỏi cần thứ ba thì các nốt đỏ có triệu chứng giảm, Bé nhà mình cũng không hay gãi mấy chỗ đó nữa nên cũng mừng. Bác sĩ bảo là kiên trì khoảng hai tháng nữa là dứt luôn. nhả vía nhả vía cho các mẹ có con bị viêm da nhé
Cho mình hỏi phí chữa bệnh là bao nhiêu vậy
Phí thuốc men, thuốc tắm hỗ trợ và tiền khám chữa là khoảng 3tr5-3tr8/ tháng nha. Cụ thể thì bạn hỏi bác sĩ nha
Nếu chữa cho trẻ em thì có rẻ hơn không tại mình thấy liều lượng của trẻ thì sẽ ít hơn
Giá chỉ chia theo mức độ bệnh và thời gian uống thuốc thôi chứ k theo độ tuổi nha, trẻ em vẫn có những trường hợp nặng cần sự dụng nhiều loại thảo dược hơn á
Mk từng tự trị viêm da bằng thuốc tím rồi nhưng ko hiệu quả được lâu, mà bôi cái đó thì lại bị xanh tím hết cả người, rất mất thẩm mỹ luôn ý nên giờ mình muốn thử cách khác. Có cao nhân nào khỏi bệnh r thì chỉ e vs
Bà thử uống trà hoa cúc 1 tháng, mỗi ngày khoảng 100ml kết hợp với bôi mật ong thử xem, tui làm thấy cũng giảm ngứa á, chứ uống thuốc thì kiểu gì chả có tác dụng phụ
Đồng ý với bác là mấy cách đó có hiệu quả nhưng chỉ tầm 2-3 tuần thôi à, với lại ai có bệnh nhẹ thì may ra, chứ bị nnwgj rồi thì chả có tác dụng đâu. Nếu muốn chữa chuyên sâu mà không có tác dụng phụ thì nên dùng đông y nha, bài thuốc Nhất Nam An bì thang ở trên bài viết cũng hiệu quả lắm đó, thấy bà bạn dùng 3 tháng mà đã hết khoảng 80% rồi
Có đảm bảo là không có tác dụng phụ khộng ạ, em bị dị ứng nặng kháng sinh nên cũng hơi sợ thử mấy thuốc lạ
Eo ôi trẻ con mà cũng có vụ bị viêm da vầy á? Con e mới được 7 tháng, mấy nay cũng bị nổi mấy nốt đỏ đỏ và quấy khóc, e tưởng bệnh về da bình thường nên chỉ mua thuốc sức cho con thôi, nay đọc bài viết này thấy hãi quá, chắc mai phải đưa con đi khám thôi
Đúng r chị ơi, khám càng sớm càng tốt chứ để lâu nó khó chữa lắm, cis chữa cx bị sẹo. Hồi con e nó mới đỏ nhẹ e đã xách đi bệnh viện rồi nhưng mà uống thuốc xong thì lâu lâu lại bị, thế e chuyển luôn sang Đông y, uống Nhất Nam An Bì Thang mới có 2 tháng là hết rồi
Nhưng thuốc có đắng lắm k bạn, bé nhà mk cũng 4 tuổi rồi nhưng sợ đắng lắm, mà da đầu bả thì đang nổi đỏ hết lên. Chả biết nên mua không
Thuốc này k đắng lắm đâu, toàn thảo dược nên thơm lắm, uống và lần là quên à. Ráng mua về dụ mấy bé uống cho khỏi chứ viêm da nguy hiểm lắm
Bác có rõ về thành phần thần dược liệu không, e có biết 1 chút về đông y nên muốn tìm hiểu kĩ rồi mua uống
Thành phần chính thì có mấy loại thảo dược như tang bạch bì, xuyên tâm liên, kinh giới, kim ngân hoa nha. Mình chữa hết liệu trình bên này từ 2 tháng trước rồi nên nhớ ko rõ, có gì bạn thm khảo đây ha