20 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Ai Cũng Nên Biết
Các phương pháp chữa viêm da cơ địa hiện nay chỉ có khả năng kiểm soát triệu chứng, tránh để bệnh trở nặng và gây ra biến chứng. Bởi viêm da cơ địa là bệnh rối loạn miễn dịch, có tính dai dẳng, rất khó để loại bỏ dứt điểm. Bệnh chỉ được cải thiện tốt khi chúng ta chủ động điều trị tích cực và đúng cách ngay từ đầu. Để biết đâu là biện pháp trị bệnh hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.
10 Mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu, thường gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát do da khô, nứt nẻ. Để cải thiện triệu chứng của bệnh cũng như làm dịu da nhanh chóng, các bạn có thể áp dụng ngay 10 mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà dưới đây. Lưu ý, những mẹo chữa này chỉ có thể mang lại hiệu quả tốt với những trường hợp bị bệnh nhẹ, da chưa có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc xuất hiện biến chứng.
Sử dụng chè xanh
Trong lá chè xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa như Epigallocatechin gallate (EGCG), Epicatechin gallate (ECG) cùng các Catechin và Polyphenol. Đây là những hoạt chất có khả năng làm sạch da, chống viêm, giảm ngứa và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục da. Được biết, chè xanh thường được dùng để làm lá tắm chữa viêm da cơ địa nhằm giảm cảm giác ngứa ngáy, sưng viêm hoặc kích ứng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi rồi cho vào nồi, bỏ thêm 2 lít nước và đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Đổ nước chè ra chậu lớn rồi pha thêm chút nước lạnh để nhiệt độ giảm xuống.
- Dùng nước chè xanh để tắm hoặc ngâm với vùng da cần được điều trị với tần suất 3 – 4 lần/tuần.
Đánh bay triệu chứng viêm da cơ địa với tỏi
Tỏi trong Y học cổ truyền được quy vào kinh can vị, tức có thể kháng viêm, chống khuẩn cũng như ngăn độc tố tích dưới da gây viêm. Trong nhiều nghiên cứu khoa học, người ta cũng tìm thấy nhiều hoạt chất chống oxy hóa, kháng khuẩn cũng như hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da như ajoene, allicin, phytonutrients,…
Chưa kể, tỏi còn có khả năng kích thích sản sinh collagen, bổ sung khoáng chất, giúp da khỏe mạnh. Đồng thời, hạn chế tình trạng khô da, bong tróc, ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân có hại nhờ acid amin và hợp chất lưu huỳnh.
Với mẹo chữa viêm da cơ địa với tỏi, bạn có thể áp dụng theo những cách sau:
Hướng dẫn thực hiện:
- Tỏi đen và bia: Chuẩn bị 1kg tỏi đã được bỏ vot, rửa sạch rồi để cho ráo. Cho tỏi vào hũ thủy tinh, bỏ thêm 1 lon bia vào hũ rồi ngâm trong 30 phút. Sau đó bạn cho hỗn hợp này vào lò vi sóng quay cho ấm và mỗi ngày dùng 3 tép tỏi.
- Tỏi mật ong: Cần chuẩn bị 200g tỏi đã được lột vỏ, rửa sạch. Cho tỏi và hũ thủy tinh, đổ mật ong ngập tỏi rồi đậy nắp ngâm trong 2 tuần. Sau 3 tuần, mỗi ngày bạn lấy mật ong ngâm tỏi ra uống 2 lần, mỗi lần dùng 1 thìa. Phần tép tỏi còn lại có thể dùng chà nhẹ lên da và chờ 15 phút sau vệ sinh lại da.
- Rượu tỏi: Sử dụng 2 – 3 củ tỏi, làm sạch, để ráo nước rồi cho vào bình thủy tinh ngâm cùng 1 lít rượu trắng trong 2 tuần. Khi đủ thời gian ngâm, bạn dùng rượu tỏi thoa lên vùng da bị tổn thương với lượng vừa đủ vào mỗi tối và lau sạch vào sáng hôm sau. Với những làn da nhạy cảm thì nên vệ sinh lại da ngay sau 15 – 20 phút thoa rượu tỏi.
Chữa viêm da cơ địa với lá trầu không
Do có chứa hàm lượng Polyphenol cao, nhất là catalase, superoxide effutase mà lá trầu không có thể thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, làm lành mô và phục hồi các tổn thương trên da. Ngoài ra còn có tinh dầu Eugenol – thành phần có khả năng sát trùng, kháng khuẩn nhằm tránh để vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Nhờ đó, lá trầu không thường được dân gian dùng để chữa viêm da cơ địa và một số bệnh lý khác như viêm da dị ứng, tổ đỉa, mề đay, á sừng,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi đã được rửa sạch và ngâm qua nước muối.
- Cho lá trầu vào nồi đun cùng 1 lít nước và 1 ít muối hạt.
- Đun nước sôi trong khoảng 5 phút để các tinh chất có trong lá hòa vào nước.
- Pha nước trầu với nước lạnh để hạ nhiệt độ và dùng nước này tắm.
- Trong khi tắm, bạn có thể dùng lá trầu để chà nhẹ lên vùng da bị viêm da cơ địa để loại bỏ tế bào chết cũng như làm giảm cảm giác ngứa.
- Thực hiện ngày 1 lần và duy trì thực hiện trong khoảng 1 tuần để đạt được hiệu quả tốt.
Dùng nha đam chữa viêm da cơ địa
Nha đam là nguồn cung cấp độ ẩm cho da, giúp làm dịu da và hạn chế tình trạng da khô, nứt nẻ, ngứa ngáy hiệu quả. Bên cạnh đó, nguyên liệu này cũng được đánh giá cao ở khả năng giúp da phục hồi các tổn thương, chống oxy hóa. Ngoài việc đắp gel da đam trị viêm da cơ địa thì bạn cũng có thể sử dụng nha đam để chế biến thành các món ăn thơm ngon, tốt cho sức khỏe.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nhánh nha đam, rửa sạch, bỏ vỏ bên ngoài, giữ lại phần gel bên trong.
- Lọc lấy phần gel nha đam rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị viêm da cơ địa sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ.
- Để gel nha đam trên da khoảng 20 phút thì vệ sinh lại da.
Chữa viêm da cơ địa với lá lốt
Nhờ có thành phần kháng khuẩn, giảm đau, kháng viêm như flavonoid, ancaloit, beta-caryophyllene, benzyl axetat,… mà lá lốt có thể giải quyết hiệu quả các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi, giã nát hoặc xay với 1 chút muối.
- Làm sạch da rồi bôi hỗn hợp lá lốt lên da và chờ trong 30 phút.
- Vệ sinh lại da, áp dụng kiên trì tuần 2 lần cho tới khi bệnh viêm da cơ địa được cải thiện.
Dùng mật ong
Đây là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng cân bằng ẩm, chống oxy hóa, chống viêm, giảm ngứa ngáy, thâm sạm rất tốt. Mật ong cũng góp phần vào quá trình phục hồi các mô tế bào bị tổn thương, giúp da nhanh chóng trở nên mịn màng, tươi tắn hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Vệ sinh vùng da cần điều trị rồi thoa trực tiếp mật ong lên da sau khi đã thấm khô nước.
- Dùng tay massage để mật ong thẩm thấu vào da hiệu quả và rửa lại với nước sạch sau 15 phút.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần cho tới khi bệnh viêm da cơ địa không còn khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Điều trị viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng
Đinh lăng nổi tiếng là vị thuốc dân gian có tính mát, có khả năng giải độc, giảm viêm, chống dị ứng, mụn nhọt, kháng khuẩn và làm lành mô da. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại lá này để cải thiện các vấn đề – triệu chứng mà bạn đang mắc phải khi bị viêm da cơ địa.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị lá đinh lăng, lá huyết dụ theo tỷ lệ 2:1.
- Rửa sạch 2 loại lá trên và cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước cho tới khi còn ⅓ thì tắt bếp.
- Để nước nguội bớt bạn dùng uống trực tiếp và kiên trì trong vài tuần cho tới khi có được kết quả khả quan.
Lá khế
Lá khế trong nhiều ghi chép có tính mát, thường được dùng để giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm và sát khuẩn. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy chúng có khả năng giảm ngứa, hạn chế mẩn đỏ nên thường được dùng trong điều trị các vấn đề da liễu như viêm da cơ địa.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nguyên liệu cần có gồm muối biển, 1 nắm lá khế tươi.
- Rửa sạch lá khế rồi vò nát, cho lá khế vào nồi đun với 1 chút muối.
- Chờ cho nước nguội, bạn dùng nước lá khế ngâm rửa vùng da bị bệnh và tận dụng phần lá còn lại chà nhẹ lên da.
- Bệnh sẽ được cải thiện tốt nếu bạn kiên trì thực hiện trong 1 tuần.
Mẹo dùng lá ổi
Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá ổi rất đơn giản. Mẹo chữa này sẽ giúp giải quyết tố tình trạng ngứa ngáy, loại bỏ triệu chứng viêm da cơ địa một cách tự nhiên. Đồng thời giúp chống oxy hóa, làm lành da, giúp da khỏe mạnh hơn trước các tác động xấu từ môi trường.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đầu tiên bạn cần rửa sạch 1 nắm lá ổi rồi cho vào nồi đun với lửa nhỏ trong 15 phút.
- Khi nước lá ổi nguội bớt, bạn dùng chúng để ngâm vùng da bị viêm da cơ địa trong khoảng 15 – 20 phút. Trong trường hợp vùng da bị viêm da cơ địa không thể ngâm rửa thì bạn dùng chúng để tắm.
- Việc kiên trì áp dụng mẹo chữa bệnh viêm da cơ địa tại nhà này vào mỗi buổi tối sẽ giúp bạn giảm ngứa và ngủ ngon hơn.
Sử dụng lá đơn đỏ trị viêm da cơ địa
Lá đơn đỏ hay còn gọi là đơn tướng quân là một dược liệu được trồng khá phổ biến. Chúng có chứa nhiều hoạt chất tự nhiên như coumarin, flavonoid, saponin, tanin,… giúp kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn phát triển làm lây lan bệnh trên diện rộng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá đơn đỏ, 1 thìa muối biển cùng 2 – 3 lít nước.
- Mang lá đơn đỏ rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng trong 10 phút.
- Đun sôi nước, bỏ lá đơn đỏ vào và đun thêm 5 phút rồi mới tắt bếp.
- Chờ nước nguội bớt, bạn ngâm vùng da bị viêm da cơ địa vào để điều trị.
7 thuốc chữa viêm da cơ địa hiệu quả nhất hiện nay
Các loại thuốc trị viêm da cơ địa thường cho hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi khi sử dụng nên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc điều trị cần có sự kê đơn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là danh sách 7 loại thuốc chữa viêm da cơ địa phổ biến nhất.
Dermovate Cream
Dermovate Cream là thuốc giúp làm giảm triệu chứng viêm, ngứa của bệnh vảy nến, viêm da cơ địa dai dẳng, viêm da dị ứng, lupus ban đỏ dạng đĩa, lichen phẳng và một số bệnh ngoài da khác không đáp ứng với steroid hiệu lực thấp hơn.
Thuốc Dermovate Cream được dùng tại chỗ cho những đối tượng là trẻ em trên 12 tuổi, người trưởng thành và người cao tuổi. Thuốc không đáp ứng với những trường hợp bị nhiễm khuẩn da, bệnh trứng cá đỏ, mụn trứng cá, ngứa quanh hậu môn – vùng sinh dục, ngứa nhưng không viêm, nhiễm virus, nhiễm nấm,…
Cách dùng Dermovate Cream khá đơn giản, bạn thoa một lớp kem mỏng lên vùng da cần điều trị và xoa nhẹ. Ngày thoa 1 – 2 lần và dùng liên tục trong 4 tuần cho tới khi bệnh được cải thiện. Sau đó, giảm số lần sử dụng Dermovate Cream hoặc chuyển qua điều trị bằng thuốc có hiệu lực thấp hơn.
Giá bán tham khảo: Khoảng 75.000 đồng/tuýp 15g.
Kẽm Oxide 10% chữa viêm da cơ địa
Được dùng để sát khuẩn và điều trị một số bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,… Cụ thể, Kẽm Oxide 10% có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm dịu tổn thương trên da, giảm ngứa ngáy, khó chịu do viêm da gây nên.
Kẽm Oxide 10% thường được bác sĩ kê đơn trong những trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị khô da, mắc bệnh về da do nhiễm khuẩn, viêm nhiễm da vùng hậu môn.
- Có vết bỏng nông.
- Người bị bệnh chàm, bệnh vảy nến, bệnh viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,..
- Chăm sóc, cải thiện vùng da bị cháy nắng, điều trị mụn trứng cá, hăm tã, vảy da đầu, vết côn trùng cắn,…
- Cải thiện da nhờn, nấm da, chốc da,…
- Làm giảm tình trạng ngứa ngáy ngoài da hay loét giãn tĩnh mạch,…
Để điều trị viêm da cơ địa, bạn dùng Kẽm Oxide 10% thoa ngoài da ngày 2 – 3 lần. Người bệnh có thể sử dụng Kẽm Oxide 10% với một lớp mỏng trên da cùng một số chế phẩm khác như Glycerol, ichthammol,…
Giá bán tham khảo: Khoảng 23.000 đồng/tuýp 15g.
Benzoyl Peroxide
Loại thuốc bôi này thường được chỉ định dùng trong trường hợp bị viêm da cơ địa từ nhẹ tới trung bình. Benzoyl Peroxide giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm, làm giảm hiện tượng bong tróc, dày sừng trên da.
Ngoài ra, Benzoyl Peroxide còn được sử dụng nhiều trong điều trị mụn kéo dài, trị viêm nang lông và một số bệnh viêm da khác. Để cải thiện tình trạng viêm da cơ địa, bạn chỉ cần dùng Benzoyl Peroxide 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, việc dùng thuốc có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó bạn cần che chắn da và sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.
Giá bán tham khảo: Khoảng 30.000 – 50.000 đồng/tuýp tùy theo dạng hàm lượng cụ thể.
Trị viêm da cơ địa với Gentrisone
Khi nhắc tới các loại thuốc chữa viêm da cơ địa, Gentrisone chính là gợi ý mà bạn không nên bỏ qua. Nhờ có thành phần Betamethasone dipropionate có trong Gentrisone mà thuốc có khả năng ức chế tổng hợp một số chất trung gian gây viêm như cytokine, leukotriene, prostaglandin. Đồng thời giúp làm giảm sự phóng thích histamin từ tế bào mast.
Clotrimazole trong cytokine, leukotriene, prostaglandin cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm. Từ đó làm phá hỏng hàng rào thấm trong màng tế bào của nấm, làm ức chế quá trình tổng hợp ergosterol,… Trong khi đó, Gentamicin sulphate lại đóng vai trò như kháng sinh giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Gentrisone không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, người bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Trường hợp đang mang thai, đang cho con bú, người bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch, đối tượng bị mắc bệnh đái tháo đường, bệnh dạ dày, suy thận đều cần có sự chỉ định của bác sĩ mới được phép dùng thuốc này.
Tùy theo tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định bạn bôi Gentrisone ngày từ 1 – 3 lần hoặc hơn. Chỉ dùng Gentrisone để bôi một lớp mỏng lên da và xung quanh khu vực bị thương, tránh dùng ở vùng mặt, mũi hoặc miệng. Lưu ý cần rửa tay cả trước và sau khi thoa thuốc Gentrisone để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Giá bán tham khảo: 16.000 – 20.000 đồng/sản phẩm.
Kem bôi chữa viêm da cơ địa Korcin
Đây là dược phẩm do Công ty cổ phần Dược Hậu Giang Việt Nam sản xuất. Kem bôi Korcin được dùng để chữa các bệnh ngoài da như chàm da nhiễm khuẩn, viêm da tiếp xúc, viêm nang lông, chốc lở, viêm da cơ địa,…
Korcin có chứa 2 thành phần chính là Chloramphenicol và Dexamethasone. Trong đó, Chloramphenicol giúp ức chế protein, kháng khuẩn, diệt khuẩn ở nồng độ cao. Còn Dexamethasone được hấp thu rất tốt ngay tại vị trí sử dụng nhằm chống dị ứng, chống viêm và làm ức chế hệ miễn dịch.
Trước khi dùng Korcin, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng, cách dùng để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn. Theo đó, bạn cần vệ sinh tay, vùng da cần điều trị với nước ấm rồi dùng khăn sạch lau khô trước khi thoa thuốc. Chỉ thoa một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị, xoa nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu vào da và rửa lại tay với nước. Ngày dùng Korcin 2 – 3 lần và không sử dụng quá 7 ngày.
Giá bán tham khảo: Khoảng 15.000 đồng/tuýp.
Thuốc uống Metasone
Viên nén Metasone thuộc nhóm Glucocorticoid có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng cũng như điều trị những trường hợp có đáp ứng với corticoid. Với thành phần hoạt chất chính là Betamethason, Metasone thường không gây trữ muối, nước, phù nề, có tăng huyết áp nhưng không đáng kể.
Do đó, Metasone sẽ được chỉ định dùng cho trường hợp bị hen phế quản, sốc phản vệ, viêm khớp dạng thấp, viêm bì cơ, lupus ban đỏ toàn thân, rối loạn viêm da, viêm da cơ địa, viêm loét ruột kết, thiếu máu huyết tán và một số bệnh lý khác.
Metasone được dùng theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng 2 viên/lần, ngày 3 lần uống. Với trẻ từ 12 tuổi trở lên, chỉ dùng ⅔ liều dùng của người trưởng thành. Để biết thêm chi tiết bạn xem trong tờ giấy hướng dẫn hoặc tham vấn ý kiến từ bác sĩ.
Giá bán tham khảo: 65.000 đồng/hộp 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc bôi Hydrocortison
Đây là một loại corticoid được tiết ra từ tuyến vỏ thượng thận thuộc nhóm Glucocorticoid. Hydrocortison dùng để chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa cũng như ức chế hệ miễn dịch. Thuốc có nhiều dạng bào chế như dạng kem, dạng lotion, gel, thuốc mỡ hay hỗn dịch tiêm,…
Được biết, Hydrocortison cream thường được dùng trong điều trị các vấn đề ngoài da, chẳng hạn như viêm da cơ địa, eczema cấp và mãn tính. Thuốc chữa viêm da cơ địa Hydrocortison dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ với liều tham khảo là 2 – 3 lần mỗi ngày. Khi các dấu hiệu của bệnh được cải thiện tốt, bạn giảm liều xuống 1 – 2 lần/ngày. Lưu ý thời gian dùng thuốc Hydrocortison không quá 2 tuần, sau 2 tuần mà bệnh không thuyên giảm thì chuyển qua sử dụng thuốc khác theo chỉ định từ bác sĩ.
Giá bán tham khảo: 35.000 đồng/tuýp.
Trên đây là danh sách những cách chữa viêm da cơ địa được nhiều người áp dụng. Tùy theo tình trạng bệnh lý, yếu tố cơ địa của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn cách chữa phù hợp. Tốt nhất bạn nên tới bệnh viện thăm khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ để trị bệnh một cách an toàn, đạt hiệu quả tốt.
Đừng Bỏ Lỡ:
Array
Khi bạn hoặc người thân gặp vấn đề về viêm da cơ địa, việc tìm kiếm một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín và hiệu quả tại Hà Nội là vô cùng quan trọng. Với sự phát triển của Y học hiện đại, Hà Nội có nhiều cơ sở y tế chuyên khoa da liễu, từ các bệnh viện lớn đến các phòng khám tư nhân, sẵn sàng cung cấp dịch vụ chăm sóc da liễu toàn diện. Vậy, khám viêm da cơ địa ở đâu Hà Nội là tốt nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu...
Xem chi tiếtViêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải, từ triệu chứng ngứa ngáy đến viêm nhiễm da. Với những người mắc bệnh này, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng và duy trì sức khỏe làn da. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là "viêm da cơ địa có được ăn cá không?". Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cá và tình trạng viêm...
Xem chi tiếtTiêm vắc xin là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tuy nhiên người bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không là vấn đề cần được chú ý. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khả năng tiêm phòng cho người bị viêm da cơ địa, các yếu tố cần xem xét và biện pháp an toàn để đảm bảo hiệu quả của vắc xin. Bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không? Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở nhiều đối...
Xem chi tiếtBệnh viêm da cơ địa có lây không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi đây là căn bệnh mãn tính với những biểu hiện điển hình như da khô, ngứa, mẩn đỏ kèm mụn nước,... Theo đó, hiểu rõ về tính lây nhiễm của viêm da cơ địa không chỉ giúp người bệnh yên tâm hơn mà còn giúp cộng đồng có cái nhìn đúng đắn và tránh được sự kỳ thị không đáng có. Để giải đáp cho vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Tổ hợp Y tế Cổ...
Xem chi tiếtViêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Việc quản lý chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh. Một vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm đó là bị "viêm da cơ địa có ăn được thịt vịt không?". Bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu chi tiết về câu hỏi này để bạn dễ dàng xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!