Người Bệnh Bị Nổi Mề Đay Có Được Nằm Quạt Không?
Nổi mề đay là một vấn đề da liễu, gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho người bệnh. Để có thể chấm dứt tình trạng này, người bệnh sẽ cần phải kiêng khem nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Vậy nếu vào mùa hè nóng bức, người bệnh nổi mề đay có được nằm quạt không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, để xem liệu việc nằm quạt có thể gây tác động gì tới tình trạng nổi mề đay hay không.
Tư vấn nổi mề đay có được nằm quạt không?
Nổi mề đay, còn được gọi ngứa mề đay, là một triệu chứng da liễu phổ biến tại nước ta, đặc biệt vào mùa hè oi bức. Đây là tình trạng ngứa, xuất hiện đốm đỏ hoặc phồng tại vùng da tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích thích. Nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ nhiều yếu tố như cơ địa và hệ miễn dịch của cơ thể. Tình trạng phát bệnh và biểu hiện bệnh trên từng đối tượng cũng có thể khác nhau.
Thông thường, khi bị mề đay, người bệnh sẽ cảm thấy cảm giác ngứa ngáy, châm chích và nóng rát ở da. Để làm dịu bớt đi cơn khó chịu, nhiều người bệnh thường có xu hướng ngồi quạt, điều hòa, tắm nước lạnh hay chườm đá,…. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, khi bị nổi mề đay thì chúng ta cần phải kiêng gió và tránh nước. Vậy khi nổi mề đay có được nằm quạt không?
Theo các chuyên gia về da liễu, sở dĩ nói nổi mề đay cần tránh gió là theo quan niệm của Đông y. Đông y chỉ ra rằng, mề đay là bệnh lý khi cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt, dẫn đến huyết nhiệt. Hay nói cách dễ hiểu hơn, nguyên nhân gây bệnh chính là nhiễm gió, nhiễm nước lạnh kết hợp cơ địa quá mẫn cảm. Tuy nhiên, việc người bệnh phải kiêng gió khi mề đay chỉ áp dụng trong trường hợp nổi mề đay do dị ứng thời tiết, dị ứng với môi trường. Vì lúc này, cơ thể dễ nhạy cảm và dễ phản ứng quá mẫn với các tác nhân nhiệt độ và gió hơn.
Ngược lại, trong trường hợp nổi mề đay không phải dị ứng thời tiết, thì việc kiêng gió và kiêng nước không quá cần thiết. Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần hạn chế ra ngoài, tránh cho da tiếp xúc với khói bụi và các tác nhân gây bệnh như lông động vật, phấn hoa,… Việc kiêng gió và kiêng nước quá nghiêm ngặt sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị bí bách, tích tụ mồ hôi và bụi bẩn khiến mề đay phát triển nặng hơn. Không những thế, nhiều trường hợp còn xuất hiện bội nhiễm, nhiễm trùng da mức độ nặng.
Tóm lại, nổi mề đay có được nằm quạt không, các chuyên gia khẳng định là có thể. Tuy nhiên, với những trường hợp mề đay do thời tiết thì nên hạn chế tiếp xúc với gió trực tiếp. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần kiêng khem đúng phương pháp để nhanh chóng hồi phục.
Xem Thêm: Nổi mề đay có kiêng gió không? Cần lưu ý gì khi điều trị
Sử dụng quạt như nào khi bị nổi mề đay
Như đã phân tích, người nổi mề đay có thể dùng quạt. Tuy nhiên, phải dùng như nào cho chính xác? Dưới đây là một số chú ý khi sử dụng quạt cho người bệnh để đảm bảo sức khỏe:
- Không nên bật mức gió mạnh nhất, chỉ nên để gió nhẹ nhàng vừa đủ mát.
- Không để hướng gió từ quạt phả trực tiếp vào người. Thay vào đó, bạn nên để quạt ở chế độ quay và bật kèm cùng điều hòa.
- Nếu khu vực tồn tại nhiều vi khuẩn và bụi bẩn thì không nên bật quạt. Bởi chúng có thể bị hút vào quạt và thổi vào người. Đồng thời cũng cần đảm bảo vệ sinh quạt trước khi sử dụng.
- Giữ khoảng cách hợp lý giữa quạt và vùng da bị nổi mề đay. Không nên đặt quạt quá gần da vì luồng gió mạnh có thể gây kích thích da và làm tăng tình trạng ngứa.
- Mỗi người có cơ địa và phản ứng da khác nhau, vì vậy hãy theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi sử dụng quạt. Nếu có dấu hiệu tăng ngứa hoặc tổn thương nghiêm trọng hơn, hãy ngừng sử dụng quạt và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ.
Đừng Bỏ Lỡ: Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng Không Ngứa Có Đáng Lo Ngại Không?
Lưu ý chăm sóc cơ thể khi bị nổi mề đay
Khi bạn bị nổi mề đay, việc chăm sóc cơ thể một cách đúng cách có thể giúp làm giảm ngứa, khó chịu và giữ cho làn da của bạn được thoải mái hơn. Dưới đây là một số lưu ý về việc chăm sóc cơ thể khi bị nổi mề đay:
- Vệ sinh da thường xuyên: Tắm hàng ngày bằng nước ấm và sử dụng sữa tắm dịu nhẹ. Tránh sử dụng nước quá nóng vì nó có thể làm tăng tình trạng ngứa. Chọn các sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt, không chứa chất tạo màu hoặc chất tẩy rửa mạnh bởi có thể làm tăng tình trạng ngứa. Đồng thời, người bệnh có thể sử dụng sữa dưỡng da và kem dị ứng khi cần. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế tắm quá lâu, vì nước ấm có thể làm khô da, tăng tình trạng ngứa.
- Không gãi: Tuyệt đối tránh gãi vùng da bị ngứa, bởi trong móng tay có thể có vi khuẩn, khi gãi sẽ làm xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Tránh tác nhân kích thích: Tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích thích như ánh nắng mặt trời mạnh, quần áo thô cứng, hóa chất gây dị ứng.
- Uống nước đủ: Giữ cho cơ thể luôn đủ nước bằng cách duy trì đủ lượng nước hàng ngày. Điều này giúp cung cấp đủ độ ẩm cho da từ sâu bên trong.
- Sử dụng kem chống ngứa: Nếu được chỉ định bởi bác sĩ, bạn có thể sử dụng kem chống ngứa dựa trên chỉ dẫn để giảm tình trạng khó chịu.
- Sử dụng quần áo mềm: Nên sử dụng quần áo mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt để không tác động nên làn da, đồng thời giúp cơ thể mát mẻ, thông thoáng.
- Tham khảo bác sĩ: Nếu tình trạng nổi mề đay không được kiểm soát hoặc tồi tệ hơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ và điều trị thích hợp.
Qua bài viết này chúng tôi đã giúp độc giả lý giải vấn đề nổi mề đay có được nằm quạt không. Việc sử dụng quạt cần được thực hiện một cách cẩn thận và thông minh. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp chăm sóc da đúng cách, kiểm soát tác nhân kích thích và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Xem Thêm:
Array
Sau khi sinh bị nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt do thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, nhiều người lo lắng liệu nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không. Ở bài viết dưới đây, chuyên gia da liễu sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề này, đồng thời tư vấn một số lưu ý ngăn ngừa nổi mề đay cho những bà mẹ bỉm sữa, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Nổi...
Xem chi tiếtMề đay mãn tính là một tình trạng da liễu phổ biến nhưng không kém phần phức tạp, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc trưng bởi các nốt sần, mảng đỏ và ngứa kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Mề đay mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, câu hỏi "mề đay mãn tính có chữa được không?" được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...
Xem chi tiếtNổi mề đay là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Câu hỏi "nổi mề đay HIV có ngứa không?" luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân. Hiểu rõ về triệu chứng này không chỉ giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của mình mà còn giúp họ tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân gây ngứa khi nổi mề đay do...
Xem chi tiếtNổi mề đay là tình trạng da bị kích ứng, gây ra các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng phù, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là liệu bị nổi mề đay có được ra gió không? Việc hiểu rõ tác động của gió và các yếu tố môi trường đến tình trạng nổi mề đay là rất quan trọng để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe da và giảm bớt khó chịu. Bài viết này của Tổ hợp Y tế Cổ...
Xem chi tiếtMề đay là tình trạng da phổ biến ở trẻ em gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người truyền tai nhau phương pháp tắm lá dược liệu để chữa mề đay cho trẻ. Liệu cách thức này có thực sự hiệu quả hay không? Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Những vấn đề này sẽ được chuyên gia Da Liễu tại Bệnh Viện Quân Dân 102 giải đáp trong bài viết sau. Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu hiệu quả không? Nổi mề đay ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng đều gây...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!