Sỏi thận kiêng gì? – Thực đơn từ bác sĩ chuyên khoa
Sỏi thận kiêng gì và nên ăn gì? Là vấn đề mà bất cứ người bệnh nào cũng cần nắm rõ. Cùng theo dõi những thông tin trong bài viết này để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Từ đó hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, giúp bệnh nhanh khỏi.
Chế độ ăn uống của người bị sỏi thận cần chú ý gì?
Sỏi thận xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng, lâu dần tích tụ thành các tinh thể rắn (sỏi). Thông thường, những viên sỏi nhỏ sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể khi đi tiểu tiện.Tuy nhiên, một số sỏi lớn bị giữ lại trong thận, niệu quản, bàng quang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Theo các bác sĩ, chế độ ăn uống là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình điều trị sỏi thận. Nó tác động trực tiếp đến nồng độ khoáng chất có trong nước tiểu. Từ đó có thể ức chế hoặc thúc đẩy quá trình hình thành sỏi thận. Người bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì cũng cần tuân thủ các nguyên tắc:
- Cân bằng các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin, chất xơ
- Tránh thực phẩm có nhiều oxalat, đạm và kali
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối, đường
- Không dùng bia rượu, chất kích thích.
Sỏi thận kiêng gì?
Sỏi thận kiêng gì để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, vừa ngăn ngừa và hỗ trợ hòa tan sỏi thận. Dưới đây là các thực phẩm tác động tiêu cực quá trình điều trị:
Sỏi thận kiêng gì? – Chất đạm
Chất đạm làm tăng lượng axit, canxi và photpho trong nước tiểu. Đây đều là những chất hình thành sỏi thận.
Do đó, người bệnh chỉ nên ăn tối đa 200g/ngày thức ăn giàu chất đạm. Tiêu biểu có thể kể đến là thịt gia cầm, thịt đỏ như lợn, bò, cừu…
Thực phẩm chứa oxalate
Oxalate là chất có nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, khi ăn nhiều thực phẩm chứa oxalate, bạn sẽ đối mặt với nhiều vấn đề sỏi thận. Vì thế, người bị sỏi thận nên kiêng các thực phẩm như socola, cà phê, các loại đậu, rau bina…
Người bị sỏi thận kiêng gì? – Đường và thức ăn ngọt
Trong bánh kẹo, trái cây chứa nhiều fructose hay saccharose. Đây là hai chất làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Bên cạnh đó, nó còn làm tăng đường huyết và dễ mắc bệnh tiểu đường.
Sỏi thận kiêng gì? – Thực phẩm nhiều kali
Lượng kali có trong máu làm tăng áp lực lên thận. Từ đó, quá trình đào thải tinh thể sỏi thận ra ngoài bị giảm đi. Nếu nhắc đến sỏi thận kiêng gì thì không thể thiếu thực phẩm nhiều kali. Người bệnh không nên ăn bơ, chuối, khoai…
Muối
Từ xa xưa, ông bà ta đã truyền tai nhau “ăn mặn ở thận”. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh được điều này. Dù có bị sỏi thận hay không thì người bệnh cũng không nên ăn mặn. Người bình thường chỉ nên ăn dưới 3g/ngày. Với người bị sỏi thận thì nên kiêng tuyệt đối hoặc ăn cực ít.
Tinh bột
Tinh bột là thực phẩm chứa hàm lượng oxalat rất cao. Do đó, người bị sỏi thận nên kiêng ăn bánh ngọt, pizza, bánh quy. Bạn có thể tham khảo các món ăn như yến mạch, gạo lứt…
Sỏi thận kiêng gì? – Thức ăn nhiều dầu mỡ
Đây là không chỉ là nguyên nhân gây ra sỏi thận mà còn rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch, máu nhiễm mỡ. Hãy thay các món xào rán bằng món luộc để đảm bảo sức khỏe.
Sỏi thận có kiêng rượu không?
Theo các chuyên gia, rượu hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Do đó, sỏi thận có kiêng rượu không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, đối với bia thì nếu biết điều chỉnh lượng vừa đủ thì lại tốt cho sức khỏe. Bởi bia được lên men từ lúa mạch. Men tự nhiên trong bia có tác dụng ngăn ngừa chất vôi lắng đọng hình thành sỏi thận. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, nếu người bệnh uống 0,5 lít bia/ngày thì có thể giảm được lên đến 40% nguy cơ bệnh sỏi thận.
Tuy nhiên, nhìn chung đồ uống có cồn và rượu nói riêng là thực phẩm mà bất kỳ ai cũng nên hạn chế. Chúng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Rượu gây ra những tác động tiêu cực như:
- Làm tăng nồng độ axit có trong nước tiểu.
- Suy giảm chức năng thận, từ đó việc đào thải chất độc và cặn dư thừa bị ảnh hưởng. Nếu uống nhiều bia rượu có thể làm tổn thương thận vĩnh viễn.
- Tạo điều kiện để sỏi phát triển, kích thước to hơn
- Tác động tiêu cực đến gan, mật, tim mạch và hệ tiêu hóa. Người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ tai biến, đột quỵ nguy hiểm.
Do đó, sỏi thận có kiêng rượu không thì câu trả lời là nên kiêng tuyệt đối. Ngoài ra, bạn không nên hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
Sỏi thận kiêng gì? – Hoa quả sấy khô
Hoa quả sấy khô chứa rất nhiều bazơ oxalic. Đây là chất giúp sỏi phát triển nhanh. Do đó, người bệnh nên hạn chế thực phẩm này, đặc biệt là chuối.
Sỏi thận có nên ăn trứng?
Bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? Trứng có tác động thế nào đến sỏi thận? Đây là câu hỏi mà bất cứ người bệnh nào cũng đều quan tâm đáp án.
Trứng là thực phẩm rất lành tính và cực kỳ bổ dưỡng. Trong trứng chứa nhiều canxi, kali, magie, protein, vitamin A, B, D và omega-3… Đây đều là những chất cần thiết đối với sự phát triển của con người. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, người bị sỏi thận nên hạn chế ăn trứng. Đặc biệt đối với trường hợp sỏi acid uric thì phải loại bỏ trứng ra khỏi bữa ăn hàng ngày.
Nguyên nhân là do trứng chứa nhiều protein. Khi đó, lượng citrate – chất ngăn ngừa sỏi thận suy giảm. Sỏi có cơ hội hình thành mới và phát triển to hơn. Bên cạnh đó, protein nhiều làm tăng cholesterol và acid uric trong máu. Theo báo cáo khoa học, 1 quả trứng có 186mg cholesterol. Do đó, người bị sỏi thận cần hạn chế tối đa thực phẩm này đặc biệt là trứng vịt lộn.
Sỏi thận kiêng gì? – Thực phẩm chứa chất purin
Các thực phẩm chứa chất purin như cá khô, tôm khô, lạp xưởng, mắm, lòng động vật… Nó làm tăng acid uric trong nước tiểu, từ đó hình thành sỏi thận.
Bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi?
Rau mồng tơi có lượng chất dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi không? Theo các bác sĩ, với loại thực phẩm này người bệnh nên hạn chế tuyệt đối. Bởi rau mồng tơi có lượng axit oxalic, purin cao. Hai chất này chuyển hóa thành axit uric, làm tăng canxi oxalate trong nước tiểu. Khi đó, sỏi thận to lên và hình thành nhiều viên mới.
Người bị sỏi thận ăn gì thì tốt?
Người bệnh không chỉ phải nắm rõ sỏi thận kiêng gì mà còn phải biết được những thực phẩm nào hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Cụ thể, thực đơn của người bị sỏi thận nên bổ sung các đồ ăn sau:
Thực phẩm chứa nhiều canxi
Nhiều người cho rằng cần hạn chế canxi bởi sẽ làm hình thành sỏi. Tuy nhiên quan niệm này không chính xác. Bởi nếu không hấp thụ được canxi, cơ thể sẽ mất cân bằng và lượng oxalate tăng lên làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, thiếu canxi gây ra các bệnh về xương như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, loãng xương. Do đó, việc bổ sung các thực phẩm như sữa, bơ, hạt chia, cải ngồng… là cực kỳ cần thiết.
Bác sĩ chỉ yêu cầu kiêng canxi trong trường hợp sỏi thận tái phát nhiều lần do đa canxi niệu. Lúc này, người bệnh nên ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.
Thực phẩm nhiều vitamin A và vitamin B6
Vitamin A và B6 có tác dụng giảm kết tủa sỏi oxalate cực kỳ tốt. Từ đó, quá trình đào thải chất dư thừa diễn ra nhanh chóng hơn.
Người bị sỏi thận nên ăn thực phẩm giàu vitamin A như gan, cà rốt, ớt chuông, khoai lang…. Và những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 là cá hồ, cá ngừa, cá tuyết, gạo nguyên cám, các loại đậu…
Sỏi thận nên ăn gì? – Trái cây tươi
Trong trái cây chứa nhiều hoạt chất citrate có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận hình thành. Do đó, người bệnh nên ăn nhiều hoa quả hơn. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày.
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của cơ thể. Nó còn giúp hấp thụ nhiều canxi và hạn chế hàm lượng oxalate. Vì vậy, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như cá biển, sữa, lòng đỏ trứng….
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có trong bắp cải, cần tây, ớt chuông, ngũ cốc nguyên cám… hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn rất tốt. Từ đó, áp lực cho hệ tiêu hóa và bài tiết giảm xuống, ngăn ngừa sỏi thận hình thành.
Bổ sung đủ nước
Nước lọc rất cần thiết cho người bị sỏi thận. Bởi nước đóng vai trò là chất hòa tan khoáng chất và cặn bã bên trong cơ thể cũng như hỗ trợ đào thải chúng ra ngoài dễ dàng. Các viên sỏi nhỏ sẽ bị nước bào mòn dần và biến mất.
Do đó, uống đủ nước không chỉ giúp phòng tránh bệnh mà còn giảm tác hại của sỏi thận với cơ thể. Do đó, người bệnh cần duy trì uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Đồ uống tốt cho người bị sỏi thận
Ngoài việc uống nước lọc, người bệnh có thể bổ sung nước và các chất có lợi cho cơ thể bằng cách sử dụng các thức uống như:
- Trà thảo mộc như húng quế, trà gừng… giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố dễ dàng
- Nước ép hoặc rượu táo – thức uống chứa nhiều acid citric. Chúng giúp hòa tan sỏi thận trong cơ thể.
- Nước ép dứa có thể bào mòn và hỗ trợ quá trình đào thải sỏi thận. Tuy nhiên, dứa chứa nhiều vitamin C nên bạn cần thận trọng khi uống để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
- Nước chanh kết hợp dầu oliu. Trong chanh chứa lượng acid citric dồi dào có thể hòa tan sỏi thận. Dầu oliu có tác dụng như chất bôi trơn để đưa sỏi ra ngoài dễ dàng.
- Nước ép lựu là thức uống chống oxy hóa, giảm lượng acid trong nước tiểu. Từ đó, ngăn chặn quá trình hình thành sỏi thận.
Những thông tin trên đây đã giúp bạn có câu trả lời chính xác cho vấn đề sỏi thận kiêng gì. Từ đó, bạn có thể xây dựng thực đơn để hỗ trợ quá trình điều trị một cách hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cần duy trì lối sống khoa học, thường xuyên tập thể dục thể dao. Đừng quên thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín định kỳ hàng năm để phát hiện các bệnh lý từ giai đoạn khởi phát.
ArrayMổ sỏi thận ở đâu tốt nhất là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Đây là tâm lý dễ hiểu khi mà ca phẫu thuật sẽ có tỷ lệ thành công cao nếu được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, bệnh viện nào đáp ứng được tất cả những yếu tố đó thì không phải ai cũng biết. Mổ sỏi thận ở đâu tốt nhất? Top địa chỉ uy tín Khi sỏi phát triển tới mức quá lớn, bệnh nhân có thể được chỉ định mổ sỏi thận. Bệnh...
Xem chi tiết“Bị sỏi thận uống gì cho hết?” Thắc mắc của rất nhiều người bệnh đang gặp tình trạng bệnh lý này. Bổ sung nước hàng ngày cũng là một biện pháp cải thiện triệu chứng bệnh sỏi thận rất hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Tìm hiểu 10 loại nước đơn giản, dễ thực hiện ngay trong bài viết dưới đây. Bệnh sỏi thận - tình trạng cặn bã, chất thải dư thừa tích lũy tại thận hình thành dạng hạt, dạng viên tồn tại trong thận, đường tiết niệu,...Nguyên nhân chính của bệnh lý này là do...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!