Sỏi thận uống bia được không? Lưu ý từ chuyên gia Tiết Niệu
Sỏi thận uống bia được không là câu hỏi nhiều bệnh nhân đặt ra. Việc uống bia thường xuyên với mức độ quá nhiều sẽ khiến cơ thể có nguy cơ sỏi thận cao hơn. Đối với bệnh nhân sỏi thận, bên cạnh việc kiêng bia, các đồ uống có ga thì cần bổ sung nhiều nước, trái cây, rau củ để cân bằng lượng axit trong cơ thể.
Tác dụng của bia đối với bệnh sỏi thận
Bia là một loại đồ uống chứa cồn, được sản xuất từ quá trình lên men hạt ngũ cốc thông thường là lúa mạch. Với bia được làm từ lúa mạch, nếu bổ sung ở mức độ vừa phải thì đây là thức uống tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh lợi ích của bia đối với người bị bệnh sỏi thận.
Sỏi thận có được uống bia? Người bị sỏi thận ở mức độ trung bình và nặng tuyệt đối không nên uống bia thường xuyên. Uống bia quá nhiều có thể làm tăng nồng độ axit trong nước tiểu. Uống bia quá mức còn khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Cụ thể, một vài tác hại của bia đối với bệnh sỏi thận:
- Suy giảm chức năng thận: Tiêu thụ quá nhiều bia thường xuyên sẽ gây hại đến thận. Thận là cơ quan có nhiệm vụ lọc các cặn dư thừa, chất độc hại, thúc đẩy các chất thải ra ngoài bằng đường tiểu. Do đó, khi uống nhiều bia sẽ khiến khả năng lọc nước tiểu của thận bị giảm. Điều này khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
- Ảnh hưởng đến chức năng duy trì nước của thận: Thận còn có chức năng quan trọng trong việc duy trì lượng nước ở trong cơ thể. Khi uống bia, sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng duy trì lượng nước, khiến cơ thể bị mất nước. Từ đó dẫn đến hình thành sỏi thận.
- Khiến sỏi thận phát triển: Đặc tính của bia là chất lợi tiểu vì bia có tính háo nước. Uống bia quá nhiều khiến cơ thể có triệu chứng khô cổ, khát nước và đi vệ sinh nhiều hơn. Chính điều này tạo cơ hội thuận lợi để sỏi phát triển, gây ra tác động xấu đến chức năng thận.
- Làm tổn thương thận cấp tính: Uống nhiều bia sẽ làm lượng cồn trong máu tăng cao đến mức nguy hiểm. Tình trạng này thường xuyên có thể dẫn đến tổn thương thận cấp tính. Nguy hiểm hơn có thể tổn thương thận vĩnh viễn. Thận bị ảnh hưởng, chất thải không được lọc, bệnh nhân phải được lọc máu cho đến khi hoạt động của thận bình thường trở lại. Không những vậy, bệnh nhân còn mất nhiều thời gian và kinh phí để hồi phục.
- Nguy hại đến các cơ quan khác: Uống bia thường xuyên còn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng khác của cơ thể. Không chỉ thận, gan, mật, tim mạch và hệ tiêu hoá cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Từ đó dẫn đến tăng nguy cơ tai biến, nghiêm trọng có thể đột tử.
THAM KHẢO THÊM:
Sỏi thận uống bia được không?
Bia được liệt vào danh sách những chất kích thích có hại cho sức khỏe. Vậy sỏi thận uống bia được không? Người bệnh sỏi thận không nên uống bia, trong thời gian điều trị bệnh cần kiêng tuyệt đối.
Trong bia có hàm lượng purin chất cao, chất hoá học này có thể thể gây ra sỏi acid uric trong thận. Chất purin thường được đào thải khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Việc uống bia khiến hàm lượng chất này trong nước tiểu tăng cao, có thể tích tụ acid uric dẫn đến sỏi thận.
Một trong những yếu tố hình thành sỏi thận là do mất nước. Trong khi đó, bia lại có tác dụng lợi tiểu, cơ thể thải nước ra liên tục dẫn đến nồng độ ure cao, gây ra sỏi crystal. Bên cạnh đó, uống nhiều bia cũng làm tăng cân nhanh, dễ gây ra tình trạng béo phì. Mà béo phì cũng là một yếu tố hình thành nên sỏi thận.
Câu trả lời cho câu hỏi: “Sỏi thận uống bia được không?” là có. Khi uống quá nhiều bia cũng sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Khi huyết áp cao, sẽ gây căng thẳng lên các mạch máu nhỏ của thận, ngăn chặn hoạt động của thận.
Vậy nếu bị sỏi thận uống bia có tốt không? Thực tế, nếu sử dụng bia trong thời gian dài, sẽ gây áp lực cho thận, khiến thận làm việc quá sức. Từ đó làm suy giảm chức năng thận, khiến nguy cơ hình thành sỏi thận gia tăng. Vì vậy, bị sỏi thận uống bia là không tốt và nên tránh.
Một số lưu ý cho bệnh nhân sỏi thận
Ngoài việc băn khoăn đặt ra câu hỏi: “Sỏi thận uống bia được không?”, bệnh nhân cũng nên ăn uống khoa học. Bởi một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần phòng ngừa sỏi thận, giảm các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh việc kiêng bia thì bệnh nhân sỏi thận cũng cần kiêng đồ uống chứa cồn, chất kích thích.
Ngoài ra, cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, rèn luyện thể chất, tăng sức đề kháng cho cơ thể như sau:
- Uống đủ nước mỗi ngày, nên uống từ 2 – 3 lít nước để có một cơ thể khỏe mạnh.
- Hạn chế lượng muối, đường trong bữa ăn hàng ngày nhằm ngăn ngừa hình thành các viên sỏi thận 5 ly, thậm chí lớn hơn.
- Hạn chế những thức ăn có thành phần dễ hình thành sỏi thận. Tránh những thực phẩm giàu mỡ, cholesterol.
- Không nên nhịn tiểu lâu, khi có nhu cầu cần giải quyết ngay.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ trong trái cây, rau củ.
- Tăng sức đề kháng bằng cách vận động thể dục, thể thao.
Qua bài viết, hy vọng độc giả đã có lời giải đáp cho câu hỏi: “Sỏi thận uống bia được không?”. Đối với người đang có bệnh lý thì bia là một thực phẩm cần hạn chế, thậm chí là kiêng kị. Bên cạnh đó, người bệnh sỏi thận cần kiểm soát, chữa trị bệnh bằng những phương pháp phù hợp chủ động điều trị sớm để tránh bệnh thêm nặng, gây ra biến chứng nguy hiểm.
ArrayXEM THÊM BÀI VIẾT:
Mổ sỏi thận ở đâu tốt nhất là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Đây là tâm lý dễ hiểu khi mà ca phẫu thuật sẽ có tỷ lệ thành công cao nếu được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, bệnh viện nào đáp ứng được tất cả những yếu tố đó thì không phải ai cũng biết. Mổ sỏi thận ở đâu tốt nhất? Top địa chỉ uy tín Khi sỏi phát triển tới mức quá lớn, bệnh nhân có thể được chỉ định mổ sỏi thận. Bệnh...
Xem chi tiết“Bị sỏi thận uống gì cho hết?” Thắc mắc của rất nhiều người bệnh đang gặp tình trạng bệnh lý này. Bổ sung nước hàng ngày cũng là một biện pháp cải thiện triệu chứng bệnh sỏi thận rất hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Tìm hiểu 10 loại nước đơn giản, dễ thực hiện ngay trong bài viết dưới đây. Bệnh sỏi thận - tình trạng cặn bã, chất thải dư thừa tích lũy tại thận hình thành dạng hạt, dạng viên tồn tại trong thận, đường tiết niệu,...Nguyên nhân chính của bệnh lý này là do...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!